Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang
* Điều kiện địa lý tự nhiên
Bắc Giang nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.
Tỉnh có đặc điểm địa hình của cả miền núi lẫn trung du. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tuỳ theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác. Vùng trung du thể hiện chủ yếu ở các huyện Tân Yên, Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang và thị xã Bắc Giang, chiếm 28% diện tích toàn tỉnh.
Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, thịnh hành gió đông nam, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 23°C, độ ẩm dao động từ 73 - 75% vào mùa đông và từ 85 - 87% vào mùa hè. Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 – 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.
* Tài nguyên thiên nhiên
Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên; gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dụng và đất ở, còn lại là các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Đất nông nghiệp của tỉnh ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát
triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hơn 55 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư liên doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản.
Trên địa bàn tỉnh tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như: mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, có trữ lượng hơn 10 triệu tấn; quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế, gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng; 100 m³ sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam.
* Tiềm năng kinh tế
Bắc Giang là một tỉnh miền núi nhưng có cả vùng trung du, đồng bằng xen kẽ. Lợi thế kinh tế của tỉnh là nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Nông, lâm nghiệp đang có sự chuyển dịch cơ cấu một cách tích cực. Tiến bộ khoa học kỹ thuật không ngừng được ứng dụng, nhất là việc đưa giống mới, phương pháp canh tác mới. Tốc độ tăng tỷ trọng nông sản hàng hoá mỗi năm đều tăng. Những cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được phát triển, mở rộng ngày một nhanh hơn. Chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp cùng với nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục có những bước phát triển rất khả quan. Dịch vụ nông nghiệp không ngừng phát triển đến tận các thôn bản, xóm làng vùng cao, hẻo lánh. Thương mại dịch vụ phát triển nhanh trong nền kinh tế thị trường, nhiều chợ nông thôn đã được khôi phục, mở rộng hoặc nhanh chóng hình thành. Các thị trấn, thị tứ ngày càng sầm uất thêm.
Công nghiệp là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của tỉnh. Khu công nghiệp Đình Trám rộng hơn 100 ha đã được các nhà đầu tư vào gần kín, ngoài ra còn gần 10 cụm công nghiệp tại các huyện, thị xã đã và đang đi vào hoạt động hoặc đang thiết kế quy hoạch hoàn chỉnh. Các làng nghề truyền thống ngày càng được khôi phục và phát triển như: mây tre đan Tăng Tiến, tơ tằm Song Mai, bún Đa Mai, rượu làng Vân, mì Chũ, bánh đa Kế…
Rừng nguyên sinh ở Bắc Giang còn khá nhiều, đặc biệt là trên 7.000 ha rừng tại Khe Rỗ (xã An Lạc, huyện Sơn Động), cách thị trấn An Châu hơn 10 km, với hơn 200 loài thực vật, 250 loài dược liệu, 40 loài thú, 70 loài chim, 20 loài bò sát và đặc biệt là 7 loài quý hiếm. Ngoài ra, Bắc Giang còn có rừng nguyên sinh Tây Yên Tử đang được bảo tồn với diện tích tự nhiên gần 15.000 ha gồm nhiều chủng loại cây hỗn giao phong phú, động vật rừng quý hiếm.
Cùng với rừng núi, tỉnh còn có hệ thống sông, suối xen kẽ nổi tiếng trong vùng như: hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn) rộng gần 3.000 ha, các hồ Khuôn Thần, làng Thum, Lòng Thuyền (Lục Ngạn), suối Nứa (Lục Nam), sông Sỏi (Yên Thế)…, mỗi hồ rộng hàng trăm ha với dáng vẻ đặc trưng riêng về sinh thái của mình. Có hồ chứa hoặc đang triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ nhưng vẫn thu hút hàng vạn du khách tới thăm. Suối Mỡ (Lục Nam) là một thắng cảnh có di tích văn hoá hấp dẫn, đang tiếp tục xây dựng thêm các cơ sở dịch vụ…
Ở Bắc Giang còn có vùng trồng vải thiều rộng lớn không chỉ có giá trị kinh tế cao, mà còn hấp dẫn nhiều du khách. Các chủ trang trại đã kết hợp phát triển kinh tế vườn đồi với du lịch sinh thái. Tiếng hát quan họ có từ lâu đời ở nhiều huyện vẫn duy trì và phát huy ở Bắc Giang, đặc biệt tiếng hát Soong Hao nổi tiếng của đồng bào các dân tộc thiểu số luôn giữ vai trò chính trong những ngày lễ hội. Hơn 100 di tích lịch sử văn hoá lớn đang được bảo tồn như chùa Vĩnh Nghiêm, đình cổ Lỗ Hạnh, đình Phù Lão và chùa Tiên Lục với cây dạ hương nghìn năm tuổi, thành cổ Xương Giang, thành đất nhà Mạc, đồn Phồn Xương của nghĩa quân Đề Thám, an toàn khu Hoàng Vân… Các lễ hội cổ truyền vẫn được gìn giữ và ngày càng phát huy, mở rộng thêm.
