Cách thức tổ chức:

Một phần của tài liệu 3_HoangVanTrung_VH1401 (Trang 38 - 40)

2. Lễ hội Chọi Trâu xưa và nay:

2.2.6. Cách thức tổ chức:

Lễ hội chọi trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Từ ngày mùng một đầu tháng các vị cao niên trong làng đã làm ra

lễ tế thần Điểm Tước ở đình Tổng (có gắn với tục tế thuỷ thần). Sau đây là cách thức tổ chức của lễ hội chọi trâu - Đồ Sơn

* Phần lễ:

Các hoạt động thuộc về phần lễ là một trong không khí linh thiêng trang trọng rực rỡ cờ lọng. Mở đầu nghi lễ là đám rước các trâu chọi của các làng vào khu của mình. Người rước trâu thần phải tắm rửa để thanh khiết. Họ phải mặc áo dài, thắt lưng đỏ, đội nón lá dừa. Đi đầu đám rước là một kiệu lớn do 12 trai đinh vạm vỡ khiêng. Hai chàng trai đi hai bên kèm dẫn mỗi con trâu. Họ mặc đồng phục cũng rực lên một màu đỏ toàn thân, khăn áo quần, thắt lưng tay cũng cầm cờ đỏ.

Múa cờ được gọi là nghi thức “Mở trận” cho hai con trâu thần vào xới đua tài. Múa cờ được gắn liền với lễ ra quân của quận Nguyễn Hữu Cầu trước giờ xuất trận. Ở tầng vô thức của con người, nghi thức múa cờ gắn với đời sống những người dân chài nơi biển cả, cầu xin thần gió phù hộ cho thuyền bè cưỡi sóng vượt ra khơi. Các hoạt động thuộc về phần lễ hội chọi trâu đến đấy được coi như kết thúc nhường chỗ cho phần hội của lễ hội.

* Phần hội:

Phần hội diễn ra vào ngày chính hội (9/8) với nhiều hoạt động mang bản sắc dân tộc. Điệu múa khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai làng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo trong những âm thanh của trống, la thanh. Với màn múa cờ, những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng, có lúc đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến, thể hiện sự dũng cảm của con người chống chọi với biển khơi.

Sau màn trình diễn trống và múa cờ là tiếng loa của già làng bắt đầu trận đấu. Hai trâu lao thẳng vào nhau theo thế hổ lao, đầu đối đầu, sừng đối sừng. Cả đấu trường lặng đi một lúc rồi lại ầm ào lên như một nồi nước sôi.

Cuộc tỉ thí diễn ra quyết liệt kéo dài đến 5, 10 phút, có khi hàng giờ mới kết thúc. Người ta cổ vũ, vỗ tay, reo hò và nín thở...

Một phần của tài liệu 3_HoangVanTrung_VH1401 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w