4.3.1. Cơ sở dự báo phát sinh CTRSH
Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân ngày càng nâng cao và kéo theo tốc độ thải rác của mỗi người cũng tăng. Nói chung, tốc độ thải rác tính theo đầu người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phụ thuộc vào mức sống, mức độ đô thị hóa, nhu cầu, tập quán sinh hoạt của người dân.
Theo số liệu thông kê dân số ở bảng 4.5, mức độ tăng dân số bình quân của thành phố từ năm 2011 – 2017 là 1,06%. Nhìn chung, tốc độ tăng giữa các năm dao động không nhiều, từ 1,03 – 1,08%. Vì vậy, chúng tôi dự báo dân số từ năm 2018 – 2030, sử dụng tỷ lệ 1,06%/năm.
Với sự phát triển của thành phố tới đây, tỷ lệ gia tăng dân số cơ học cũng sẽ tăng lên do quá trình phát triển của thành phố. Trên cơ sở số liệu thu thập giai đoạn 2004 - 2016 thì lệ gia tăng dân số cơ học tỷ lệ 0,1%. Do đó áp dụng tỷ lệ gia tăng dân số cơ học giai đoạn 2017 - 2030 là 0,1%.
Với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2017-2030 mức thu nhập bình quân đầu người tăng, chất lượng sống được nâng cao, mức độ gia tăng dân số do đó dẫn đến lượng rác thải từ các hoạt động công cộng dự báo cũng tăng nhanh. Dự báo rác thải sinh hoạt từ các khu vực công cộng khác tăng khoảng 1%/năm.
Hệ số phát thải rác sinh hoạt từ các hộ gia đình và chợ được tính toán dựa vào kết quả điều tra rác thải sinh hoạt trên địa bàn 5 phường và 2 xã của thành phố Lai Châu (đã trình bày ở bảng 4.7 và bảng 4.8).
Kết quả dự báo dân số và tính toán khối lượng rác thải theo lượng rác phát sinh từ các hộ gia đình và hoạt động công công khác được trình bày trong bảng 4.11.
Bảng 4.14. Kết quả dự báo dân số và rác thải phát sinh từ các hộ gia đình từ năm 2017 đến năm 2030 TT Đơn vị hành chính Dân số 2017 Dân số 2030 Hệ số rác gia đình (kg) Tổng rác 2030 (kg) 1 Tân Phong 10685 12413 0.80 16190 2 Đông Phong 4921 5717 0.75 7132 3 Đoàn Kết 7669 8910 0.80 13957 4 Quyết Tiến 4256 4944 0.70 3460 5 Quyết Thắng 2178 2530 0.70 3478 6 San Thàng 4372 5079 0.50 5452 7 Nam Loỏng 2257 2623 0.40 1049 8 NKĐT 2494 2494 0.80 1995 TỔNG 38832 44710 52713
Bảng 4.15. Kết quả dự báo rác thải phát sinh từ các hoạt động công cộng đình từ năm 2017 đến năm 2030
STT Nguồn thải Khối lương 2017 (kg/ngày)
Khối lương 2030 (kg/ngày)
1 Chợ 18.060 20.553
2 Trường học 1.500 1.707
3 Cơ quan công sở 3.000 3.414
4 Đường phố 12.070 17.150
5 Bến xe 1.000 1.138
6 Các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn
2.500 2.845
Tổng 38.130 46.807
Theo kết quả tính toán từ bảng 4.15 và bảng 4.16, theo số liệu nghiên cứu với 15% tái chế ta có tổng lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lai Châu đến năm 2030 sẽ là 84,19 tấn/ngày.
Hiện tại thành phố Lai Châu mới chỉ thu gom rác ở các tuyến đường chính, cùng với sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa sẽ mở rộng nhiều tuyến đường được thu gom rác, lượng rác sinh hoạt ở bệnh viện, các chợ và lượng rác từ các thùng rác công cộng cũng tăng lên. Căn cứ vào bản đồ quy hoạch thành phố Lại Châu chúng tôi xác định được diến tích mặt đường mới và tính toán được khối lượng rác phát sinh từ hoạt động quét đường đạt xấp xỉ 17 tấn/ngày vào năm 2030. Như vậy, lượng rác phát sinh cần phải xử lý trên địa bàn thành phố Lai Châu đến năm 2030 có thể đạt 84 tấn/ngày.