3.1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang những năm gần đây
Năm 2015 vừa qua là dấu mốc quan trọng của nhiều sự kiện trong tỉnh, đồng thời đây cũng là năm ghi nhận sự chuyển mình mạnh mẽ của tình hình phát triển kinh tế trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân ước đạt 9,4%/năm, trong đó, công nghiệp - xây dựng đạt 16,3% (công nghiệp tăng 19,8%, xây dựng tăng 7,5%), dịch vụ đạt 6,8%, nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 3,6%. GDP bình quân/người năm 2015 ước đạt 1.530USD, tăng 820USD so với năm 2010, rút ngắn khoảng cách so với bình quân cả nước, từ 56% năm 2010 lên 66,5% năm 2015. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Ước năm 2015, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 39,5%, dịch vụ chiếm 36,5%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24% trong cơ cấu kinh tế.
Bên cạnh phát triển kinh tế, công tác văn hóa, giáo dục, phát triển con người cũng luôn được tỉnh chú trọng. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2014 đạt 69,6%, ước năm 2015 đạt 77,4%. Công tác giải quyết việc làm đạt được kết quả tích cực. Trong giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh ước
giải quyết việc làm cho trên 136,6 nghìn lao động (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho trên 27 nghìn lao động). Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,6% năm 2010 xuống còn khoảng 9% năm 2014, năm 2015 ước còn khoảng 8%.
`Bảng 3.1: Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang từ năm 2012-2014
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 13/12 14/13 1. Tổng GTSX (giá cố định) Tỷ đồng 62.320 69.804 72,151 112,0 103,4 2. Tổng GTSX (giá thực tế) Tỷ đồng 82.211 95.473 97,214 116,1 101,8 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế %/năm 109,2 108.5 108,756 99,3 100,2 4. Cơ cấu kinh tế
- Nông nghiệp- Thủy sản % 27,65 26,44 21,753 95,6 82,2 -Công nghiệp- Xây dựng % 38,33 38,94 54,467 101,6 139,2 - Thương mại - dịch vụ % 34,02 34,62 23,78 102,8 68,7
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang Khái quát lại, kinh tế - xã hội trong tỉnh năm 2015 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tình hình trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội có những chuyển biến tích cực và đúng hướng. Tăng trưởng ở mức hợp lý, lạm phát được kiềm chế. Sản xuất công nghiệp phát triển với nhiều tín hiệu khả quan, mở ra thuận lợi trong tương lai, sản xuất nông nghiệp và hoạt động kinh doanh dịch vụ giữ ổn định. Tuy còn nhiều hạn chế như tăng trưởng một số ngành kinh tế chưa bền vững, phụ thuộc khá nhiều khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; sản xuất của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; vấn đề ô nhiễm môi trường, tình hình tội phạm ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng tình hình KT-XH năm 2015 của tỉnh tiếp tục phát triển và đạt được kết quả khá tích cực, đây là thành quả nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tạo bước đà thuận lợi để tỉnh Bắc Giang tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.
3.1.2. Giới thiệu chung về Công ty TNHH một thành viên xổ số kiến thiết Bắc Giang
3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tỉnh Bắc Giang một trong những địa phương tổ chức hoạt động xổ số kiến thiết ngay từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 31- CP ngày 26/02/1962 cho phép các địa phương tổ chức phát hành xổ số kiến thiết . Thời kỳ đầu hoạt động xổ số kiến thiết chỉ mang tính phục vụ phong trào vui chơi giải trí lành mạnh của nhân dân. Bộ máy tổ chức, số lượng cán bộ cơ quan chỉ có 3 người và một số người làm hợp đồng biên chế thuộc Phòng Tài chính thị xã Bắc Giang. Địa bàn hoạt động chủ yếu trong phạm vi thị xã với 20 đại lý bán vé; khi hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh sáp nhập thành tỉnh Hà Bắc , hoạt động xổ số kiến thiết phát triển thêm khoảng 10 đại lý.
Năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ ) ban hành Quyết định số 148-CT ngày 21/5/1982 về thống nhất quản lý xổ số kiến thiết trong cả nước , Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Bắc đã ban hành Quyết định số 444/QĐ-UB ngày 15/10/1982 thành lập Ban quản lý xổ số kiến thiết tỉnh Hà Bắc . Ban quản lý xổ số kiến thiết là một đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc và chịu sự lãnh đạo toàn diện của Ty Tài chính (nay là Sở Tài chính) đồng thời chịu sự hướng dẫn và chỉ đạo về nghiệp vụ của Ban quản lý xổ số kiến thiết Trung ương - Bộ Tài chính. Thời kỳ đầu, lực lượng cán bộ nhân viên khi mới thành lập chỉ có 7 người và 16 tổng đại lý là Phòng Tài chính các huyện trong tỉnh.
