+ Phương pháp thu hoạch: dùng lưới lọc chuyên dụng. Sinh khối tảo sệt được thu phía trên lưới, phần nước phía dưới lưới được cho chảy lại vào bể nuôi.
+ Sấy sinh khối và bảo quản sản phẩm: Sau khi tách tảo khỏi môi trường và cô đặc sơ bộ, tiến hành sấy phun ngay để giữ sinh khối khỏi bị vi sinh vật huỷ hoại. Sau khi sấy, tảo được đóng gói và cất giữ ở điều kiện khô và mát.
3.3.4.3. Phương pháp xác định một số yếu tố trong môi trường nuôi sinh khối tảo
* Phương pháp xác định tốc độ sinh trưởng của tảo bằng phương pháp đo mật độ quang học (OD) tại bước sóng 445 nm
Mật độ tế bào tảo Spirulina platensis trong môi trường được xác định gián tiếp nhờ phương pháp đo mật độ hấp thụ quang của các sắc tố Chlorophyll trong tế bào. Các sắc tố này hấp thụ chủ yếu 2 bước sóng trong ánh sáng mặt trời tương ứng là 420nm và 665nm (Đặng Đình Kim và Đặng Hồng Phước
Hiền, 1999). Nói một cách khác là trong điều kiện sinh trưởng nhất định thì OD tỷ lệ thuận với mật độ tế bào. Đối với tảo Spirulina platensis, tiến hành đo mật độ tảo bằng máy quang phổ UV-2450 Shimatzu (Nhật Bản) ở bước sóng 445nm (OD445nm). Theo phương pháp này, số lượng photon ánh sáng hấp thụ tỷ lệ thuận với sinh khối tế bào trong mẫu đem đo (khi mẫu có nồng độ tế bào đậm đặc quá như OD > 1.5 thì cần pha lỗng với dịch tảo).
* Đo nhiệt độ tại nơi nuôi sinh khối: Đo bằng nhiệt kế thủy tinh, tiến hành đo hàng ngày; mỗi ngày 4 lần vào 6 - 7h, 11 - 12h, 14 - 15h và 17 - 18h.
* Phương pháp đo pH môi trường nuôi: Đo bằng máy pH meter, tiến hành đo 3 ngày 1 lần.
* Xác định hàm lượng HCO3-, CO32-: Bằng phương pháp chuẩn độ axit 0.1N HCl
Độ kiềm trong nước gây ra do sự có mặt của các anion axit yếu mà chủ yếu là các ion OH-, CO32-, HCO3-. Khi pH của nước lớn hơn 8,2 thì độ kiềm của nước do cả ba loại ion trên gây ra. Khi pH của nước nhỏ hơn 8,2 thì khơng tồn tại hai loại ion OH- và CO32-, độ kiềm do ion HCO3- gây ra.
- Hóa chất sử dụng: HCl, Metyl da cam, Phenolphtalein đươc pha chế như sau: Dung dịch HCl 0.1 N: Pha HCl trong ống chuẩn 0.1N thành 1L với nước cất. Dung dịch chỉ thị Phenolphtalein: hòa tan 0.1g Phenolphtalein vào 100ml cồn. Dung dịch chỉ thị metyl da cam: hòa 0.1 g metyl da cam vào 100ml nước cất. - Cách tiến hành:
+ Xác định CO32-: Lấy 10ml mẫu, thêm 1 giọt phenolphtalein, nếu xuất
hiện màu hồng thì có kiềm tự do. Chuẩn độ với HCl 0.1 N tới khi hết màu. Ghi nhận thể tích HCl đã chuẩn (V1).
X1 (g/L) = V1*N*60*1000 V
+ Xác định HCO3-: Lấy 10ml mẫu, thêm 1 giọt metyl da cam. Chuẩn độ với
HCl 0.1N tới khi dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu gạch non. Ghi nhận thể tích HCl đã chuẩn (V2).
X2 (g/L) = (V1-V2)*N*61*1000 V
Trong đó:
Với X1, X2 lần lượt là nồng độ của CO32- và HCO3-
V1 là thể tích của HCl 0.1N chuẩn độ với Phenolphtalein (ml) V2 là thể tích của HCl 0.1N chuẩn độ với Metyl da cam (ml) V là thể tích mẫu lấy để chuẩn (ml)
N là nồng độ HCl pha để chuẩn 60 là đương lượng gam của CO32- 61 là đương lượng gam của HCO3- 1000 để quy đổi về 1L.
* Xác định hàm lượng P_PO43- (Standard methods, 1998): Sử dụng phương pháp Acid ascorbic.
* Xác định hàm lượng N_NO3- (Standard methods, 1998): Sử dụng phương pháp Salycilate.
* Xác định tốc độ sinh trưởng đặc trưng của tảo (Lê Thị Bích Ngọc, 2010) Tính theo cơng thức:
SGR: Tốc độ tăng trưởng đặc trưng của tảo ODo: Mật độ quang học ban đầu
ODt: Mật độ quang học cực đại t: Thời gian tảo đạt mật độ cực đại
* Phương pháp xác định trọng lượng khô của sinh khối (Richmond et al., 1986):
- Nguyên tắc: Dựa vào sự bay hơi nước do nhiệt để tính độ chênh lệch khối lượng trước và sau khi sấy.