4.3.2. Khả năng đáp ứng của hệ thống quản lý rác thải đến năm 2030
Cơ cấu tổ chức:
Hệ thống quản lý rác thải của thành phố Lai Châu hiện nay do Phòng TNMT trực tiếp vận hành. Phòng TNMT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố, tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, nước, khoáng sản, môi trường theo quy định của pháp luật. Phòng TNMT huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác chuyên môn của Sở TNMT.
- Triển khai các hoạt động BVMT theo định hướng của UBND thành phố thông qua phòng TNMT như các đợt vận động, phong trào, thực hiện các quy định cụ thể về BVMT của thành phố,
- Quản lý môi trường rác thải: Tổ chức thu gom rác thải của xã, áp dụng các giải pháp công nghệ xử lý môi trường khu vực chôn lấp hay trạm trung chuyển của từng xã.
- Quản lý và tổ chức cải tạo hệ thống thoát nước trong xã, thôn, xóm, đường làng: đảm bảo nạo vét cống rãnh, khơi thông mươngng thoát, giữ gìn vệ sinh môi trường khu vực dân cư
- Có quy định cụ thể về vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xây dựng hương ước và tập quán cho nếp sông văn minh, gia đình văn hóa...
- Giám sát môi trường các cơ sở sản xuất ở từng xã phường, quy định kiểm tra môi trường định kỳ, đột xuất.
Giải quyết các vụ khiếu kiện về môi trường trên từng địa bàn xã. Nhân lực:
Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố hiện có 12 biên chế trong đó chỉ có 01 cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực môi trường ở cấp xã, phường mỗi đơn vị được bố trí 03 cán bộ làm nhiệm vụ địa chính, xây dựng, môi trường trong tổng 21 người không có cán bộ được đào tạo về môi trường.
Ý thức bảo vệ môi trường:
Nhìn chung, ý thức BVMT của người dân thành phố Lai Châu trong đã có những bước chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, tuy nhiên mức độ thực hành về công tác bảo vệ môi trường chưa cao. Nguyên nhân chính là do công tác tuyên truyền chưa thật sự hiệu quả, các kiến thức về môi trường của dân còn nhiều hạn chế. Hầu hết người dân đều cho rằng việc BVMT là trách nhiệm chính của các tổ chức, chính quyền còn bản thân người dân chỉ tuân thủ, thụ hưởng.
Ý thức bảo vệ môi trường của các tổ chức: Đối với công tác thu gom CTRSH của các doanh nghiệp, cơ sở, các khu vực chợ được ban quản lý các xã, các chợ và từng doanh nghiệp rất quan tâm. 100% cơ sở, doanh nghiệp, chợ hay các khu vực tường học… đều tham gia kí hợp đồng với công ty vệ sinh môi trường nhằm thu gom các loại chất thải rắn sinh hoạt.
Các vấn đề còn tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH hiện nay: Công tác thu gom và quản lý CTRSH tại thành phố tuy đã đạt những
kết quả bước đầu tuy nhiên còn nhiều bất cập khó khăn cho việc xử lý CTR nói chung trong đó có CTR sinh hoạt, cụ thể là:
- CTRSH chưa phân loại tại nguồn gây khó khăn cho quá trình chôn lấp vì chứa nhiều thành phần khó phân hủy (túi nylon, đồ nhựa...), tốn diện tích chôn lấp giảm lấp tuổi thọ bãi chôn lấp.
- Công tác thu gom rác chưa được triệt để nhất là đối với khu vực nông thôn lượng rác phát sinh còn tồn đọng khá lớn; vẫn còn tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra dọc đường, bờ sông... hình thành các bãi rác tự phát làm mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi tường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
- Các hố tạm chứa rác trên địa bàn các xã trong tại thành phố chưa đủ tiêu chuẩn, chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật như xa khu dân cư, xa nguồn nước, rác được đổ lộ thiên, không có che chắn…điều này gây ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí nhất là khi xảy ra thiên tai, mưa bão, ngập lụt, rác thải tại các bãi chôn lấp này bị cuốn theo dòng chảy trở thành nguồn lây lan, phát tán dịch bệnh.
