Phòng và điều trị bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc tính sinh học và sinh học phân tử của virus care phân lập ở phía bắc việt nam (Trang 34 - 37)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Một số thông tin về bệnh care

2.3.4. Phòng và điều trị bệnh

2.3.4.1. Phòng bệnh

Theo Angelika et al. (2017) Virus canine distemper (CDV) đã nổi lên như một căn bệnh đáng kể của động vật hoang dã, rất dễ lây lan và dễ lây truyền giữa các vật chủ nhạy cảm. Thập kỷ qua đã chứng kiến ảnh hưởng của nhiều đợt bùng phát CDV ở các quần thể động vật hoang dã khác nhau. Phòng ngừa CDV đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng về các vật chủ tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cũng như các con đường động mà CDV sử dụng để xâm nhập vào tế bào chủ của nó và khả năng bắt đầu phát tán virus và truyền bệnh.

a. Phòng bệnh bằng vệ sinh

Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, cho chó ăn đầy đủ dinh dưỡng và vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chó là những biện pháp tốt để tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể cho đối với bệnh. Những chó ốm phải nuôi cách ly, chuồng chó ốm phải tiêu

độc bằng thuốc sát trùng, xử lý chất bài tiết và thức ăn nước uống thừa của chó bệnh. Chó mới mua về phải kiểm tra kỹ hồ sơ, nuôi cách ly, theo dõi ít nhất 10 ngày, nếu không thấy có biểu hiện của bệnh mới cho nhập đàn.

b. Phòng bệnh bằng tiêm phòng vacxin

Tiêm vacxin là biện pháp phòng bệnh dễ dàng và có hiệu quả nhất đối với cácbệnh do virus gây ra nói chung, trong đó có bệnh Care. Vacxin phòng bệnh Care được tiêm lần đầu cho chó lúc 2 tháng tuổi, trong những trường hợp chó có nguy cơ lây nhiễm cao thì có thể tiêm phòng sớm hơn. Tiêm nhắc lại sau mũi đầu tiên 3 đến 4 tuần. Sau đó, tiêm nhắc lại mỗi năm một lần để đảm bảo khả năng bảo hộ.

Theo Appel (1987), kháng thể thụ động truyền qua nhau thai và sữa đầu có tác dụng bảo vệ cho chó con sau sinh và cai sữa. Lượng kháng thể giảm một nửa sau 8,4 ngày. 3% kháng thể truyền qua nhau thai và 97% truyền qua sữa đầu, kết quả cho thấy rằng hiệu giá ban đầu ở chó con mới sinh bằng 77% lượng kháng thể ở con mẹ. Nếu không có sự hấp thu sữa đầu chó con có thể được bảo vệ ít nhất 1 - 4 tuần. Kháng thể thụ động thường biến mất ở chó từ 12 - 14 tuần tuổi. Đối với chó được bú sữa đầu tiêm cho chó trong khoảng 6 - 16 tuần tuổi cứ 3 - 4 tuần tuổi tiêm 1 lần.

Chó khỏi bệnh sau khi mắc tự nhiên hoặc được tiêm vacxin, miễn dịch có thể kéo dài hàng năm. Sự bảo vệ có thể được bảo đảm nếu chó không bị phơi nhiễm với virus độc lực cao, số lượng lớn, stress hoặc dung nạp miễn dịch. Sau khi tiêm một mũi đơn vacxin Care cho chó chưa được tiêm bất kỳ một loại vacxin nào thì hiếm khi tạo ra được miễn dịch kéo dài quá 1 năm. Vì lý do này, mặc dù không có kháng thể thụ động can thiệp thì phải tiêm ít nhất 2 mũi vacxin cách nhau 2-4 tuần khi bắt đầu hết sữa đầu và ở chó sau 16 tuần tuổi. Chó trưởng thành vẫn có thể bị nhiễm Care, mặc dù miễn dịch có thể kéo dài vì vậy phải tiêm vacxin định kỳ.

Hiện nay, trên thị trường thuốc thú y Việt Nam, vacxin phòng bệnh Care cho chó khá phong phú về chủng loại. Thống kê từ danh mục vacxin và chế phẩm sinh học được phép nhập khẩu năm 2008 cho thấy có tới 7 loại vacxin phòng Care và 1 loại kháng huyết thanh (Homoserum - Merial, Pháp) để phòng và trị bệnh này. Trong đó có sự tham gia của những tên tuổi lớn như Intervet- Hà Lan, Merial- Pháp, Biocan - Cộng hòa Séc, PFRIZER - Mỹ, Fort Dodge Animal Health - Mỹ. Xí nghiệp Thuốc thú y trung ương (Vetvaco) đã chế

được vacxin phòng bệnh Care từ chủng virus nhược độc đông khô, sản xuất qua môi trường tế bào xơ phôi gà một lớp, mỗi liều chứa tối thiểu 103

TCID50 virus.

2.3.4.2. Điều trị

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs.(2016) thì phương pháp điều trị chó mắc bệnh Care như sau:

- Dùng kháng huyết thanh: liều 15 – 30 ml/con, tiêm sớm. Khi con vật đã có triệu chứng viêm phổi hay triệu chứng thần kinh thì kháng huyết thanh không có hiệu lực.

- Ở các cơ sở điều trị theo các bước sau đây:

+ Cắt nôn bằng cách tiêm atropin hay primeran 2 ml, tiêm dưới da;

+ Bổ sung nước và chất điện giải bằng cách cho uống Ozeron 5%, tiêm nước muối sinh lý 0,9% hay nước đường Glucoza 5% vào tĩnh mạch khoeo của chó;

+ Cầm tiêu chảy bằng cách cho uống thuốc đặc trị tiêu chảy chó mèo (ADP), Imodium hay Bisepton, Hampiseptol… ngày uống một lần;

+ Chống bội nhiễm bằng cách tiêm các loại kháng sinh: Gentamycin. Streptomycin + Penicillin G 5000, Amoxi 15% LA, Lincocin 10%… + An thần cho chó: dùng các loại thuốc có tính chất an thần như: Seduxen, Meprobamat, Novocain, Analgin;

+ Trợ sức, trợ lực cho chó: sử dụng các thuốc trợ tim mạch, trợ sức, trợ lực, cầm máu cho chó như: Cafein, Spartein, Vitamin B1, Vitamin B12,Vitamin K, Vitamin C;

+ Điều trị bằng glucocorticoid để chống trạng thái ức chế miễn dịch trong 3 tuần không gây ức chế đáp ứng miễn dịch bình thường với vacxin phòng bệnh Care. Mặc dù ở chó được điều trị có sự giảm đáp ứng với phytohemaglutinin của lympho bào. Những con chó này cũng sống sót sau khi công cường độc CDV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc tính sinh học và sinh học phân tử của virus care phân lập ở phía bắc việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)