Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc lợn con theo mẹ

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn của công ty nam việt (Trang 45 - 47)

Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, cắt đuôi.

* Đỡ đẻ lợn con

- Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra.

- Vuốt hết dịch vùng đầu và mặt, vỗ nhẹ vào thân để kích thích hô hấp. - Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn.

- Cầm lợn con và dây buộc rốn, thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,5 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn iod.

- Cho lợn con vào lồng úm, nhiệt độ ô úm từ 33 - 35oC

- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

* Thao tác mài nanh, cắt đuôi cho lợn con:

Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành bấm nanh, cắt đuôi, tiêm kháng sinh.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện chăm sóc đàn lợn con theo mẹ

Công việc

Đỡ đẻ lợn mẹ Mài nanh, cắt đuôi

Kết quả bảng 4.4 có thể thấy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con, em đã thực hiện đỡ đẻ cho 77 con lợn nái, kết quả an toàn là 97,4%. Có 2 con lợn nái liệt chân, nên khi đẻ xong đã bán loại. Công việc việc mài nanh, cắt đuôi thực hiện được 2.197 con, kết quả đạt an toàn 100%. Sau khi thực hiện mài nanh cắt đuôi em sử dụng Vetrimoxin LA để tiêm cho lợn con để tránh nhiễm trùng. Lợn con sau khi sinh ra phải mài nanh luôn nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú, cũng như tránh việc lợn con cắn nhau, ít chảy máu và làm giảm stress cho lợn con. Nếu trong quá trình mài nanh bị gãy hoặc bị mẻ thì lợn con rất dễ bị nhiễm liên cầu khẩu hoặc E.coli nên khi mài cần mài từ từ và dứt khoát. Lợn con 3 ngày tuổi được phòng thiếu máu bằng chế phẩm Prolongal, cho uống cầu trùng bằng chế phẩm Diacoxin.

Khi thao tác trên lợn con em đã rút ra được một số kinh nghiệm như: Đỡ đẻ phải thao tác nhanh để không làm lợn con đau đớn, kêu la gây ảnh hưởng tới con nái đang đẻ, lợn con buộc dây rốn phải chắc vì một số trường hợp em buộc chưa chắc sau khi cắt dây rốn máu còn chảy thành tia, lợn con bị mất máu nhiều. Khi mài nanh, cắt đuôi phải tiến hành nhẹ nhàng vì lợn con còn rất nhỏ và yếu, nên tiến hành bấm nanh, cắt đuôi ngay sau khi đẻ 1 ngày vì nếu bấm

nanh, và cắt đuôi quá muộn thì lợn con dễ mất máu nhiều, vết thương khó lành hơn và lợn con quá to gây khó khăn cho việc cố định.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn của công ty nam việt (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w