Mỗi tháng, xổ số kiến thiết mở thưởng mô ̣t đến hai lần. Ban xổ số kiến thiết các tỉnh phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên, Bộ Quốc phòng phát hành các đợt xổ số vì mục tiêu xã hội như: Xổ số OIJ, xổ số SKDA v.v... Tuy nhiên do điều kiện lúc bấy giờ còn thiếu kinh nghiệm, số lượng cán bộ ít và trình độ còn hạn chế , kinh tế còn khó và đang trong thời kỳ bao cấp nên kết quả kinh doanh xổ số kiến thiết đạt hiệu quả thấp .
Với nhiều trăn trở, ban xổ số kiến thiết Hà Bắc kết hợp với Ban xổ số kiến thiết Hà Sơn Bình và Ban xổ số kiến thiết Hà Nam Ninh báo cáo lãnh đạo Ty Tài chính làm tờ trình gửi Bộ Tài chính xin làm thử xổ số liên kết ba tỉnh (Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh). Ngày 14/8/1985 được Bộ Tài chính chấp thuận cho các tỉnh hợp tác liên doanh liên kết cùng phát hành xổ số kiến thiết . Với điều kiện kinh tế , xã hội cũng như giá cả trên thị trường nên vé xổ số kiến thiết chỉ
mang mệnh giá từ 1 đồng đến 10 đồng, các giải thưởng có giá trị đều bố trí bằng các mặt hàng tiêu dùng.
Xổ số kiến thiết 3 Hà (Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh) mở thưởng 10 ngày một lần rồi rút xuống 1 tuần hai lần và đến năm 1989 mới chính thức phát hành mỗi ngày một lần. Nhận thấy xổ số liên kết đem lại hiệu quả tốt, từ đó đó các tỉnh lần lượt xin vào khối liên kết và hình thành xổ số liên kết 4 Hà, Hà Quảng, Hà Lạng... tiếp theo đó là khối xổ số kiến thiết liên tỉnh phía Bắc được thành lập và lúc đầu có 10 tỉnh tham gia. Trong thời gian này, Nhà nước đã xóa bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh nên hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết có nhiều thuận lợi hơn . Các chỉ tiêu doanh thu, số nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, nguồn thu xổ số góp phần đầu tư xây dựng những công trình phúc lợi xã hội như: Trường học, bệnh viện .
Khối xổ số kiến thiết liên tỉnh phía Bắc hoạt động được 5 năm (1988 - 1993), để phát huy hiệu quả của hoạt động xổ số liên kết , tháng 10-1993 Bộ Tài chính đã chỉ đạo thành lập trong toàn quốc 4 khối xổ số liên kết theo khu vực đó là: Hội đồng liên kết xổ số kiến thiế t miền Bắc, Hội đồng liên kết xổ số kiến thiết Bắc miền Trung , Hội đồng liên kết xổ số kiến thiết Nam miền Trung , Hội đồng liên kết xổ số kiến thiết miền Nam . Công ty xổ số kiến thiết Hà Bắc là thành viên của Hội đồng xổ số kiến thiết miền Bắc.
Cũng trong khoảng thời gian đó , vào năm 1987, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 30/TC-TCCB ngày 2/5/1987 hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tiền lương của tổ chức xổ số kiến thiết ở các tỉnh , thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương . Đây là một văn bản quan trọng đối với hoạt động xổ số kiến thiết , không những tạo ra nền tảng để ổn định về mặt bộ máy tổ chức mà còn là nguồn lực thúc đẩy hoạt động xổ số kiến thiết thực hiện đổi mới, phát triển đột phá. Thực hiện văn bản của Bộ Tài chính , Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Bắc đã ban hành Quyết định số 734/QĐ-UB ngày 03/11/1987 đổi tên Ban quản lý xổ số kiến thiết Hà Bắc thành Công ty xổ số kiến thiết Hà Bắc . Việc chuyển đổi cơ chế hoạt động đã thực sự đưa Công ty xổ số kiến thiết Hà Bắc trở thành một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập thay vì là đơn vị sự nghiệp có thu như trước đây. Quá trình phát triển, đến năm 1993, Công ty đã thành lập các phòng chức năng nghiệp vụ như: Phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Kế hoạch - Phát hành, phòng Kế toán - Tài vụ.
Khi xổ số kiến thiết truyền thống hoạt động ổn định. Lãnh đạo Công ty đã tích cực học hỏi kinh nghiệm phát hành của các Công ty xổ số kiến thiết trên toàn quốc. Lúc đầu Công ty nhận xổ số cào do Ban Quản lý xổ số kiến thiết Trung ương (trực thuộc Bộ Tài chính) bán cho các tỉnh. Năm 1994, Ban lãnh đạo Công ty đến thăm quan học tập kinh nghiệm phát hành vé xổ số bóc tại Quảng Ninh và nhờ Công ty xổ số kiến thiết Quảng Ninh giúp gia công vé xổ số bóc. Sau đó,