Quy trình chuẩn bị thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm địa sâm coprinus comatus (o f muller) (Trang 42 - 46)

Phần 3 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

3.6. Quy trình chuẩn bị thí nghiệm

3.6.1. Nhân giống cấp 2 nấm Địa sâm Coprinus comatus dạng dịch thể

3.6.1.1. Chuẩn bị môi trường

Cao nấm men, đƣờng sucrose, các hóa chất khác đƣợc hòa tan vào nƣớc. Bổ sung nƣớc cất cho đủ 1000 ml, sử dụng hóa chất NaOH 1M và HCl 1M điều chỉnh pH dung dịch.

Dung dịch vừa pha chế đƣợc đổ vào bình thủy tinh thể tích 5000 ml, mỗi bình chứa 2000ml và các chai 500ml mỗi chai chứa 200ml dịch môi trƣờng, khử trùng ở nhiệt độ 121oC trong thời gian 60 phút.

3.6.1.2. Chuẩn bị dịch giống cấp 2 (200ml)

Hệ sợi của ống giống cấp 1 dạng thạch đúng tuổi(12 ngày tuổi) đƣợc lấy toàn bộ vào 200 ml thể tích dung dịch đã đƣợc hấp khử trùng ở 121oC trong thời

gian 60 phút. Sử dụng máy nghiền để làm nhỏ hệ sợi nấm tạo thành một dung dịch giống. Các chai dịch sau khi cấy giống đƣợc nuôi trên máy lắc Seriker II - Hàn quốc trong 4 ngày.

3.6.1.3. Cấy giống

Sử dụng giống cấp 2 (200ml) nấm Địa sâm 4 ngày tuổi để cấy chuyển. Sau khi khử trùng, bình dịch môi trƣờng đƣợc bảo quản trong phòng cấy sạch, khi nhiệt độ dung dịch nhỏ hơn 30oC thì tiến hành cấy giống. Giống đƣợc cấy trong box cấy sinh học, đảm bảo điều kiện vô trùng, hạn chế và giảm tỉ lệ nhiễm. Tỉ lệ giống cấy là 30%.

3.6.1.4. Nuôi sợi

Các bình dịch sau khi cấy giống đƣợc nuôi cấy tùy thuộc vào từng thí nghiệm, các yếu tố phi thí nghiệm sau đƣợc sử dụng kết quả tối ƣu nhất của thí nghiệm đã nghiên cứu ở giai đoạn trƣớc.

3.6.2. Nuôi trồng nấm Địa sâm Coprinus comatus 3.6.2.1. Chuẩn bị môi trường 3.6.2.1. Chuẩn bị môi trường

Các nguồn cơ chất, cám ngô, cám gạo, bột nhẹ, túi nilon PE, cổ nắp và chun buộc.

3.6.2.2. Hấp khử trùng

Môi trƣờng có thể đƣợc hấp khử trùng ở 2 chế độ: Nồi hấp điện tử ở 121oC, 1atm trong thời gian 180 phút Nồi thủ công 1000C trong 6h.

3.6.2.3. Cấy giống

Môi trƣờng khử trùng đƣợc để nguội rồi tiến hành cấy giống. Loại giống: Giống Địa sâm cấp 2 dạng dịch thể.

Tỷ lệ giống cấy theo thí nghiệm nghiên cứu.

3.6.2.4. Nuôi sợi

Giống nấm sau khi cấy đƣợc ƣơm sợi trong điều kiện nhiệt độ và ánh sáng đƣợc bố trí theo theo từng thí nghiệm nghiên cứu, độ ẩm không khí 65 - 70%.

3.6.2.5. Vật liệu phủ và cách phủ

Nấm Địa sâm là loại nấm chỉ có thể hình thành quả thể bằng phƣơng pháp phủ trên bề mặt mới có nấm mọc. Vật liệu phủ đƣợc sử dụng là đất thịt nhẹ giàu dinh dƣỡng hữu cơ (đƣợc lấy từ tầng canh tác lúa hoặc rau màu) và trấu hun. pH vật liệu phủ thích hợp là 7,0- 7,5. Trấu hun đã qua xử lý nấm bệnh có thể mua tại các cơ sở chuyên cung cấp giá thể sạch trồng cây, trồng rau. Đất ruộng sau khi lấy về tiến hành đập nhỏ, lấy sàng có lan thƣa lắc nhẹ loại bỏ đất bột, vụn. Đƣờng kính viên đất 0,3-1,5cm đem phơi thật khô và sử dụng.

