Chiến lƣợc phát triển từng bộ phận của trƣờng trung cấp Kinh tế – Kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc ninh đến năm 2025 (Trang 100 - 112)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Hoạch định chiến lƣợc phát triển Trƣờng trung cấp Kinh tế kỹ thuật Bắc

4.2.3. Chiến lƣợc phát triển từng bộ phận của trƣờng trung cấp Kinh tế – Kỹ

4.2.3.1. Phát triển đào tạo

* Mục tiêu phát triển đào tạo

Xây dựng Trƣờng Trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật Bắc Ninh là một trƣờng nghề đào tạo đa ngành, đa hệ, đảm bảo có chất lƣợng đào tạo cao ngang tầm với các trƣờng TC, CĐN danh tiếng khác trong cả nƣớc. Đào tạo với phƣơng châm phục vụ theo nhu cầu xã hội và đáp ứng với xu thế hội nhập quốc tế.

* Hình thức, cấp, ngành nghề đào tạo

- Về hình thức đào tạo

Đào tạo theo hình thức tập trung, đào tạo liên thông, liên kết đào tạo với các trƣờng CĐN nổi tiếng cùng lĩnh vực trong nƣớc.

- Về cấp đào tạo

Thứ nhất, trong giai đoạn đến năm 2025: Đào tạo ở 2 trình độ là trung cấp và sơ cấp đạt trình độ chuẩn quốc gia đối với ba nghề trọng điểm là Kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng và quản trị khách sạn hƣớng tới đạt chuẩn khu vực.

Thứ hai, giai đoạn từ năm 2026 về sau: Đào tạo ở 3 trình độ là trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề đạt trình độ chuẩn khu vực đối với bốn nghề trọng điểm là Kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng, quản trị khách sạn và Điện công nghiệp và hƣớng tới đạt chuẩn quốc tế.

- Về ngành đào tạo

Phát triển trƣờng là cơ sở đào tạo đa ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật cho ngành Công nghiệp và Du lịch. Các ngành mở thêm đƣợc dựa trên tiêu chí theo nhu cầu lao động của xã hội. Nhà trƣờng nỗ lực thực hiện các chức năng chủ yếu nhƣ đào tạo nghề, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hoạt động đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho xã hội, các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo.

- Về nội dung chƣơng trình đào tạo

Bên cạnh việc xây dựng chƣơng trình đào tạo theo chƣơng trình khung của Bộ Lao Động – Thƣơng binh và Xã hội, Nhà trƣờng thiết kế nội dung chƣơng trình đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chƣơng trình đào tạo đƣợc thẩm định từ hai phía là cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.

* Kế hoạch tuyển sinh của trường giai đoạn 2018 - 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lƣợng cao cho địa phƣơng và xã hội, phù hợp xu hƣớng phát triển chung của nhà trƣờng, trong giai đoạn 2018- 2025, Trƣờng Trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật Bắc Ninh đã xây dựng kế hoạch tuyển sinh mới đối với các ngành và hệ đào tạo của nhà trƣờng, đảm bảo đạt tỷ lệ trong tổng nhu cầu cần đào tạo nghề của tỉnh là 15%

năm 2018 đến 20% năm 2020 và 25% vào năm 2025, Số còn lại do các trƣờng CĐN và TCN của tỉnh thực hiện. Cụ thể kế hoạch tuyển sinh của trƣờng đƣợc thể hiện qua bảng 4.21.

Bảng 4.21. Dự kiến kế hoạch tuyển sinh mới giai đoạn 2018 - 2025

Đơn vị tính: Ngƣời TT Hệ đào tạo Thực hiện 2018 2019 2021 2023 2025 So sánh (%) 19/18 21/19 23/21 25/23 1 Cao đẳng - - - - 200 - - - - 2 Trung cấp 540 580 640 690 720 107,4 110,3 107,8 104 3 Sơ cấp 450 450 480 500 500 100 106,7 104,2 100 4 Bồi dƣỡng ngắn hạn 250 250 300 350 350 100 120 117 100

5 Liên thông cao

đẳng - - - - 100

-

- - -

6 Liên kết đào tạo 50 150 150 150 150 300 100 100 100

Tổng số 1280 1430 1570 1690 2020 111,7 109,7 107,6 119,5

Nguồn số liệu: Tính toán của tác giả

Bảng 4.21 cho thấy rằng tổng số HS – SV dự kiến tuyển sinh mới qua các năm giai đoạn 2018 - 2025 sẽ liên tục tăng, cụ thể: Số tuyển mới của năm 2019 là 1430 (trong đó hệ trung cấp 580 HS – SV tăng so với năm 2018 là 540 HSSV = 7,4%). Đến năm 2025, tuyển mới 2020 HS – SV đã tăng so với năm 2018 là 1280 HSSV tốc độ tăng bình quân quy mô tuyển sinh giai đoạn 2009- 2015 là 7,1%/năm, trong đó hệ sơ cấp tăng 5,9%/ năm , bậc trung cấp tăng 4,7%/năm.

