Định hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu 1_ TRAN QUOC VINH_Toan Van (Trang 139)

5. Kết cấu luận án

5.2. Định hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định

5.2.1. Quan điểm phát triển chăn nuôi đại gia súc

Tận dụng tối ưu các tiềm năng, lợi thế, huy động tối đa các nguồn lực, để phát huy vai trò của ngành chăn nuôi ĐGS trong nông nghiệp Bình Định, phát triển chăn nuôi ĐGS theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ tốt môi trường, phát triển chăn nuôi ĐGS góp phần tăng trưởng chung của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng cao về số lượng, chất lượng cho tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Áp dụng quy trình quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại trong chăn nuôi, gia trại, trang trại công nghiệp, giết mổ và chế biến công nghiệp để nâng cao giá trị sản

phẩm chăn nuôi ĐGS và vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Chuyển dần từ hình thức chăn nuôi ĐGS nhỏ lẻ, phân tán ở hộ gia đình sang chăn nuôi trang trại, gia trại với quy mô hợp lý gắn với công nghệ tiên tiến là việc làm cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng kiểm soát dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn với bảo vệ môi trường và an toàn sinh học.

Từng bước nhân rộng mô hình chăn nuôi ĐGS liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng, gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật công nghệ với đổi mới tổ chức quản lý sản xuất - kinh doanh, giữa phát triển chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ gắn với xây dựng nông thôn mới.

Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi ĐGS theo hướng trang trại, gia trại - công nghiệp, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi ĐGS theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới và công nghệ cao.

Xây dựng hệ thống giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi ĐGS tập trung, theo hướng giảm số lượng cơ sở, tăng quy mô công suất cho một cơ sở gắn liền với đổi mới dây chuyền thiết bị đồng bộ, công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

Chăn nuôi ĐGS phải đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát và khống chế có hiệu quả các dịch bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi, Trước hết là dịch lở mồm long móng gia súc, dịch bệnh lợn tai xanh, xây dựng và công nhận một số vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

5.2.2. Định hướng phát triểnĐịnh hướng chung Định hướng chung

Phát triển chăn nuôi ĐGS trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái trong tỉnh để phát triển toàn diện, bền vững theo chuỗi giá trị, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và đối xử nhân đạo với vật nuôi đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Phát triển ngành chăn nuôi ĐGS theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ gắn với chăn nuôi truyền thống. Đồng thời Nâng cao sức cạnh tranh của chăn nuôi ĐGS trên cơ sở ứng dụng nhanh khoa học và chuyển giao công nghệ, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ 4.0.

Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động trong ngành chăn nuôi ĐGS phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

Định hướng cụ thể:

Chăn nuôi lợn: Phát triển nhanh quy mô đàn lợn theo phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại - công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, đồng thời phát triển chăn nuôi lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ ở một số địa phương miền núi.

Chăn nuôi bò: Tăng nhanh tỷ lệ đàn bò lai, phát triển ở quy mô thích hợp, quan tâm đến chất lượng con giống phù hợp với đặc điểm về khí hậu thời tiết, ứng dụng quy trình công nghệ chăn nuôi tiên tiến, để nâng cao năng suất sản phẩm, đảm bảo đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi, ưu tiên phát triển ở các huyện miền núi, trung du có điều kiện về đất đai để chăn thả, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại.

Chăn nuôi trâu: Phát triển ở quy mô thích hợp với đặc điểm về khí hậu thời tiết, ứng dụng quy trình công nghệ chăn nuôi tiên tiến, để nâng cao năng suất sản phẩm. Khuyến khích phát triển theo phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại.

Chăn nuôi dê: Tăng nhanh số lượng, ưu tiên phát triển ở các huyện miền núi, trung du có điều kiện về đất đai để chăn thả, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại.

5.2.3. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2025, chăn nuôi ĐGS của tỉnh thuộc nhóm các địa phương có trình độ phát triển khá cao của Việt Nam; phần lớn phát triển theo phương thức gia trại, trang trại chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu sản phẩm chăn nuôi.

Về tốc độ tăng trưởng GTSX chăn nuôi ĐGS từ 2021 -2025 tăng bình quân khoảng 9% năm

- Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng đến đến năm 2025 chiếm trên 35- 40% (hiện là hơn 26%)

Mục tiêu cụ thể: (1)Về số lượng đàn:

Đến năm 2030 tổng đàn đại gia súc sẽ là: Đàn trâu là trên 25 ngàn con

Đàn bò đạt và duy trì mức 340 - 350 ngàn con

Trong đó: tỷ lệ bò lai đạt 80%, duy trì đàn bò vàng địa phương (bò đặc sản) 20%

Đàn dê đạt 20-25 ngàn con

Đàn lợn khoảng hơn 1,1 triệu con.

