Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
* Chức năng:
Công ty TNHH MTV 76 được thành lập ngày 09/3/1971, theo giấy phép kinh doanh Công ty chuyên sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm hàng quốc phòng
và hàng kinh tế, phân phối các sản phẩm tới các doanh nghiệp và tới tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.
* Nhiệm vụ:
Công ty hoạt động chủ yếu là sản xuất các mặt hàng lưới nguỵ trang, mô hình nghi binh, nghi trang, vải áo mưa bộ đội, bao cát quân sự, nhà bạt dã chiến, sơn quân sự và một số sản phẩm khác, đồng thời tích cực đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng kinh tế xuất khẩu…nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
+ Đáp ứng kịp thời các nhu cầu hàng hoá cho thị trường, mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
+ Cung cấp cho bán sỉ, bán lẻ.
+ Bảo toàn và phát triển vốn, bảo đảm các mục tiêu lợi nhuận, nâng cao phúc lợi tập thể, thu nhập của người lao động và hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm hạ giá thành, đáp ứng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
+ Đảm bảo chữ tín cho khách hàng, khẳng định vị trí của Công ty trên thị trường xuất khẩu.
Trước mắt Công ty yêu cầu khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả, đổi mới cơ chế quản lý trong kinh doanh như: đa dạng hoá các sản phẩm, tổ chức liên kế, liên doanh nâng cao khả năng hoạt động kinh doanh trên các thị trường, tăng cường bồi dường cán bộ, đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ cho người lao động, đảm bảo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
3.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý
Công ty TNHH MTV 76 có cơ cấu quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Bộ máy quản lý điều hành như sau:
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH MTV 76 Nguồn: Phòng Hành chính Nguồn: Phòng Hành chính BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kinh doanh Phòng Nhân sự Phân xưởng Kéo sợi Phân xưởng Dệt manh Phân xưởng Tráng và tạo phôi Phân xưởng May 1 Phân xưởng May 2 Phân xưởng May 3 Phòng Vật tư Phòng Kế toán Phòng Chính trị Phòng Hành chính Phòng Kỹ thuật Phòng KCS Phòng Cơ điện Phân xưởng Bao gói
Khối hành chính bao gồm: Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng. Khối sản xuất bao gồm các phân xưởng sản xuất.
Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:
* Ban Giám đốc: Nắm toàn bộ quyền hành, chỉ đạo chung toàn công ty, là chủ tài khoản và quyết định mọi vấn đề của Công ty.
* Khối phòng ban:
- Phòng vật tư: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc lập kế hoạch cung ứng vật tư cho sản xuất và quản lý quá trình sử dụng vật tư, nhiên liệu, quản lý vật tư, nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh. Phòng Vật tư kết hợp với phòng Kế hoạch, dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh để lập kế hoạch cũng như cung ứng đầu vào đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, quản lý thành phẩm sản xuất ra.
Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ chủ yếu lập kế hoạch sản xuât kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, điều độ sản xuất kinh doanh đảm bảo cho sản xuất ổn định, giao hành kịp thời không có sai sót, hỗ trợ cho việc xuất khẩu các mặt hàng kinh tế của Công ty như: làm dịch vụ thuê chuyên chở hàng, làm công việc xuất nhập các nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu sản xuất của Công ty.
Phòng Kỹ thuật: đôn đốc theo dõi các phân xưởng thực hiện quy trình công nghệ trong sản xuất. Tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, kết hợp với các phân xưởng tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ mà công ty đề ra.
Phòng kế toán: Quản lý tài chính của Công ty, quản lý mọi nguồn thu chi hàng tháng, hàng năm, tính toán đầu ra đầu vào của tổng các loại sản phẩm. Tổ chức thống kê, ghi chép, kiểm tra hoá đơn, chứng từ, đề xuất tổ chức quản lý bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ trích nộp thuế, nộp ngân sách nhà nước, quốc phòng và trích lập các quỹ trong công ty.
Phòng Hành chính: Bao gồm nhà ăn, quân y, nhà trẻ, văn thư. Có chức năng giúp đỡ giám đốc trong lĩnh vực hành chính, tổng hợp, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động văn thư của doanh nghiệp.
Phòng tổ Nhân sự: có vai trò cố vấn cho cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp về tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến công tác tổ chức và quản lý người lao động trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn đảm bảo mọi quyền lợi cho người lao động theo đúng luật lao động thực hiện lưu trữ và bảo
quản hồ sơ, bảo hiểm y tế, phúc lợi, bảo hiểm xã hội…góp phần bảo đảm đóng góp tốt nhất cho mục tiêu của doanh nghiệp.
Phòng Quản lý chất lượng (KCS): có nhiệm vụ quản lý chất lượng cảu nguyên nhiên liệu, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng thành phẩm và bán thành phẩm.
Phòng Cơ điện: có nhiệm vụ quản lý công nghệ, thiết bị máy móc. Tìm ra các biện pháp cải tiến công nghệ trang thiết bị sao cho hạ giá thành sản phẩm. * Khối phân xưởng sản xuât: Phối hợp với các phòng ban tổ chức sản xuất theo kế hoạch hàng tháng mà Công ty giao.