Kết luận và khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại agribank chi nhánh huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 93)

5.1. KẾT LUẬN

CVTD là một trong những lĩnh vực hoạt động rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM và có tác động đáng kể đối với sự tăng trưởng, phát triển củaNH nói chung và của nền kinh tế nói riêng. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế và nhanh chóng hoà nhập với tiến trình phát triển chung của thế giới, ngành NH nước ta nói chung, Agribank chi nhánh Mỹ Đức nói riêng đã không ngừng phát triển cũng như nâng cao chất lượng các dịch vụ NH nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của KH. Trong xu thế đó thì phát triển hoạt động CVTD giữ một vai trò rất quan trọng. Nó đã và đang là nhiệm vụ hàng đầu của ngành NH hiện nay.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, với luận cứ về lý luận và thực tiễn, luận văn đã làm rõ những nhiệm vụ sau:

- Để phát triển cho vay tiêu dùng Agribank chi nhánh huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội cần phải đẩy mạnh công tác huy động vốn, luôn xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, tập trung tăng trưởng bền vững nguồn vốn, đặc biệt là nguồn tiền gửi dân cư.

- Đa dạng hóa các danh mục vay vốn, tìm kiếm và sàng lọc khách hàng để từ đó khai thác những khách hàng tiềm năng, khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh. Bên cạnh đó phải thường xuyên kiểm tra, rà soát theo định kỳ các khoản vay để có biện pháp phòng chống rủi ro về mất vốn với khoản vay đó.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa ra các chính sách cho vay phù hợp , đa dạnh hóa các sản phẩm với mức độ linh hoạt cao và có nhiều tiện ích nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Không ngừng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ ngân hàng để hiện đại hóa hệ thống thanh toán,đa dạng hóa hình thức huy động vốn, cho vay với các sản phẩm tiện ích ngân hàng hiện đại, cung ứng cho doanh nghiệp và dân cư các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động phát triển CVTD tại Agribank Mỹ Đức qua 5 năm 2014 – 2018, luận văn đã phân tích và làm rõ những kết quả đạt được và những tồn tại cũng như các nguyên nhân của tồn tại cũng đã được chỉ ra. Đây là cơ sở rất quan trọng để luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị phù

hợp và khả thi.

Từ những định hướng hoạt động tín dụng và phát triển CVTD tại Agribank chi nhánh Mỹ Đức trong thời gian tới, luận văn đã đưa ra một số quan điểm về phát triển CVTD cũng như đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần phát triển hoạt động CVTD tại ngân hàng này.

Phát triển hoạt động CVTD là một trong những yêu cầu bức thiết đối với hoạt động ngân hàng trong thời điểm hiện nay nhưng phát triển CVTD phải chịu ảnh hưởng của nhiều tân tố chủ quan và khách quan. Do vậy đây là vấn đề lớn và phức tạp. Trong phạm vi hiểu biết của mình và bị giới hạn bởi dung lượng luận văn thạc sỹ nên bản luận văn này không tránh khỏi sai sót, bất cập. Tác giả rất mong đón nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn được hoàn thiện hơn.

5.2. KHUYẾN NGHỊ

5.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

Để hoạt dộng cho vay tiêu dùng trong hệ thống các NHTM ở Việt Nam tiếp tục tăng cường ổn định, hiệu quả chỉnh phủ cần tạo mọi điểu kiện thuận lợi để hoạt động này có thể phát triển và mang lại ngày càng nhiều lợi ích cho toàn xã hội:

Thứ nhất, Chính phủ thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm ổn định môi trường vĩ mô, từ đó xác định chiến lược phát triển kinh tế, tăng cường đầu tư, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP nhằm mục tiêu ổn định thị trường, giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức có lợi cho nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hợp lý, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng mức sống dân cư tạo ra cầu về hàng hóa...Việc ổn định môi trường kinh tế, chính trị, xã hội sẽ tạo điểu kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống cho dân cư, nâng cao khả năng tích lũy và tiêu dùng của dân cư, thúc đẩy nhu cầu tiêu dung tăng lên, đồng thời cũng giúp cho các thành phần kinh tế yên tâm sản xuất kinh doanh tao ra nhiểu hàng hóa dịch vụ cho xã hội.

