Đáp án các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho bài “protein”

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh qua các câu hỏi thực tiễn phần “thành phần hóa học của tế bào” – sinh học 10, cơ bản (Trang 25 - 27)

“protein”

Câu hỏi Đáp án

Câu 1: Trong đời sống hàng

ngày các loại thực phẩm nào chứa prôtêin?

Thực phẩm có chứa prôtêin là: thịt, cá,

trứng, sữa, đậunành…

Câu 2: Tơ nhện, tơ tằm, sừng

trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều

được cấu tạo từ prôtêin nhưng

- Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi pôlipeptit quyết định tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.

chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích hiện tượng trên.

- Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn mặc dù đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính là do chúng khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi pôlipeptit.

Câu 3: Vì sao khi nấu canh cua

(giã nhỏ cua lọc lấy nước), ta

thấy có hiện tượng đông tụ

từng mảng nổi trên mặt nước nồi canh?

Khi giã cua, các tế bào bị vỡ giải phóng

prôtêin hoà tan trong nước. Khi nấu canh,

nhiệt độ cao làm prôtêin bị biến tính do thay đổi cấu trúc không gian gây ra hiện tượng đông tụ từng mảng.

Câu 4: Vì sao phải ăn prôtêin

từ nhiều loại thức ăn khác nhau?

Trong cấu trúc prôtêin có 20 loại axit amin khác nhau, trong số đó có 10 loại axit amin mà cơ thể người không thể tự tổng hợp được (axit amin không thay thế) mà phải nhận từ các nguồn thức ăn khác nhau. Do vậy, chúng ta cần ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại axit amin cho cơ thể.

Câu 5: Để tránh suy dinh

dưỡng, vì sao bác sĩ khuyên

thanh thiếu niên đang ở độ tuổi

trưởng thành không nên ăn chay (chỉ ăn thức ăn có nguồn gốc từ thực vật) trong thời gian dài?

Do thức ăn có nguồn gốc từ thực vật chứa

hàm lượng các axit amin không thay thế thấp

hơn thức ăn có nguồn gốc từ động vật nên ăn chay trường sẽ không cung cấp đủ các axit amin không thay thế cho cơ thể.

Câu 6: Tại sao có người không

uống được sữa?

Vì người đó không có enzim phân giải đường lactozo (đường sữa) thành đường đơn (glucozo) nên cơ thể không hấp thụ được.

Câu 7: Tại sao khi ăn thịt, cá,

người ta thường chấm vào nước mắm giấm hoặc chanh thì thấy ngon và dễ tiêu hóa hơn?

Vì trong nước mắm giấm hoặc chanh có axit, mà trong môi trường axit, protein của cá hoặc thịt dễ phân hủy hơn nên khi chấm thấy ngon và dễ tiêu hóa hơn.

Câu 8: Tại sao một số vi sinh

vật sống ở suối nước nóng

100OC mà protein không bị

biến tính?

Vì protein của các vi khuẩn này có cấu trúc đặc biệt có khả năng chịu nhiệt độ cao nên mặc dù ở nhiệt độ 100OC, protein vẫn không bị biến tính.

PHỤ LỤC 2:GIÁOÁN MẪU

Tiết 4 - Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

* KT nội môn sinh học

- Học sinh phải nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào. - Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng.

- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hoá của nước.

- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào.

* KT liên môn: Thông qua chủ đề các em khắc sâu thêm các kiến thức bộ môn

sau:

- KT môn hóa học

+ Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống. + Nêu được các thành phần hóa học của tế bào.

+ Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hoá của nước.

- Môn Vật lí: Nêu được các tính chất vật lí của nước.

- Kiến thức bảo vệ môi trường: bảo vệ nguồn nước (thói quen sử dụng tiết

kiệm tài nguyên nước, giữ nguồn nước trong sạch) giúp đa dạng sinh học.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trình bày nội dung trước nhóm, tổ, lớp.

- Kĩ năng quan sát tranh, phân tích, tìm hiểu nội dung. - Kĩ năng làm việc độc lập với SGK.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục thói quen sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ

nguồn nước, giữ nguồn nước trong sạch.

- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Giúp học sinh yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh qua các câu hỏi thực tiễn phần “thành phần hóa học của tế bào” – sinh học 10, cơ bản (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)