Cũng qua kết quả tổng hợp cho thấy, hệ đào tạo trung cấp liên tục tăng và dần khẳng định mục tiêu chính của nhà trƣờng, thể hiện qua năm 2018 chỉ tiêu tuyển mới là 540 SV(chiếm khoảng 54,5% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp, sơ cấp năm 2018) dự kiến năm 2025 là 720 SV (chiếm 59% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp, sơ cấp của cả năm ).

Đồng thời, nhà trƣờng vẫn tiếp tục tuyển sinh mới hệ đào tạo hệ sơ cấp với các mã ngành trƣờng đang đào tạo. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh đối với hệ sơ cấp có xu hƣớng tăng, giảm không đáng kể qua các năm nhƣng có xu hƣớng duy trì ổn định trong giai đoạn 2018 – 2025. Cụ thể, năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh mới là 450 HS (chiếm 43,7% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp, sơ cấp của cả năm) và đến năm 2025 là 600 HS (chiếm 42,9% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp, sơ cấp của cả năm).

* Kế hoạch phát triển quy mô đào tạo

Từ nhu cầu nguồn nhân lực của cả nƣớc, khu vực nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng trong những năm tới, với thực trạng và mục tiêu phát triển của nhà trƣờng, chiến lƣợc phát triển quy mô đào tạo trong giai đoạn 2018 – 2025 đƣợc thể hiện bảng 4.22.

Bảng 4.22. Dự kiến quy mô phát triển đào tạo giai đoạn 2018 - 2025

Đơn vị tính: Ngƣời TT Hệ đào tạo Thực hiện 2018 Dự kiến 2019 2021 2023 2025 19/18 21/19 23/21 25/23 1 Cao đẳng - - - - 200 - - - - 2 Trung cấp 853 1120 1240 1355 1430 131,3 110,7 109,3 105,5 3 Sơ cấp 450 450 480 500 500 100 106,7 104,2 100 4 Bồi dƣỡng ngắn hạn 250 250 300 350 350 100 120 117 100

5 Liên thông cao đẳng - - - - 100 - - - -

6 Liên kết đào tạo 95 300 300 300 300 315,7 100 100 100 Tổng số 1648 2120 2320 2505 2880 128,6 109,4 108 115

Nguồn số liệu: Tính toán của tác giả

Bảng 2.22 cho thấy rằng tổng mức tuyển sinh mới đã có ảnh hƣởng đến quy mô đào tạo chung của trƣờng.

Trong giai đoạn 2018 – 2025, quy mô đào tạo của bậc trung cấp luôn có xu hƣớng tăng lên qua các năm. Song do đặc điểm đào tạo nghề trong lĩnh vực

nguồn nhân lực trong lĩnh vực Công nghiệp, du lịch nên nhiệm vụ đào tạo bậc sơ cấp và đào tạo ngắn hạn vẫn đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm không thể coi nhẹ, vì vậy tỷ lệ học sinh sơ cấp và đào tạo ngắn hạn bồi dƣỡng kiến thức du lịch dành cho các giáo viên mầm non ngày càng phát triển. Cụ thể quy mô đào tạo của hệ bồi dƣỡng ngắn hạn năm 2018 là 250 học viên đã tăng lên bình quân đến 350 học viên vào năm 2025. Đối với quy mô đào tạo hệ trung cấp và liên kết đào tạo có sự tăng không đáng kể nhƣng xu hƣớng chung vẫn tăng, do đó tổng quy mô học sinh, sinh viên trong toàn trƣờng đã tăng trong suốt giai đoạn 2018 – 2025. Cụ thể, tổng quy mô HS–SV toàn trƣờng năm 2018 là 1648 HS–SV đã tăng lên đến 2880 HS–SV vào năm 2025, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn là 6,2%/năm, trong đó trung cấp tăng 5,2%/năm.