Thứ hai, chính phủ sớm ban hành Luật tín dụng tiêu dùng, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Muốn vậy, ngay từ bây giờ, nhà nước cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể hoàn thiện và cho ra đời Luật tín dụng tiêu dùng một cách sớm nhất.

lẻ như đưa ra các tỷ lệ và dự trữ thấp hơn, cho phép các ngân hàng thành lập quỹ dự phòng rủi ro riêng.

Thứ tư, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các NHTM trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất xám. Hệ thống ngân hàng luôn đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, hăng say, nhiệt tình với công việc, luôn cập nhật và bổ sung kiến thức để có thể bắt kịp với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngân hàng. Do đó, đầu tư cho giáo dục mà cụ thể là đàu tư cho các trường có đào tạo chuyên ngành ngân hàng là điều kiện cần thiết để nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng.

5.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động cho vay. Nhìn chung, hệ thống văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay đã có nhiều điểm mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các ngân hàng thương mại trong quá trình làm thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, cho vay và xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ. Việc không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp luật nói trên đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động cho vay có hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, một số quy định trong các văn bản pháp luật về đảm bảo tiền vay và quy chế cho vay vẫn chưa sát với tình hình thực tế và chưa phù hợp với các văn bản pháp luật mới ban hành.

Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay cá nhân nói riêng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cũng như tính pháp lý để tạo điều kiện cho công tác cho vay tại các ngân hàng thương mại được an toàn và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó,Ngân hàng Nhà nước nên có các biện pháp tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro và có các biện pháp hỗ trợ các NHTM trong việc xử lý nợ.

5.2.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Việt Nam

Thứ nhất, phối hợp chặt chẽ với NHNN để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất luợng và phát triển phạm vi thông tin giúp các chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.

dùng tại các chi nhánh. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã đưa ra nhiều văn bản hướng dẫn việc thực hiện qui trình tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, một số quy định cụ thể về từng loại sản phẩm CVTD lại chưa đầy đủ. Do đó, để giúp cho cán bộ tín dụng, nhất là cán bộ mới nắm bắt được công việc nhanh chóng, có hiệu quả thì Agribank nên có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn, tránh mâu thuẫn chồng chéo với các quy định chung của Nhà nước.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần có những cơ chế, chính sách tài chính linh hoạt và phù hợp với đặc thù riêng của từng chi nhánh, nhằm khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, để có thể nâng cao chất lượng hoạt động cũng như động viên tinh thần làm việc của toàn thể cán bộ, công nhân viên.

Thứ ba, giải quyết vấn để bảo đảm tiền vay. Trong những năm qua, Agribank Mỹ Đức gặp không ít khó khăn trong việc xử lý đảm bảo tiền vay. Đây là vấn đề mà ngân hàng cấp trên cần xem xét cũng như điều chỉnh chế độ, qui trình thế chấp tài sản đúng theo luật định để giúp các chi nhánh tháo gỡ khó khăn như:

- Có quy trình hướng dẫn cụ thể về việc thế chấp tài sản cầm cố, tài sản đảm bảo với từng loại hình động sản, bất động sản.

- Thiết lập phòng, ban, tổ thẩm định và gắn trách nhiệm, đồng thời có chế độ thưởng, phạt đến từng cán bộ, phòng ban kịp thời.

- Cùng hỗ trợ với các ngân hàng cơ sở hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan ban/ngành để xử lý tài sản thế chấp, thu hồi vốn kịp thời.

Thứ tư, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm kiểm soát các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân sự.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tham khảo:

1. Đỗ Thị Thuỳ Trang (2011). Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

2. Lê Minh Sơn (2004). Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Lê Thị Kim Huệ (11/2013). Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay. Tạp chí Kinh tế và Dự báo trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (21). tr. 24-25. 4. Ngân hàng Nhà nước (2001). Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách

hàng QĐ/1627/2001/QĐ-NHNN.

5. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Mỹ Đức (2014-2018). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2014, 2015, 2016, 2017,2018.

6. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2018). Tài liệu huấn tập huấn nghiệp vụ dành cho cán bộ tín dụng chi nhánh Agribank.

7. Nguyễn Minh Kiều (2008). Nghiệp vụ Tín dụng và Thẩm định Tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Phương Liên (2010). Giáo trình Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại. Khoa Tài chính – Ngân hàng thuộc trường Đại học Thương Mại. 9. Phạm Thị Phương Thảo (2010). Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Quảng Ngãi. Luận văn Thạc sĩ.

