Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố lai châu (Trang 45 - 49)

a, Kinh tế:

Tổng kết tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2010 - 2015 cho thấy nền kinh tế của thành phố Lai Châu vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng cao, chất lượng tăng trưởng của một số ngành và lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển tương đối toàn diện và ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 22,5%, trong đó lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng bình quân 23,6%/năm; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 4%/năm; Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 17 triệu đồng/người/năm đến 2015 đạt 30 triệu đồng/người/năm;

Cơ cấu kinh tế của thành phố có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, trong đó tăng dần tỷ

0 100 200 300 400 500 600 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 m m Tháng

trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, cơ cấu kinh tế của các ngành thương mại dịch vụ đạt 55%; công nghiệp xây dựng đạt 38%; nông lâm nghiệp là 7%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015 đạt 528,15 tỷ đồng; riêng năm 2014 đạt 108,4 tỷ đồng, năm 2015 đạt 120 tỷ đồng. Giá trị hàng xuất khẩu địa phương đạt 2,12 triệu USD bằng 106% kế hoạch.

b, Dân số và lao động:

Theo số liệu cục thống kê tỉnh Lai Châu tính đến hết năm 2017 dân số Thành phố Lai Châu là 38832 người, với hơn 30000 người sống ở thành thị của Thành phố.

Thành phố Lai Châu là trung tâm của tỉnh Lai Châu, bao gồm 07 đơn vị xã phường. Dân số của thành phố năm 2017 là 38.832 người, chiếm 12,2% dân số toàn tỉnh.

Bảng 4.4. Dân số thành phố Lai Châu theo các đơn vị hành chính, năm 2017

TT Đơn vị hành chính Diện tích Số hộ Nhân khẩu (Người)

1 Tân Phong 5599481 3,071 10,685 2 Đông Phong 5284061 1,356 4,921 3 Quyết Thắng 2876916 577 2,178 4 Quyết Tiến 3378347 1,214 4,256 5 Xã San Thàng 23476023 1,125 4,372 6 Xã Nậm Loỏng 28204478 493 2,257 7 Đoàn Kết 1841007 2,325 7,669

NKĐT (bộ đội, công an..) 2,494

Tổng 70660313 10,336 38,832

Nguồn: Số liệu điều tra tại phòng Thống kê thành phố, Tháng 4 - 2017

Tốc độ tăng dân số trên thành phố dao động trong khoảng từ 1,03 – 1,08%. Trung bình năm từ 2011 – 2017 là 1,06%.

Bảng 4.5. Biến động dân số thành phố Lai Châu

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Dân số 27350 29300 31040 33500 34689 36150 38832

Tốc độ tăng (%) 1,03 1,07 1,06 1,08 1,04 1,04 1,07

Thành phố có 17 dân tộc sinh sống, trong đó có 4 dân tộc chính: Dân tộc Kinh chiếm 67%, dân tộc Giáy 17,5%, dân tộc Thái 8,5%, dân tộc Mông 6%, còn lại là các dân tộc khác chiếm khoảng 1%.

c, Giao thông:

Thành phố Lai Châu là đô thị mới được quy hoạch và đầu tư xây dựng đồng bộ; hệ thống giao thông được xây dựng khang trang sạch sẽ và hiện đại, các tuyến giao thông chính được trải nhựa hoặc bê tông nhựa, các đường nhánh được trải nhựa hoặc bê tông hóa có vỉa hè rộng, thông thoáng. Một số tuyến giao thông chính trên địa bàn thành phố như sau:

- Quốc lộ 4D: Là tuyến quốc lộ xuất phát từ Lai Châu (điểm giao với QL12) chạy tới Lào Cai; đây là tuyến đường trục quan trọng nhất trong quan hệ vùng và góp phần phát triển kinh tế thành phố Lai Châu, là tuyến đường mới được đầu tư nâng cấp có chất lượng tốt, tổng chiều dài qua thành phố là 12,4 km, chiều rộng đường 16,5m đến 20,5m, mặt đường rộng từ 9m đến 10,5m, hè hai bên rộng từ 6m - đến 10m.