4.2.3.2. Phát triển nghiên cứu khoa học

Để nâng cao chất lƣợng đào tạo theo mục tiêu chiến lƣợc đã vạch ra, trong những năm tới Trƣờng Trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật Bắc Ninh chủ trƣơng tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học theo các định hƣớng sau:

Năng cao vị trí và vai trò hoạt động của nghiên cứu khoa học để hoạt động này thực sự trở thành một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của trƣờng.

Tập trung nguồn lực đầu tƣ của nhà nƣớc để hiện đại hoá và tăng cƣờng tiềm lực trang thiết bị khoa học công nghệ đảm bảo đƣợc nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu đổi mới giáo trình theo hƣớng giáo án tích hợp đối với các mô đun học.

Hình thành xây dựng và phát triển mối quan hệ Trƣờng Trung cấp - Doanh nghiệp. Tạo điều kiện để các đề tài nghiên cứu khoa học trực tiếp phục vụ cho sản xuất và các hoạt động xã hội.

Triển khai các chƣơng trình nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Bắc Ninh và khu vực miền Bắc.

Sử dụng có hiệu quả các nguồn ngân sách khoa học công nghệ của nhà nƣớc, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ, đào tạo đội ngũ giáo viên, từ đó nâng cao chất lƣợng giáo trình, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý về khoa học công nghệ của trƣờng và xây dựng các chính sách khoa học công nghệ hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí Nhà nƣớc dành cho khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ đắc lực cho công tác đào tạo của nhà trƣờng.

4.2.3.3. Phát triển nguồn nhân lực

Trên cơ sở xu hƣớng phát triển của nhà trƣờng cả về quy mô và chất lƣợng đào tạo. Nhà trƣờng cần tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên tƣơng ứng, có đủ về số lƣợng, trình độ, năng lực và phẩm chất để giải quyết tốt các vấn đề do yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học đặt ra.

* Mục tiêu xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ nguồn nhân lực

Phấn đấu đến năm 2025, đội ngũ cán bộ của trƣờng phải đủ mạnh về số lƣợng và chất lƣợng, nhằm đảo bảo năng lực tự chủ trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

* Xác định nhu cầu về đội ngũ cán bộ, giảng viên

Nhu cầu của Nhà trƣờng về số lƣợng và kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trong giai đoạn đến năm 2025 đƣợc thể hiện qua bảng 4.23.

Bảng 4.23. Dự kiến nhu cầu tuyển dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên giai đoạn 2018 – 2025 Đơn vị tính: ngƣời Nhu cầu tuyển dụng Thực hiện 2018 2019 2021 2023 2025 So sánh (%) 19/18 21/19 23/21 25/23 Cán bộ giảng dạy 40 47 60 75 90 117,5 127,6 125 120 Hành chính, phục vụ, sản xuất 23 23 25 27 30 100 108,7 108 111 Tổng số 63 70 85 102 120 111 121,4 120 117,6

Nguồn số liệu: Tính toán của tác giả

Bảng 4.23 cho thấy với dự kiến tăng mức tuyển sinh mới thì nhu cầu về giáo viên cũng phải có xu hƣớng tăng theo. Số lƣợng cán bộ giảng dạy năm 2018 là 40 giáo viên, đến năm 2019 số lƣợng giáo viên tăng lên là 47 ngƣời. Vậy là tăng so với năm 2018 là 17,5%. Và đến năm 2025 lƣợng giáo viên tăng lên là 90

ngƣời. Tăng so với năm 2018 là 125%. Mức tăng lƣợng cán bộ hàng năm khoảng 10%. Điều này cho thấy xu hƣớng phát triển của nhà trƣờng càng đi lên.

* Phát triển chất lượng nguồn nhân lực.

- Với đội ngũ giáo viên giảng dạy: Không ngừng nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, cải tiến phƣơng pháp giảng dạy nhằm bắt kịp với trình độ của các trƣờng trong cả nƣớc và khu vực. Đến năm 2025, đội ngũ giảng viên của trƣờng phấn đấu đạt:

+ Trình độ thạc sỹ: 20% trong tổng số giáo viên; + Trình độ đại học: 70% trong tổng số giáo viên.

Để đạt đƣợc kết quả trên, nhà trƣờng vẫn tiếp tục tuyển chọn giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn đảm bảo đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đồng thời thực hiện triệt để kế hoạch cử đi đào trình độ thạc sĩ đối với đội ngũ giáo viên.

Đối với cán bộ quản lý hành chính, phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học đạt trình độ đại học trên 70%, 100% cán bộ sử dụng tốt máy vi tính phục vụ công việc và nghiên cứu khoa học.