(2) Về sản lượng sản phẩm chăn nuôi

- Thịt bò: khoảng 50.000 tấn - Thịt trâu: khoảng 6000 tấn

- Thịt heo: khoảng 150-160 ngàn tấn - Thịt dê: Khoảng 2000 tấn

- Heo nuôi trang trại và gia trại: 90 -95% - Bò nuôi trang trại và gia trại: 40-45%

5.3. Hàm ý về giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định

5.3.1. Hàm ý về giải pháp liên quan tới nội dung phát triển

Thứ nhất, muốn tăng nhanh quy mô kinh tế trong chăn nuôi ĐGS cần phải điều chỉnh lại quy hoạch phát triển phù hợp với nguồn lực của địa phương và nhu cầu thị trường. Tập trung hình thành các vùng chuyên canh lớn theo hướng vừa cải tạo vừa duy trì chăn nuôi con đặc sản giống địa phương, phải chú trọng không chỉ tập trung năng lực chăn nuôi mà cả năng lực cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ, giết mổ và chế biến bảo quản. Sự cân đối hài hòa cần phải được xác định ngay từ khâu quy hoạch và các chính sách kèm theo. Phát triển chăn nuôi ĐGS theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ tốt môi trường và góp phần tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Đặt vấn đề xây dựng quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi ĐGS trọng điểm cần phải xem đây như là sự cụ thể hoá quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi và quy hoạch phát triển đàn đại gia súc của tỉnh. Quy hoạch phải đảm bảo vừa bổ sung, vừa có thể phát huy giữa các ngành chăn nuôi ĐGS, điều chỉnh bổ sung này còn nhằm đảm bảo sự thống nhất hài hoà và nâng cao hiệu quả của quy hoạch tổng thể và quá trình phát triển chăn nuôi, từ đó sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển chung của nông nghiệp nông thôn (chẳng hạn như vấn đề xử lý phân rác do chăn nuôi với môi trường), mặt khác sẽ nâng cao hiệu quả của các công trình đầu tư khác như đường xá, hệ thống cung cấp điện.

Từ đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm ĐGS nói riêng cũng như điều kiện tiêu thụ các sản phẩm này có thể đưa ra nguyên tắc để xây dựng quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi ở tỉnh Bình Định như sau: Phát triển chăn nuôi ĐGS tập trung theo hướng CNH: từ nuôi đến mua gom, chế biến thịt và tiêu thụ ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng lao động, đất đai, khí hậu.

Như vậy, vùng chăn nuôi bò trọng điểm bao gồm các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, An Nhơn và Hoài Nhơn, Vùng chăn nuôi lợn trọng điểm bao gồm Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Hoài Ân, Phù Cát, An Nhơn, với vùng quy hoạch các huyện này bảo đảm thực hiện phát triển vùng sản xuất tập trung chuyên canh hàng hóa lớn, thuận lợi cho thu mua chế biến. Quy mô vùng trọng điểm chiếm khoảng 80% tổng đàn và vùng ngoài trọng điểm ở các huyện còn lại là 20% tổng đàn, việc duy trì quy mô như vậy cho khu vực này là phù hợp vì: thứ nhất, khu vực này có lượng phụ phẩm nông nghiệp khoảng 100 ngàn tấn, cộng với diện tích quy hoạch 200 ha và diện tích rừng và ruộng sau thu hoạch có thể chăn thả sẽ đủ thức ăn và thứ hai là phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất của nông dân của khu vực.

Với các huyện trong vùng trọng điểm nên duy trì quy mô hiện có và tăng chút ít, trọng tâm là nâng cao chất lượng vì với quy mô hiện có việc giải quyết cỏ cho chăn nuôi hiện đang là vấn đề khó khăn, hiện nay ngoài phụ phẩm nông nghiệp, diện tích đồng cỏ trồng rất không đáng kể, vẫn phải mua cỏ và thức ăn xơ từ các huyện khác và chăn thả tự nhiên trên diện tích rừng, đồng ruộng sau thu hoạch và vùng đất cỏ hoang. Các huyện còn lại chú trọng vừa tăng quy mô với tốc độ khoảng

5% năm, điều này có thể thực hiện trên cơ sở các liên kết liên doanh giữa người chăn nuôi với nhau.

Thứ hai, duy trì xu hướng thay đổi cơ cấu nhưng cần thiết có sự điều chỉnh phù hợp nhằm bảo đảm tính bền vững của ngành chăn nuôi ĐGS, trước hết cần ưu tiên hình thành vùng chuyên canh để bảo đảm các yếu tố nguồn lực cần thiết cho phát triển nhưng cũng cần phát huy thế mạnh của các vùng tuy không có điều kiện để thực hiện sản xuất tập trung nhưng có tiềm năng lớn để duy trì giống trâu, bò, lợn địa phương thuần chủng, con đặc sản có chất lượng thịt ngon phù hợp với thị trường, đi cùng với đó là bảo đảm một cơ cấu chăn nuôi phù hợp giữa các khâu, cần thiết xây dựng thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý sản phẩm ĐGS địa phương và thân thiện với môi trường, Cần thiết phải bảo đảm cân đối giữa tổng đàn và khả năng cung ứng dịch vụ và thức ăn cho chăn nuôi.