Đánh giá tổng hợp năng lực của hệ thống quản lý môi trường TP Lai Châu: Điểm mạnh:
Tỉnh đã có các cơ quan chuyên trách về bảo vệ môi trường và có công ty môi trường đô thị được đầu tư trang thiết bị chịu trách nhiệm trong việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Cơ chế hoạt động tương đối mềm dẻo, nhạy bén. Cơ quan cấp tỉnh đã nhận thức rõ ràng về công tác quản lý chất thải rắn.
Các xã, phường có các cơ sở thu gom tái chế phế liệu giúp cho quá trình tận thu tốt hơn và giảm tải cho công tác thu gom và xử lý.
Có sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước cho công tác quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh.
Công tác thu gom đã được triển khai trên địa bàn cách xã của thành phố. Người dân bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường.
Điểm yếu:
Số lượng cán bộ môi trường còn ít, các đơn vị cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường, chủ yếu vẫn là kiêm nhiệm. Công tác lãnh đạo, chỉ
đạo trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở một số địa phương chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
Còn nhiều vướng mắc trong công tác áp dụng biện pháp quản lý chất lượng môi trường, tiêu chuẩn môi trường.
Hệ thống hạ tầng, kỹ thuật phục vụ công tác thu gom, vận chuyển, phân loại, tái chế, phân loại và xử lý chất thải chưa hoàn chỉnh và hoạt động chưa tốt.
Nhân công phục vụ trong công tác môi trường còn ít, chưa đủ phục vụ thời điểm hiện tại, rất cần tăng cường để phục vụ trong thời thời gian tới.
Thiếu hụt công cụ kinh tế, nguồn kinh phí cho công tác về quản lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Hiện tại bãi rác đang hoạt động tuy nhiên bãi chôn lấp sẽ quá tải trước năm 2025. Hiện tại khu vực chôn lấp đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nên việc nâng cấp cải tạo là rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong giai đoạn đến năm 2030.
Ý thức quản lý CTR trong cộng đồng còn chưa cao; tình trạng vứt rác thải, đổ rác thải sinh hoạt ra ven đường và xuống ao, hồ, kênh, mương thủy lợi vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương.
Công tác tuyên truyên nâng cao nhận thức chưa thực hiện thường xuyên, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong thu gom, xử lý rác thải.
Cơ hội:
Công tác môi trường đang được quan tâm hơn cả trong lẫn ngoài nhà nước. Triển vọng trong các ngành dịch vụ liên quan đến tái chế phế thải, xử lý chất thải rắn.
Sự phát triển của các khía cạnh nghiên cứu mới trong lĩnh vực quản lý CTR. Khả năng áp dụng các công nghê mới trong tận thu và tái chế và xử lý CTR. Khuyến khích ưu tiên các sản phẩm từ tái sinh.
Mở rộng gắn liền trách nhiệm của nhà sản xuất với vòng đời của sản phẩm. Nhận thức và trình độ của cộng đồng ngày càng được nâng cao.
Thách thức:
Gia tăng nhanh chóng dân số đô thị dẫn tới gia tăng ngồn phát sinh CTR và tạo áp lực không nhỏ đến hệ thông thu gom, phân loại, vận chuyển, và xử lý CTRSH. Theo tính toán lượng phát sinh CTR năm 2030 gấp 1,54 lần so với năm 2017.
Nhận thức về bảo vệ môi trường và ý thức trách nhiệm trong thu gom, xử lý rác thải của một bộ phận cán bộ, người dân và tổ chức còn hạn chế.
Nhiều thói quen, phong tục hay tập quán là rào cản không hề nhỏ trong công tác quản lý, giáo dục nhận thức môi trường.
Sự suy giảm nhanh chóng chất lượng môi trường, ô nhiễm nước, đất và không khí.
Nguy cơ phát sinh bệnh dịch do ảnh hưởng từ CTR.