Trƣớc khi phủ cần kiểm tra xem sợi nấm mọc đều trên mặt và ăn sâu vào cơ chất có màu trắng bạc nhƣ tàn thuốc lá là đủ điều kiện phủ đất. Nếu mặt luống khô, tƣới nhẹ cho ẩm đều. Đổ nhẹ vật liệu lên mặt, dùng tay hoặc bàn gạt san đều vật liệu có chiều dày 2,5-3cm. Sau khi phủ đất xong trong khoảng 3-4 ngày đầu dùng bình phun nhiều lần sao cho đủ ẩm toàn bộ lớp vật liệu phủ, với đất phủ cần kiểm tra độ ẩm bằng cách bẻ viên đất không còn lõi trắng là đạt yêu cầu. Các ngày tiếp theo giảm lƣợng nƣớc tƣới, duy trì ẩm độ liên tục nhƣ đất gieo hạt rau khoảng 80-85% cho tới khi nấm mọc.

3.6.2.6. Chăm sóc

Sau cấy giống, khi hệ sợi phát triển kín toàn bộ cơ chất cũng là lúc hệ sợi nấm bắt đầu chuyển sang giai đoạn sinh trƣởng sinh thực. Lúc này bắt đầu điều chỉnh các điều kiện chăm sóc phù hợp với các thí nghiệm đã đƣợc bố trí. Các yếu tố phi thí nghiệm sau sẽ ứng dụng kết quả tối ƣu nhất của các yếu tố thí nghiệm đã đƣợc nghiên cứu ở thí nghiệm trƣớc.

Nấm Địa sâm nếu đƣợc nuôi trồng ở ngoài trời mọc quả thể rất phụ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ các đợt gió mùa đông bắc. Mùa đông trời rét đậm, rét dài thì nấm mọc liên tục.

Khi thấy nấm bắt đầu xuất hiện (có các chấm nhỏ màu trắng nhƣ hạt ngô) điều chỉnh lƣợng nƣớc tƣới theo mật độ và độ lớn cây nấm. Nấm ra càng nhiều, càng lớn thì lƣợng nƣớc tƣới cũng nhiều hơn. Tuỳ thuộc vào thời gian và thời tiết (nhiệt độ trong ngày, độ ẩm, tốc độ gió) để điều chỉnh hệ thống thông gió và lƣợng nƣớc tƣới.

3.6.2.7. Thu hái và bảo quản

a. Thu hái

Hái nấm trƣớc khi nấm rách màng bao, chiều dài thân nấm từ 5-10cm thích hợp cho việc bán tƣơi và chế biến. Dùng tay nhẹ nhàng xoáy quả nấm, lấy hết phần gốc và cuống nấm, dùng dao cắt ngang cuống nấm dài 0,5- 1cm. Nếu nấm mọc thành cụm thì nên hái cả cụm, tránh hái tỉa.

Dừng tƣới nƣớc trƣớc khi hái từ 4- 5giờ để nấm không bị bẩn. Sau khi hái xong cần phải nhặt bỏ các gốc, “rễ già”, nấm nhỏ bị chết, bổ sung thêm đất phủ vào những nơi bị hao hụt do thu hái. Sau đó tƣới nƣớc nhƣ bình thƣờng. Quá trình thu hái, chăm sóc kéo dài khoảng 2,0- 2,5 tháng thì kết thúc, nếu trời hết lạnh hoặc cơ chất hết dinh dƣỡng thì hết nấm.

b. Bảo quản

Quả thể nấm tƣơi đƣợc bảo quản ở nhiệt độ 5 – 10oC trong thời gian tối đa 5- 7 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm địa sâm coprinus comatus (o f muller) (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)