Thứ ba, điều chỉnh cách thức huy động và sử dụng nguồn lực tập trung nâng cao chất lượng phát triển lấy năng suất và hiệu quả làm mục tiêu, cụ thể dành quỹ đất thích hợp để bảo đảm nguồn thức ăn sạch kết hợp tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi, trồng cỏ thâm canh với những giống cho năng suất cao là một trong những cách giải quyết tốt nhất đối với những vùng khan hiếm đất đai hoặc những vùng mà việc sử dụng đất còn kém hiệu quả. Hình thành các doanh nghiệp cung cấp thức ăn gia súc dựa trên khai thác phụ phẩm nông nghiệp địa phương gắn với tiêu chuẩn sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà nước cần đầu tư thích đáng cũng như khuyến khích xã hội hóa và áp dụng nhiều hơn hình thức kết hợp công tư cho các công trình hạ tầng chăn nuôi, đặc biệt là hạ tầng chế biến và bảo quản sản phẩm giết mổ. Cần có giải pháp để cải thiện và nâng cao chất lượng lao động chăn nuôi đại gia súc trên cơ sở phát triển và cải thiện chất lượng đào tạo nghề, công tác khuyến nông và thú y. Áp dụng quy trình quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại trong chăn nuôi, gia trại, trang trại công nghiệp, giết mổ và chế biến công nghiệp để nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thứ tư, những năm tới cần tập trung phát triển chăn nuôi dựa trên gia trại, trang trại chuyên môn hóa, chuyển dần từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán ở hộ gia đình sang chăn nuôi trang trại - gia trại với quy mô hợp lý đối với một số loại

vật nuôi thế mạnh của tỉnh với công nghệ tiên tiến, là việc làm cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng kiểm soát dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn với bảo vệ môi trường và an toàn sinh học. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại - công nghiệp, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới và công nghệ cao. Từng bước nhân rộng mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng, gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật công nghệ với đổi mới tổ chức quản lý sản xuất - kinh doanh, giữa phát triển chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ gắn với thị trường. Kêu gọi và tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp lớn đầu tư và làm chủ trì cho chuỗi liên kết chăn nuôi ĐGS theo hướng khép kín từ đầu vào tới đầu ra, tỉnh có thể kêu gọi và mới các công ty lớn như Vissan Việt Nam đầu tư vào tỉnh, Công ty sẽ hỗ trợ đầu vào như giống, thú y và thức ăn cùng quy trình chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm qua hệ thống nhà máy đặt tại Bình Định, với tiềm lực tài chính công ty sẽ bảo đảm chuỗi liên kết hiệu quả nhất.

5.3.2. Hàm ý về giải pháp nhằm phát huy yếu tố tích cực và khắc phục, hạn chế các tác động tiêu cực chế các tác động tiêu cực

Thứ nhất, phát huy tốt tiềm năng lao động theo cả quy mô và chất lượng sẽ tạo ra sự phát triển chăn nuôi ĐGS của tỉnh bền vững hơn, muốn như vậy phải tăng cường lao động nhưng gắn liền với nâng cao chất lượng lao động chăn nuôi ĐGS. Không chỉ tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn thì nâng cao chất lượng công tác khuyến nông và thú ý cũng có ý nghĩa lớn.

Thứ hai, muốn phát triển chăn nuôi ĐGS thì nhất thiết phải huy động thêm nguồn đầu tư vào ngành này, nhất là muốn theo hướng áp dụng công nghệ cao. Một mặt tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi đổi mới mô hình tổ chức sản xuất từ hộ sang trang trại và doanh nghiệp để huy động đầu tư thì có thể tạo điều kiện khơi thông nguồn lực từ trong dân như đất đai và ngay chính từ số lượng đàn gia súc để vay vốn. Tuy nhiên vẫn cần nguồn đầu tư từ nhà nước cho các công trình hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp nói chung và chăn nuôi ĐGS nói riêng.

Kinh nghiệm thực tế ở Việt Nam đã cho thấy chính quyền đã giải quyết cho người nuôi vay ưu đãi đã thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi ĐGS. Vì thế đây là một kênh vốn lớn không thể thiếu cho phát triển chăn nuôi, nhưng vấn đề là phải sử dụng nguồn vốn ưu đãi cho đầu tư phát triển của ngân sách có hiệu quả. Hiện nay cần thiết phải hoàn thiện cơ chế và chính sách ưu đãi vốn từ nguồn đầu tư phát triển, chẳng hạn: thứ nhất: cần phân biệt vay vốn cho chăn nuôi ĐGS với thực hiện các

Một phần của tài liệu 1_ TRAN QUOC VINH_Toan Van (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w