- Cách tiến hành:
+ Sấy giấy lọc ở nhiệt độ 70oC qua đêm, để nguội và đem cân, ghi lại trọng lượng G1.
+ Rửa phần trên giấy lọc bằng HCl (pha loãng 1:1 với nước cất. Khi dùng, lấy 0,5ml dung dịch này pha thành 100ml bằng nước cất) sử dụng để loại khoáng lẫn trong sinh khối.
+ Giấy lọc cùng với sinh khối trên giấy lọc được sấy ở 70oC để qua đêm. Làm nguội trong bình hút ẩm và đem cân, ghi lại trọng lượng G2.
- Tính kết quả: Trọng lượng khơ (DW) được xác định theo cơng thức:
Trong đó:
10 là thể tích dịch ni (ml)
1000 là số chuyển đổi từ ml sang lít
G2: trọng lượng giấy lọc và sinh khối đã sấy (g) G1: trọng lượng giấy lọc đã sấy (g).
3.3.5. Đánh giá chất lượng tảo nuôi thu sinh khối trong nguồn nước khoáng ở Mỹ An, Thừa Thiên Huế
Sinh khối tảo thu hoạch được trộn lẫn với nhau. Lấy một phần lượng sinh khối khô đem gửi mẫu phân tích các thành phần hóa học có trong tảo, phần cịn lại được đóng hộp kín và bảo quản ở nơi khơ thống.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. CHẤT LƯỢNG NƯỚC KHOÁNG MỸ AN 4.1. CHẤT LƯỢNG NƯỚC KHOÁNG MỸ AN
Kết quả phân tích thành phần hóa lý của nước khoáng Mỹ An ở xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế được thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1. Thành phần hóa học của nước khống.
STT Chỉ tiêu phân tích Kết quả
(mg/l) STT Chỉ tiêu phân tích
Kết quả (mg/l)
1 pH 7.78 14 Sunfat (SO42-) 2.577
2 Độ cứng (tính theo CaCO3) 328.0 15 Nitrat (NO3-) < 0.02
3 SiO2 25.058 16 Nitrit (NO2-) < 0.02
4 Sunfua (S2-) 0.48 17 HCO3- 1055.30
5 Amoni (NH4+) 0.05 18 Florua (F-) 0.887
6 Natri (Na) 134.79 19 Asen (As) 0.00370
7 Kali (K) 58.67 20 Cadimi (Cd) 0.00019
8 Canxi (Ca) 94.40 21 Chì (Pb) 0.00121
9 Magie (Mg) 22.08 22 Thủy ngân (Hg) 0.00010
10 Sắt II (Fe2+) < 0.05 23 Đồng (Cu) 0.00374
11 Sắt III (Fe3+) < 0.02 24 Kẽm (Zn) 0.061
12 Nhôm (Al) < 0.02 25 Photphat (PO43-) 0.086
13 Clorua (Cl-) 1251.38
Từ bảng 4.1 ta thấy hàm lượng HCO3- (1055.30 mg/l) khá cao, vì vậy nguồn nước khống Mỹ An có thể sử dụng nuôi tảo Spirulina platensis tốt.
HCO3- cung cấp cacbon cho tảo, đây được xem là một trong các nguồn dinh dưỡng chính của tảo Spirulina (Jorge, A.V.C., 2002). Kết quả nghiên cứu nuôi
tảo Spirulina của Vonshak (1997) cho biết sau chi phí lao động, yếu tố quyết
định giá thành của sản phẩm tảo Spirulina là chi phí dinh dưỡng, đặc biệt là chi phí của nguồn cacbon. HCO3- đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì ổn định hệ đệm CO2 - H2CO3 - HCO3-, thơng qua đó duy trì ổn định pH ở ngưỡng thích hợp cho ni sinh khối tảo và hạn chế nhiễm tạp. HCO3- cung cấp CO2 cho quá
trình quang hợp của tảo. Nguồn CO2 trong khơng khí khơng thể đáp ứng nhu cầu cacbon của cho các loài tảo quang tự dưỡng như các các lồi cây trên cạn vì thế việc cung cấp CO2 và HCO3- là rất quan trọng cho các hệ thống nuôi sinh khối tảo năng suất cao. Sự có sẵn HCO3- trong nước tạo điều kiện cho tảo sinh trưởng và phát triển tốt đồng thời giảm chi phí cung cấp CO2 hay HCO3-.