Giảm lượng du khách do suy thoái môi trường và nguy cơ dịch bệnh. Nguy cơ tác động đến chuỗi thức ăn tự nhiên và sức khỏe cộng đồng.
4.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH THÀNH PHỐ LAI CHÂU 4.4.1. Giải pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt 4.4.1. Giải pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt
Theo những phân tích về hiện trạng và dự báo thì lượng rác đến năm 2030 có thể phát sinh tới trên 84 tấn/ngày. Với khối lượng rác thải lớn này, việc cần ưu tiên trước nhất là giải pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu nhằm phù hợp với Chương trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2017 – 2030 của Bộ Xây dựng. Việc áp dụng các công nghệ mới hạn chế chôn lấp chất thải rắn nhằm tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo môi trường và tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải là cấp bách.
Yêu cầu đặt ra cho giải pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý rác thải là phải xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm phát sinh từ rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lai Châu, nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, tránh lây lan các mầm bệnh và các chất nguy hại khác.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, những nội dung cải tạo, nâng cấp bãi rác được đề xuất như sau:
4.4.1.1. Cải tạo nâng cấp khu chôn lấp
- Xây dựng mở rộng thêm bãi chôn lấp với diện tích 1,25ha gồm:
Diện tích khu bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hiện tại còn lại là 0,6 ha (sử dụng để chôn lấp rác thải sinh hoạt hàng ngày phát sinh khi chưa xây dựng được
nhà máy xử lý rác). Diện tích chôn lấp tro và chất trơ là 1,25 ha (sử dụng chôn lấp tro và chất trơ khi nhà máy xử lý đi vào hoạt động).
- Tuổi thọ của bãi chôn lấp tro và chất trơ:
Công suất của nhà máy xử lý rác sẽ ước tính phù hợp với lượng rác phát sinh đến năm 2030
Lượng rác có thể xử lý bằng phương pháp đốt chiếm 43,85% lượng rác phát sinh tương đương 40 tấn/ngày
Lượng chất trơ và tro xỉ chôn lấp 1 ngày khoảng 8,59 tấn/ngày (chất trơ và tro xỉ).
Mỗi ô chôn lấp được thiết kế và vận hành trong vòng 3 năm. Lượng chất trơ cần chôn lấp trong 3 năm là: M = 8,59x365x3 = 9.402 (tấn)
Tỉ trọng của chất thải rắn sau đầm, nén: 1,2 tấn/m3
Thể tích chất thải cần chôn lấp: 9.402(tấn)/1,2 (tấn/m3) = 7.835 m3 Vô = 7.835 m3.
Chiều cao bãi rác = 15 m
Mặt cắt ô chôn lấp có dạng hình thang như sau:
Hình 4.13. Mặt cắt đứng và ngang tượng trưng cho ô chôn lấp
Với a1 và a2 là chiều dài đáy dưới và đáy trên của ô chôn lấp, b1 và b2 là chiều rộng đáy dưới và đáy trên ô chôn lấp.
Để tính được diện tích mỗi ô ta tính như sau (Nguyễn Văn Phước, 2008): Vô = ½*h1(a1*b1 + a2*b2)
=> a1*b1 + a2*b2 = (2*Vô)/h1 = (2*7.835)/15= 1045 (m2).
½*(a1*b1 + a2*b2) là diện tích trung bình mặt cắt ngang ô chôn lấp.
trên b2 = 25, chiều dài đáy a2 = 30m. Suy ra:
a1*b1 + a2*b2 = 35 x 30 + 25 x 20 = 1550 (m2).
Vậy diện tích mỗi ô là Sô = S đáy dưới = 35 x 30= 1050 (m2). Vậy số ô chôn lấp là: 12.500/1050= 12 ô.
Mỗi ô chôn lấp được thiết kế và vận hành trong vòng 3 năm. Vậy Tuổi thọ bãi chôn lấp tro và chất trơ là: 12 ô x 3 năm/ô = 36 năm
- Hố chôn lấp chất thải
Chức năng: tại đây xử lý chôn lấp hợp vệ sinh thành phần chất trơ, vô cơ. Khu chôn lấp rác này có công suất khoảng 1.600 tấn/năm < 20.000 tấn/năm nên được