10. Phan Thị Cúc (2008). Giáo trình Tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 11. Phan Thị Thu Hà (2007). Giáo trình Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại

học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12. Quốc hội của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010). Luật các tổ chức cho vay sửa đổi, bổ sung năm 2010.

13. Trần Ngọc Minh (2011). Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Sở giao dịch 1. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

II. Tài liệu website: 14. http://www.Agribank.com.vn 15. http://www.vietcombank.com.vn 16. http://www.vneconomy.vn 17. http://www.cafef.vn 18. http://www.sbv.gov.vn/ 19. https://www.fecredit.com.vn

PHỤ LỤC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019 BẢNG KHẢO SÁT

Kính gửi quý khách hàng!

Nhằm phục vụ cho mục tiêu khảo sát thị hiếu người tiêu dùng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, Ngân hàng nông nghiệp vàn phát triển nông thôn huyện Mỹ Đức TP Hà Nội xin quý khách hàng bớt chút thời gian hoàn thành bảng hỏi dưới đây. Sự hợp tác của quý khách hàng là cơ sở để chúng tôi phát triển những sản phẩm tốt hơn, phù hợp hơn với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Chúng tôi cam kết bảo mật mọi thông tin được cung cấp.

Họ tên :….. ……… . Giới tính: ☐ Nam ☐ Nữ

Nghề nghiệp: ……….. Số ĐT:……….. Email:………..

Câu 1: Độ tuổi của quý khách nằm trong khoảng

☐ 20 – 30 ☐ 30 – 40 ☐ 40 – 50 ☐ 50 – 60 Câu 2: Mức thu nhập trung bình hàng năm

☐ 0 – 50 triệu đồng☐ 50 – 100 triệu đồng☐ 100 – 200 triệu đồng☐ > 200 triệu đồng Câu 3: Số lượng thành viên lao động chính cùng trả nợ vay với quý khách?

☐ 01 người ☐ 02 người ☐ 03 người

Câu 4: Quý khách đã vay vốn tại Agribank chưa?

☐Đã từng vay ☐ Đang vay ☐ Đang tìm hiểu ☐ Chưa Câu 5: Mục đích vay vốn của quý khách là gì?

☐ mua nhà ☐ xây dựng sửa chữa nhà ở ☐ mua mua ô tô ☐ mua sắm đồ dùng sinh hoạt ☐ đi du học

Câu 6: Số tiền mà quý khách sử dụng được huy động từ

Câu 7: Khả năng trả nợ tối đa của quý khách trong một tháng nếu có nhu cầu vay là bao nhiêu?

☐ < 4 triệu đồng ☐ 4 – 8 triệu đồng ☐ 8 – 12 triệu đồng ☐ >12 triệu đồng Câu 8: Hình thức đảm bảo tài sản quý khách sử dụng là gì?

☐ Cầm cố, thế chấp☐ Tài sản đảm bảo của bên thứ 3 ☐ Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Câu 9: Quý khách muốn áp dụng loại lãi suất nào?

☐ Thả nổi ☐ Cố định ☐ Thay đổi 6 tháng/lần ☐ Thay đổi 12 tháng/ lần Câu 10: Theo quý khách lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay như thế nào?

☐ Thấp ☐ Hợp lý ☐ Cao

Câu 11: Kỳ hạn trả gốc và lãi quý anh/chị mong muốn?

☐ 3 tháng ☐ 6 tháng ☐ 9 tháng ☐ 12 tháng

Câu 12: Quý khách muốn vay vốn trong thời gian bao lâu

☐ 1 – 5 năm ☐ 5 – 10 năm ☐ 10 – 15 năm ☐ > 15 năm Câu 13: Theo quý khách thủ tục vay vốn tại Agribank như thế nào?

☐ nhanh chóng, đơn giản ☐ chặt chẽ, hợp lý ☐ phức tạp, không kịp thời

Câu 14: Theo quý khách trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ Agribank như thế nào?

☐ Giỏi ☐ Khá ☐Bình thường ☐ Yếu ☐ Kém

Câu 15: Quý khách có hài lòng với cách phục vụ của Agribank không?

☐ Rất hài lòng ☐ Hài lòng ☐ Bình thường ☐ Chưa tốt ☐ Kém Câu 16: Quý khách có hài lòng khi nghe tư vấn của cán bộ Agribank không?

☐ Rất hài lòng ☐ Hài lòng ☐ Bình thường ☐ Chưa tốt ☐ Kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại agribank chi nhánh huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)