Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.2 Phương pháp phân tích
3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Mô tả, quan sát số liệu đã xử lý mô tả các yếu tố ảnh hưởng tới việc tiêu thụ rau an toàn an toàn trên địa bàn thị trấn.
3.2.2.2. Phương pháp thống kê so sánh
Mỗi đối tượng khách hàng có những yếu tố thu nhập, gia đình, và các điều kiện về bản thân khác. Vì vậy dùng phương pháp này nhằm đánh giá các đối tượng khách hàng khác nhau trong tiêu dùng rau an toàn. Cụ thể trong nghiên cứu, phương pháp thống kê so sánh sẽ được sử dụng để đánh giá thực trạng nhận thức và yếu tố quyết định đến mua rau an toàn giữa những người có nghề nghiệp khác nhau: cơng nhân, nông dân, người kinh doanh, viên chức nhà nước, sinh viên và những người làm nghề khác, giữa những người có trình độ học vấn, tuổi tác và giới tính khác nhau.
0 j
3.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Thống kê qua bảng số liệu, dùng phương pháp xử lý số liệu bằng excel. Qua đó để có được cái nhìn tổng quan, và có căn cứ để phân tích các yếu tố đến ảnh hưởng đến quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng.
3.2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin
Các dữ liệu và thông tin đã thu thập được kiểm tra đảm bảo đầy đủ, chính xác và logic, sau đó được nhập vào máy tính và tổng hợp, hệ thống hóa. Dựa vào đó, nghiên cứu có số liệu cụ thể, chi tiết, sát thực về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn.
3.2.2.4. Phương pháp phân tích hồi quy
Được sử dụng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ phần trăm rau an toàn được tiêu dùng hàng tháng của người tiêu dùng trong gia đình của họ như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, giới tính, thu nhập, ……có ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua rau an tồn của họ.
Mơ hình được sử dụng là mơ hình hồi quy tuyến tính bội có dạng: Yi = x ji ui
j 1
i : Chỉ số của các quan sát i = 1:100 j: Chỉ số của các biến j = 1:8
Yi : tỷ lệ % mua rau an toàn của quan sát thứ i 0 : Hệ số tự do hay hệ số chặn (intercept) 1 : Hệ số hồi quy (Slop coeffjcient)
xi: các biến Gen, Edu, Need, I, Inc, P, Age, Lpb xji: Giá trị xj của quan sát thứ i ui: Sai số ngẫu nhiên (erorterm)
Sai số ngẫu nhiên ui tuân theo phân phối chuẩn và độc lập, với giá trị trung bình bằng khơng; phương sai δ2.
Lý do chọn mơ hình hồi quy tuyến tính bởi các vấn đề kinh tế - xã hội được nghiên cứu đều chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau, cộng với việc đề tài được nghiên cứu trong ngắn hạn nên dạng mơ hình được chọn là hợp lý. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu dùng rau an toàn sạch được lựa chọn gồm 8 biến: độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, số nhân khẩu, giới tính, nhu cầu, giá cả, mức độ tin tưởng. Lý do chọn các biến này nhằm kiểm định giả thiết sau:
+ Độ tuổi: Những người tuổi càng cao thì họ càng chứng kiến sự thay đổi của mơi trường tác động nên chất lượng rau an toàn càng nhiều (thường theo xu hướng tiêu cực) nên tỷ lệ tiêu dùng rau an toàn của họ thường sẽ cao hơn. Hay những người càng trẻ thì nhận thức của họ về sự thay đổi chất lượng rau an toàn càng ít nên họ thường có xu hướng có tỷ lệ tiêu dùng rau an tồn ít hơn.
+ Thu nhập: thường tỷ lệ thuận với tỷ lệ tiêu dùng rau an toàn , khi người tiêu dùng có thu nhập càng cao thì họ có xu hướng nghĩ cho sức khỏe mình nhiều hơn, mong muốn được dùng rau sạch và an toàn nhiều hơn, mong muốn chất lượng cuộc sống của mình sẽ tăng lên nên họ sẽ sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua được rau an toàn so với những người thu nhập thấp hơn, những người thường đắn đo hơn khi lựa chọn mua rau an tồn.
+ Trình độ học vấn: liên quan đến nhận thức của người dân, trình độ càng cao họ càng thấy lợi ích của sử dụng rau an tồn sạch theo tiêu chuẩn và tác hại của việc sử dụng rau khơng an tồn như thế nào bởi họ đã được bổ sung từ những năm đi học nên họ sẵn sàng mua rau an tồn để điều đó khơng xảy ra.
+ Nhân khẩu: số nhân khẩu trong gia đình càng nhiều thì xu hướng chi trả thêm cho sử dụng mua rau an toàn sẽ giảm đi.
+ Giới tính cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mua rau an tồn với giả định là có sự chi trả khác nhau giữa nam và nữ. Nam giới thường rất hào phóng nên sẽ chi trả nhiều hơn nữ giới.
+ Mức độ tin tưởng: liên quan tới vấn đề người tiêu dùng có tin vào chất lượng của rau an tồn. Mức độ tin tưởng càng cao thì họ lựa chọn mua rau an toàn càng nhiều hơn.
+ Mức nhu cầu: nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của mỗi đối tượng người tiêu dùng là khác nhau bởi họ bị ràng buộc về nhiều yếu tố như : thu nhập, trình độ học vấn, giá cả…Do đó tỷ lệ tiêu dùng rau an tồn của mỗi người là khác nhau.
+ Giá cả chênh lệch: với mỗi đối tượng người tiêu dùng họ có mức độ quan tâm đến giá cả là khác nhau. Trong quyết định mua rau an tồn, có sự lựa chọn mua khác nhau giữ đối tượng người tiêu dùng là sinh viên với người tiêu dùng là kinh doanh. Do đó, yếu tố giá cả chênh lệch cũng ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng.
Việc xem xét ảnh hưởng của các yếu tố tới tỷ lệ tiêu dùng rau an toàn sẽ cho ta biết được nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất, nhân tố nào ảnh hưởng ít
nhất, nhân tố nào khơng ảnh hưởng. Từ đó có thể phân tích, đánh giá được thực trạng vấn đề nghiên cứu và đưa ra các đề xuất trong việc quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng.
3.2.3.5. Phương pháp định tính
Sử dụng phương pháp định tính trong phần phỏng vấn và sử dụng bộ câu hỏi bằng cách xếp hạng, cho điểm. Các hộ sẽ xác định các yếu tố ảnh hưởng tới q trình ra quyết định mua rau an tồn về cảm nhận, độ an tồn và lợi ích về sức khỏe, tính sẵn có và thuận tiện, lợi ích về mơi trường, giá bán, đánh giá mức độ bằng cách cho điểm, xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đó. Điểm càng cao, mức độ đồng ý của các yếu tố ảnh hưởng đó càng lớn.