Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 49)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

BIDV Việt Nam thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.

- Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. - Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

- Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành lập theo nghị định số 177/TTG ngày 26/041957 của Thủ Tướng Chính Phủ, hoạt động theo luật Ngân hàng và luật các Tổ chức Tín dụng, đồng thời kinh doanh như một ngân hàng thương mại.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV có trụ sở chính tại số 35 Hàng Vôi- Q Hoàn Kiếm- TP Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt được tổ chức theo mô hình Tổng công ty nhà nước mang tính hệ thống cao nhất bao gồm 191 chi nhánh và các Công ty trong toàn quốc, có 03 đơn vị liên doanh với nước ngoài

Ngành nghề kinh doanh:

+ Dịch vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm + Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ + Dịch vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh + Dịch vụ chứng khoán

+ Cho vay (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) và đầu tư + Dịch vụ huy động tiền gửi dân cư (ngắn, trung, dài hạn) + Dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước

+ Dịch vụ mở và sử dụng tài khoản + Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

+ Các dịch vụ khác theo Điều lệ hoạt động của Ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng lớn cả về vốn và tài sản, đội ngũ cán bộ công nhân viên, mạng lưới hoạt động, số lượng khách hàng.

Tính đến 31/12/2018, tổng tài sản BIDV đạt 1.283.129 tỷ đồng, tăng 9,1% so với 2017, tiếp tục duy trì là ngân hàng TMCP có quy mô tổng tài sản lớn nhất. Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.202.452 tỷ đồng, tăng 8,7% so với 2017 trong đó Huy động vốn từ tổ chức và dân cư đạt 1.036.418 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với năm 2017, chiếm 12,3% thị trường của toàn ngành. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1.214.451 tỷ đồng, tăng trưởng 6,8% so với năm 2017 trong đó dư nợ tín dụng đạt 977.337 tỷ đồng, tăng trưởng 13,3% so với năm 2017.

Trong năm 2018, BIDV đạt tổng thu nhập ròng 42.628 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với năm 2017. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn ngân hàng là 9.415 tỷ đồng trong đó lợi nhuận trước thuế khối ngân hàng thương mại của BIDV đạt 8.959 tỷ đồng, tăng 12% so với 2017. Thu dịch vụ ròng đạt 5.139 tỷ đồng trong đó thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử đạt 360 tỷ đồng tăng trưởng 50% so với năm 2017.

Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu 1,6%, tỷ lệ nợ nhóm 2 là 2%, luôn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu tối đa do ĐHĐCĐ đặt ra (Lần lượt là <2%, 5%).

BIDV hiện có hơn 2.000 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp các Tỉnh thành trên cả nước với gần 2,4 vạn cán bộ nhân viên.

Trong hệ thống ngân hàng, BIDV rất vinh dự được lần thứ 5 liên tiếp được tổ chức The Asian Banker trao tặng giải thưởng “ Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” và luôn là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại. BIDV đang triển khai mạnh mẽ các dịch vụ Internet Banking, Smart Banking,... đã có các sản phẩm dịch vụ mới mang tiện ích cao và hiện đại như: Dịch vụ thanh toán cước phí viễn thông, thanh toán tiền điện, thanh toán tiền nước qua mạng, VnTopup, …

Đội ngũ cán bộ nhân viên BIDV được thử thách trong cơ chế thị trường, đã liên tục được bổ sung, đào tạo, sắp xếp lại theo yêu cầu đổi mới và phát triển kinh doanh hệ thống.

Đội ngũ cán bộ nhân viên BIDV được thử thách trong cơ chế thị trường, đã liên tục được bổ sung, đào tạo, sắp xếp lại theo yêu cầu đổi mới và phát triển kinh doanh hệ thống.

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Kinh Bắc

Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc là 1 chi nhánh thành viên của BIDV Việt Nam.

Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc được thành lập trên cơ sở quyết định số 589/QĐ-NHNN ngày 25/04/2015 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long vào Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam.

Chính thức đi vào hoạt động ngày 23/05/2015, Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam- chi nhánh Kinh Bắc là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động vốn và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài chính thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; cung cấp dịch vụ trung gian môi giới, và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.

Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam- chi nhánh Kinh Bắc hiện có mạng lưới kinh doanh gồm : Trụ sở chính , 03 phòng giao dịch , 03 máy ATM và thực hiê ̣n đầy đủ các chức năng của mô ̣t ngân hàng hiê ̣n đa ̣i , đáp ứng đầy đủ các di ̣ch vụ: tiền gửi, tín dụng, thanh toán và bảo lãnh...

Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam- chi nhánh Kinh Bắc được xây dựng theo mô hình chi nhánh hỗn hợp với đầy đủ chức năng của một ngân hàng hiện đại nhằm đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng như: hoạt động huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, thanh toán, ngân quỹ, tài trợ thương mại và các dịch vụ ngân hàng hiện đại như thanh toán qua thẻ ATM, POS, SMS banking, Mobile banking… Các hoạt động giao dịch được kết nối trực tuyến với hội sở chính và toàn hệ thống.

Với vị thế của chi nhánh cấp 1 đóng tại Trung tâm hành chính của tỉnh Bắc Ninh cùng với đội ngũ nhân viên trẻ trung , năng động và nhiệt tình, BIDV Kinh Bắc đang không ngừng phát huy thế mạnh ngân hàng bán lẻ và tận dụng cơ hội để đón bắt ưu thế phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ của tỉnh, thu hút được số lượng lớn khách hàng và tạo điều kiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

3.1.3. Bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc

Trong thời gian qua, BIDV Kinh Bắc đã thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, mở rộng mạng lưới hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Tính đến ngày 31/12/2017, BIDV Kinh Bắc có 65 cán bộ, mô hình tổ chức gồm: Ban giám đốc, 4 khối nghiệp vụ với 6 phòng nghiệp vụ và 03 phòng Giao dịch trực thuộc. Mô hình tổ chức của BIDV Kinh Bắc cụ thể như sau:

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức quản lý của BIDV Kinh Bắc

Nguồn: Phòng quản lý nội bộ Ngân hàng BIDV Kinh Bắc (2018)

- Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban + Ban Giám đốc

Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành chung mọi nghiệp vụ kinh doanh trong cơ quan theo quyền hạn của Chi nhánh mình. Trong quyết định thành lập ngân hàng mà Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã quy định cụ thể.

+ Phòng Khách Hàng (Bao gồm Tổ KHDN và Tổ KHCN)

* Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi phân công theo đúng pháp quy và quy trình tín dụng. Thực hiện các biện pháp phát triển tín dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả.

* Phòng tín dụng có chức năng tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh thực hiện chính sách phát triển khách hàng,quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện của chi nhánh, đề xuất hạn mức tín dụng, xếp loại với từng khách hàng, xác định tài sản đảm bảo nợ vay.

Ban Giám đốc 03 Phòng giao dịch Phòng khách hàng Phòng dịch vụ khách hàng Phòng quản lý nội bộ Phòng Quản lý rủi ro Tổ dịch vụ kho quỹ Phòng Quản trị tín dụng

* Chịu trách nhiệm Maketing tín dụng, bao gồm việc thiết lập, mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng.

* Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ và các vấn đề khác có liên quan.

* Thực hiện trực tiếp cho vay ngắn và trung dài hạn theo đúng thể lệ chế độ của ngành, quy định của nhà nước.

* Thực hiện thu nợ, theo hợp đồng tín dụng đó ký giữa Ngân hàng và khách hàng.

+ Phòng Quản Trị Tín Dụng

* Lưu giữ hồ sơ vay vốn, thế chấp của khách hàng,lập hồ sơ kinh tế của khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh.

* Thực hiện những nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc.

+ Phòng Quản Lý Rủi Ro

* Đầu mối tham mưu, đề xuất với giám đốc chi nhánh xây dựng những văn bản hướng dẫn công tác thẩm định, xây dựng các chương trình, các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định theo quy định, quy trình của nhà nước và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về công tác thẩm định.

* Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến than gia trong quá trình quản lý rủi ro, quản lý tín dụng và theo nhiệm vụ của phòng.

* Tham gia ý kiến chính sách tín dụng của chi nhánh. Tham gia ý kiến và phối hợp với các phòng trong việc tham gia ý kiến với các vấn đề chung của chi nhánh.

* Lập các báo cáo về công tác thẩm định theo quy định.

* Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh theo quy trình, quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và của chi nhánh.

+ Phòng Giao Dịch Khách Hàng

* Tham mưu với Ban giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác giao dịch với khách hàng, công tác thanh toán và các mặt nghiệp vụ khác theo yêu cầu của công việc, bảo đảm chấp hành đúng chế độ, thể lệ quy định của nhà nước, của ngành.

* Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng. Tiếp thị tất cả các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.

* Chịu trách nhiệm thực hiện, xử lý các giao dịch với khách hàng theo đúng quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đó ban hành và các quy định nội bộ của chi nhánh.

+ Phòng Quản lý nội bộ

* Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn và quản lý các hệ số an toàn theo quy định.

