Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu bạch cầu của lợn bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu ở nhóm bệnh phổi của lợn siêu nạc (Trang 80 - 83)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.7. Kết quả một số chỉ tiêu huyết học của lợn mắc bệnh

4.7.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu bạch cầu của lợn bệnh

Khác với hồng cầu, bạch cầu là những tế bào hoàn chỉnh, nghĩa là có nhân. Mỗi loài đều có một số lượng bạch cầu nhất định nhưng lại rất dễ bị thay đổi và giao động phụ thuộc vào trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể, nó phản ánh được khả năng bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động thực bào và tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu hệ bạch cầu được chúng tôi trình bày ở bảng 4.18.

Về tỷ lệ các loại bạch cầu chúng tôi thấy: ở lợn mắc bệnh suyễn, viêm màng phổi – phổi, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản có tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu ái toan tăng lên rõ rệt so với lợn khoẻ.

Số lượng bạch cầu tăng cao nhất ở lợn mắc bệnh viêm màng phổi – phổi, thể hiện cụ thể ở lợn khỏe số lượng bạch cầu là 14,55±0,45 nghìn/mm3 trong khi đó lợn mắc bệnh số lượng bạch cầu tăng lên là 25,25±0,48 nghìn/mm3. Đối với lợn mắc Suyễn số lượng bạch cầu tăng lên là 21,25±0,96 nghìn/mm3. Nguyên nhân làm bạch cầu trong máu của lợn mắc bệnh tăng là do nhiễm trùng nguyên phát bởi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, đối với lợn mắc hội chứng rối loạn và hô hấp có số lượng bạch cầu giảm đáng kể từ 14,1±0,59 nghìn/mm3 ở lợn đối chứng xuống còn 6,4±0,96 nghìn/mm3. Số lượng bạch cầu giảm là do lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản là do virus tấn công vào đại thực bào gây suy giảm miễn dịch, làm giảm số lượng bạch cầu, tạo điều kiện cho bệnh bội nhiễm kế phát.

Bảng 4.17. Kết quả khảo sát chỉ tiêu bạch cầu của lợn bệnh Chỉ tiêu Chỉ tiêu PRRS APP Suyễn Lợn bệnh (n=10) X ± mx Đối chứng (n=10) X ± mx P Lợn bệnh (n=10) X ± mx Đối chứng (n=10) X ± mx P Lợn bệnh (n=10) X ± mx Đối chứng (n=10) X ± mx P Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3 ) 6,4±0,95 14,1±0,59 <0,05 25,25±0,48 14,55±0,45 <0,05 21±0,96 13,9±0,58 <0,05 Công thức bạch cầu

Bạch cầu đa nhân trung tính (%) 52,9±0,54 38,9±1,14 >0,05 63,75±0,56 37,55±1,06 <0,05 53,1±0,54 39,8±1,11 >0,05 Bạch cầu ái toan (%) 5,4±0,32 5,7±0,38 <0,05 5,80±0,32 5,05±0,33 <0,05 5,5±0,31 5,1±0,35 <0,05 Bạch cầu ái kiềm (%) 0,9±0,17 0,9±0,19 <0,05 0,65±0,17 0,65±0,18 <0,05 0,7±0,18 0,7±0,19 <0,05 Bạch cầu đơn nhân lớn (%) 1,4±0,19 5,4±0,32 <0,05 1,4±0,18 5,2±0,38 <0,05 1,3±0,18 5,7±0,36 <0,05 Tế bào lympho (%) 39,4±0,71 49,1±1,72 >0,05 28,3±0,57 49,5±1,55 <0,05 39,4±0,72 48,7±1,52 >0,05

Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính của lợn mắc bệnh viêm màng phổi – phổi tăng cao nhất từ 37,55±1,06% ở lợn khỏe đến 63,75±0,56% ở lợn mắc bện. Ở lợn mắc bệnh hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản là 52,9±0,54%; trong khi đó, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính của lợn khoẻ là: 38,9±1,14%, của lợn mắc suyễn từ 39,8±1,11% lên 53,1±0,54%.

Tỷ lệ bạch cầu ái toan của lợn mắc viêm màng phổi – phổi là 5,80±0,32%, trong khi đó tỷ lệ này của lợn khoẻ là: 5,05±0,33%, đối với lợn mắc suyễn tỷ lệ bạch cầu ái toan cũng tăng hơn so với lợn khỏe từ 5,1±0,35% lên 5,5±0,31. Riêng đối với lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tỷ lệ bạch cầu ái toan của lợn bệnh là 5,4±0,32% trong khi đó của lợn khỏe là 5,7±0,38%.

Cùng với sự tăng của bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan thì bạch cầu ái kiềm và tỷ lệ tế bào lympho cũng giảm tương ứng đối với cả 3 bệnh viêm màng phổi – phổi, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, bệnh suyễn.

Đặc biệt tỷ lệ đơn nhân lớn giảm rõ rệt đối với lợn khỏe 5,4±0,32% và lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản là 1,4±0,19%, đối với lợn mắc viêm màng phổi – phổi tỷ lệ này là 1,4±0,18% và lợn mắc suyễn là 1,3±0,18. Điều này phù hợp với cơ chế sinh bệnh của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, viêm màng phổi – phổi, suyễn. Vì đích tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh là đại thực bào phế nang, loại tế bào cùng nhóm đơn nhân thực bào với tế bào đơn nhân lớn.

Sự thay đổi của công thức bạch cầu, theo chúng tôi có thể xảy ra do tác động của sự nhiễm khuẩn trong nhóm bệnh phổi đã kích thích sự tăng thực sự của bạch cầu ái toan và bạch cầu trung tính trong một phạm vi nào đó để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào một cơ thể đã bị suy giảm sức đề kháng.

Tỷ lệ bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan tăng lên là phù hợp với phản ứng tự nhiên của sinh vật, trong các quá trình bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính, tỷ lệ bạch cầu trung tính thường tăng lên (An, 2000), (Jubb).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu ở nhóm bệnh phổi của lợn siêu nạc (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)