* Kế hoạch chiến lược sử dụng đội ngũ nguồn nhân lực

Gắn liền công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực về năng lực, trình độ chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao của mỗi cá nhân; với tập thể. Công tác sử dụng hợp lý đội ngũ đóng vai trò quyết định nâng cao khả năng chủ động giải quyết đƣợc nhiều nội dung công việc xung quanh lĩnh vực chuyên môn của từng cá nhân đƣợc phân công phụ trách. Đồng thời giúp cá nhân nắm bắt thông tin, cập nhật kịp thời tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong nƣớc và thế giới. Cụ thể: Với giáo viên chỉ phải đảm nhiệm giảng dạy 2 - 3 môn học trong cùng một chuyên môn có liên quan với nhau; cán bộ phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý hành chính phải đảm nhiệm nhiều công việc trong phạm vi chuyên môn đƣợc phân công trên cơ sở đƣợc trang bị trang thiết bị đồng bộ, tiện lợi và hiện đại.

4.2.3.4. Phát triển nguồn tài chính

* Biện pháp tăng cường nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính là điều kiện quan trọng quyết định để triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ chiến lƣợc đào tạo, nghiên cứu khoa học và tăng cƣờng các điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lƣợng cho các hoạt động

của Nhà trƣờng. Nguồn lực tài chính trong những năm tới còn đóng vai trò quan trọng thực hiện thắng lợi chiến lƣợc phát triển trƣờng.

Nguồn lực tài chính của trƣờng trong những năm qua chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nƣớc trên cơ sở quy mô học sinh – sinh viên hệ chính quy và các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao hàng năm. Kinh phí thu đƣợc từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nƣớc còn rất hạn chế, không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu các hoạt động của nhà trƣờng.

Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và nghiên cứu khoa học trong nhà trƣờng nhằm phục vụ lợi ích cho cộng đồng nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng về các lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. Vì vậy nguồn lực tài chính cung cấp cho Nhà trƣờng phải đƣợc huy động từ nhiều nguồn, nhiều đối tƣợng và thành phần kinh tế khác nhau. Nhà trƣờng phải biết tranh thủ các nguồn tài chính trong và ngoài ngân sách nhà nƣớc và các chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành đƣợc hỗ trợ theo chính sách của tỉnh, đồng thời tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc, thông qua các chƣơng trình dự án quan hệ hợp tác với doanh nghiệp.

Nhà trƣờng không ngừng nâng cao tính tự chủ, quyết định các khoản thu, chi tài chính đem lại hiệu quả trên các hoạt động của mình và trên cơ sở pháp lý.

Xây dựng chƣơng trình, dự án khả thi cao để thực hiện từng bƣớc các nhiệm vụ chiến lƣợc của trƣờng làm cơ sở cho việc khai thác các nguồn tài chính, bao gồm:

Tranh thủ tối đa và sử dụng đầu tƣ từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc, đồng thời sử dụng hiệu quả, tiết kiệm cơ sở vật chất của nhà trƣờng.

Kêu gọi sự tài trợ của các doanh nghiệp, địa phƣơng cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và nghiên cứu khoa học thông qua các chƣơng trình, dự án hợp tác. Tăng mức đóng góp của ngƣời học để bù chi cho công tác Giáo dục - Đào tạo theo quy định của Nhà nƣớc.

Kêu gọi sự đóng góp của cựu cán bộ, cựu học sinh – sinh viên trƣờng cho sự phát triển.

Dự kiến các nguồn thu, chi tài chính thực hiện chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng giai đoạn 2018 – 2025. Cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng 4.22.

Bảng 4.24. Dự kiến tình hình tài chính giai đoạn 2018 - 2025 TT Nội dung Tổng số Thực hiện 2018 2019 Tr.đ 2021 Tr.đ 2023 Tr.đ 2025 Tr.đ So sánh (%) 18/19 19/21 21/23 23/25 I Tổng thu 48330 3470 3835 5835 7335 8350 110,5 152,1 125,7 113,8 1 Thu phí, học phí, thu khác 28980 1270 1535 3435 4835 5700 120,8 223,7 140,7 117,9 2 Ngân sách nhà nƣớc cấp 19400 2200 2300 2400 2500 2650 104,5 104,3 104,2 1,06 II Tổng chi 48330 3470 3835 5835 7335 8350 110,5 152,1 125,7 113,8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc ninh đến năm 2025 (Trang 100 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)