Hàm lượng Na+ cũng khá cao (134.79 mg/l). Từ lâu Na+ được biết là rất cần thiết cho sự sinh trưởng của tảo lam (Apte, 1980). Sự cần thiết này thể hiện ở nhu cầu Na+ cho quá trình quang hợp. Hai hoạt động chính của Na+ đã được xác định là tham gia vận chuyển HCO3- (Espie, 1987) và vận chuyển CO2. Theo Joshep (1984) Na+ có vai trị quan trọng trong việc trao đổi chất của tảo, không thể được thay thế bởi các ion khác như K+, Li+, Ca2+, Pb+, Cs+ hoặc Mg2+. Sự hiện diện của Na+ sẽ tăng cường việc cố định O2 và CO2. Sự thiếu hụt Na+ sẽ làm giảm hấp thụ phosphate dẫn đến thiếu ATP, kìm hãm quá trình cố định đạm. Tuy nhiên quá nhiều Na+ có thể gây độc cho tảo.
Hàm lượng K+ trong nước khoáng Mỹ An là 58.67 mg/l. Ion K+ rất cần thiết cho sự sinh trưởng của tảo, trong điều kiện thiếu K+, sinh trưởng và quang hợp của tảo bị giảm, hô hấp tăng (Becker, 1994). Tỉ lệ K+/Na+ của nước khoáng là 0.44 (nhỏ hơn 5), nằm trong giới hạn cho phép sử dụng nguồn nước để nuôi trồng tảo Spirulina platensis. Theo Nguyễn Hữu Thước (1988), tỉ lệ K+/Na+ lớn hơn 5 sẽ làm chậm sinh trưởng của tảo, khi tỷ lệ đó quá cao sẽ phá vỡ cấu trúc tế bào của tảo.
Hàm lượng Ca2+ trong nước khống Mỹ An khơng q cao (94.4 mg/l). Vai trò sinh lý của Ca2+ trong nuôi tảo vẫn chưa được hiểu rõ tuy nhiên Ca2+ được chứng minh là cần thiết cho sự phát triển của tảo. Theo Becker (1994), Ca2+có lẽ đóng vai trị duy trì màng tế bào chất, hình thành bộ khung hoặc thành tế bào tảo. Tuy nhiên nhu cầu Ca2+ cần cho tảo rất thấp, nếu hàm lượng này quá cao sẽ làm giảm tác dụng của HCO3- cung cấp vào cho phản ứng tạo kết tủa. Hàm lượng các kim loại nặng Cd (0.00019mg/l), Pb (0.00121mg/l), Hg (0.00010mg/l), As (0.00370mg/l) là rất thấp, hàm lượng này nhỏ hơn nhiều so với giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6213:2004 áp dụng cho nước khống thiên nhiên đóng chai dùng cho mục đích giải khát và tiêu chuẩn TCVN 5944:1995 đối với nước dùng cho nuôi trồng thủy sản.
chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm” thì hàm lượng F- trong nước khống Mỹ An dưới 1mg/L, vì vậy có thể chấp nhận được cho mơi trường ni tảo này.
Hàm lượng sunfua (S2-) lại khá cao (0.48mg/l). Trong nước, sunfua chủ yếu ở dạng H2S. Lượng H2S cao có thể ức chế sinh trưởng của tảo. Vì vậy cần phải tiến hành loại bỏ yếu tố này bằng cách sục khí, cho bay hơi tự nhiên theo như mô tả ở mục 3.2.3 (a).
Như vậy nước khống Mỹ An có thành phần hóa lý phù hợp cho ni cấy chủng tảo Spirulina platensis.
4.2. KẾT QUẢ LỰA CHỌN TẢO GIỐNG
Việc chọn chủng tảo để ni sinh khối có tầm quan trọng đặc biệt và trước tiên phải dựa trên năng suất tối đa, chất lượng sinh khối tốt. Sinh trưởng của tảo
Spirulina platensis thí nghiệm (các chủng SP2, SP4, SP8, T38, T48) ở các cơng
thức thí nghiệm được đánh giá thơng qua đo mật độ tế bào tại bước sóng 445nm trên máy quang phổ.
Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của các chủng tảo Spirulina platensis tham gia thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.2 như sau:
Bảng 4.2. Tốc độ sinh trưởng của các chủng tảo giống ni trong phịng thí nghiệm
Chủng tảo
Thời gian đo (ngày)
0 3 6 9 12 15 18 21 SP2 ĐC 0.410 0.427 0.476 0.627 0.734 0.918 1.194 1.660 TN 0.495 0.500 0.551 0.595 0.721 0.890 1.109 1.584 SP4 ĐC 0.374 0.385 0.462 0.600 0.706 0.948 1.213 1.682 TN 0.491 0.476 0.520 0.591 0.706 0.846 1.081 1.502 SP8 ĐC 0.413 0.439 0.500 0.608 0.752 0.958 1.241 1.682 TN 0.457 0.496 0.549 0.629 0.772 1.016 1.273 1.687 T38 ĐC 0.423 0.427 0.461 0.583 0.702 0.878 1.139 1.581 TN 0.471 0.481 0.503 0.580 0.657 0.853 1.059 1.461 T48 ĐC 0.412 0.414 0.422 0.590 0.655 0.830 1.107 1.534 TN 0.500 0.533 0.530 0.639 0.761 0.910 1.099 1.478
Tốc độ sinh trưởng của mẫu được trình bày ở hình 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5, 4.6, 4.7.