- Tỉnh Lộ 129: Là tuyến huyết mạch nối thành phố Lai Châu và huyện Sìn Hồ, tổng chiều dài qua thành phố là 14,3 km có mặt đường rộng 8m, hè đường hai bên mỗi bên rộng 1 - 3m, từ km1+00 trở đi mặt đường rộng 6m (theo quy mô đường cấp IV miền núi);

- Các tuyến đường nối trung tâm thành phố đến các xã có tổng chiều dài khoảng 28 km, có quy mô đường cấp III miền núi có chất lượng tốt, chiều rộng nền đường từ 4 - 5m.

- Hệ thống giao thông nội thị: Nhìn chung mạng lưới giao thông nội thị của thành phố tương đối hoàn thiện và có chất lượng tốt với tổng chiều dài đường giao thông toàn thành phố là 41,8 km và bao gồm các tuyến sau:

+ Đường trục chính chạy qua khu trung tâm (Đại lộ Lê Lợi): tổng chiều dài 1,8 km, chỉ giới rộng 60m;

+ Đường trục chính đô thị (đường 58 m): tổng chiều dài 9,5 km, bề rộng mặt đường với 2 loại mặt cắt 51m và 58m;

+ Đường liên khu vực: tổng chiều dài 25,4 km, bề rộng đường gồm cả vỉa hè từ 17-32m, mặt đường trải nhựa;

- Các công trình giao thông khác: Cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ, bến xe của thành phố Lai Châu được đầu tư xây dựng hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu vận tải hiện tại và tương lai.

Hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố Lai Châu được đánh giá là đồng bộ và hiện đại thể hiện tầm nhìn trong quy hoạch chung đô thị, đặc biệt khi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện ngoài giao thông tại các phường thì hệ thống giao thông tại xã Nậm Loỏng và xã San Thàng cũng được cải thiện đáng kể góp phần tích cực vào đẩy nhanh tốc độ kinh tế - xã hội của thành phố.

e, Giáo dục – Y tế:

Trong những năm qua cơ sở vật chất trường, lớp học trên địa bàn thành phố đã được tập trung xây dựng mở rộng, đồng bộ, hiện đại đảm bảo tiêu trí trường chuẩn quốc gia. Cụ thể:

* Bậc học mầm non

Thành phố hiện có 13 trường Mầm non, với tổng số 124 lớp học, với tổng số giáo viên Mầm non là 275 người; tổng số trẻ đến trường là 3.368 trẻ, trong đó trẻ em 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%, trẻ em đi học đúng tuổi vào lớp 1 đạt 100%.

* Bậc học tiểu học và trung học cơ sở

Giáo dục Phổ thông thành phố có tổng số 15 trường (trong đó có 9 trường tiểu học, 6 trường THCS ); tổng số lớp học là 201, trong đó: tiểu học là 131 lớp, trung học cơ sở là 70 lớp; tổng số học sinh là 5.155 học sinh, trong đó có 3.388 học sinh tiểu học, 1.767 học sinh THCS; tổng số giáo viên là 333 người, trong đó tiểu học 196 giáo viên, trung học cơ sở là 137 giáo viên.

* Bậc học trung học phổ thông

Giáo dục trung học phổ thông có 4 trường với 55 phòng học và 56 lớp học. Tổng số học sinh là 1.783 học sinh và 142 giáo viên.

* Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề:

Trên địa bàn thành phố có 1 trường cao đẳng Cộng Đồng, diện tích 36.000 m2, 01 trường trung học y tế tỉnh và 01 trường trung cấp nghề.

Nhìn chung, sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã được đầu tư tương đối đồng bộ, quy mô trường lớp, chất lượng dạy và học được nâng lên. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục chưa đồng đều, tỷ lệ học sinh yếu kém còn cao ở bậc học THCS, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; việc duy trì sỹ số học sinh của một số đơn vị trường vẫn còn hạn chế, sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh chưa được tốt trong việc xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện giữa gia đình - nhà trường và xã hội.

Hệ thống y tế được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Công tác khám chữa bệnh được quan tâm nhất là khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em, người cao tuổi. Hệ thống mạng lưới y tế được chú trọng đầu tư phát triển, có 5/7 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được nâng lên rõ rệt, trung bình mỗi một người dân được khám 1,2 lần/năm; có trên 75% người dân có bảo hiểm; 100% đồng bào dân tộc, các hộ nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp BHYT khám chữa bênh miễn phí. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, 97,5% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng 8 loại vắc xin phòng bệnh. Công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn luôn được chú trọng thực hiện có hiệu quả, trong những năm qua trên địa bàn không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố lai châu (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)