* Tham mưu, giúp việc cho giám đốc về công tác nguồn vốn và điều hành vốn để kinh doanh. Chịu trách nhiệm đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn.

* Đầu mối tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng chiến lược chính sách kinh doanh; công tác thi đua trong toàn ngành.

* Lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, kế hoạch phát triển trung, dài hạn. * Theo dõi tiến độ kế hoạch kinh doanh, chương trình công tác của chi nhánh. * Lập các báo cáo tổng hợp đột xuất.

* Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của chi nhánh.

* Tham mưu cho giám đốc về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của chi nhánh.

* Theo dõi công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng, đào tạo.

* Quản lý lao động, ký hợp đồng lao động sau khi được Giám đốc duyệt, xây dựng nội quy, quy định, duy trì và giữ gìn nề nếp kỉ cương, kỷ luật lao động trong cơ quan TMCP Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Kinh Bắc.

* Thực hiện tuần tra canh gác, bảo đảm tuyệt đối tài sản và an ninh trật tự của cơ quan.

* Quản lý phương tiện vận tải, vận chuyển tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Kinh Bắc.

+ 03 phòng giao dịch: thực hiện huy động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán.

3.1.4. Đặc điểm về lao động

Nguồn nhân sự của BIDV Kinh Bắc giai đoạn 2016 đến 2018, không ngừng được bổ sung, qua đó từ năm 2016 đến năm 2018 tăng lên 8,2%. Để mở rô ̣ng quy mô và phát triển thi ̣ trường cơ cấu nhân sự được sử du ̣ng cho khối kinh doanh

trực tiếp luôn được BIDV Kinh Bắc ưu tiên bố trí.

Bảng 3.1. Tình hình nhân sự BIDV Kinh Bắc 2016 – 2018

STT Tiêu chi Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 TL 2017 so với năm 2016 (%) TL 2018 so với năm 2017 (%)

1 Khối kinh doanh

trƣ̣c tiếp

36 40 42 11,11 5

2 Trình độ đại

học/cao đẳng

36 40 42 11,11 5

3 Đã qua đào tạo

nghiệp vụ 36 40 42 11,11 5 4 Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm 23 28 31 21,73 10,71 - Tổng cán bộ, nhân viên 62 67 70 8,06 4,47 5 Trình độ đại học/cao đẳng 56 56 68 0 21,42

6 Đã qua đào tạo

nghiệp vụ

58 63 70 8,62 11,11

7 Có ít nhất 5 năm

kinh nghiệm

47 55 58 17,02 5,45

Nguồn: Phòng quản lý nội bộ Ngân hàng BIDV Kinh Bắc (2018)

3.1.5. Tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc giai đoạn 2016 - 2018

a. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động lưu động vốn luôn được chi nhánh chú trọng quan tâm, Nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm, không những đảm bảo nguồn vốn để sử dụng tại chỗ mà còn dư vốn để bán vốn cho Hội sở chính. Có được kết quả đó là do chi nhánh đã đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc thực hiện các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn có hiệu quả bên cạnh các sản phẩm huy động vốn truyền thống như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm có hiệu quả, tiết kiệm tặng thẻ cao, phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá dài hạn dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi dài hạn và trái phiếu 03 đến 05 năm để huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế.

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động tại Chi nhánh BIDV Kinh Bắc Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 % TT 2017 so với 2016 % TT 2018 so với 2017 % HTKH năm 2018 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 1.651,96 100 2.012,91 100 2.519,70 100 21,85 25,18 105,59 Cơ cấu theo nguồn huy động Phân theo kỳ hạn Không kỳ hạn 356,24 21,56 257,34 12,78 378,10 15,01 -27,76 47 - Có kỳ hạn 1.295,72 78,44 1.755,57 87,22 2.141,60 84,99 35,49 22 - Phân theo đối tượng TG của cá nhân 734,6 44,47 900,52 44,74 1.118,68 44,40 22,59 24,23 - TG của TCKT 917,36 55,53 1.112,39 55,26 1.401,02 54,60 21,26 25,95 - Cơ cấu theo kỳ hạn Ngắn hạn 1.408,31 85,25 1.285,96 63,88 1.139,7 60,28 - 8,6 -11,37 - Trung hạn 243,65 14,75 469,61 23,33 1.001,9 39,76 92,74 113 - Cơ cấu theo loại tiền VND 1.412,42 85,5 1.765,9 87,73 2.217,84 88,02 25,03 25,59 - Ngoại tệ quy đổi 239,54 14,5 247,01 12,27 301,86 11,98 3,12 22,21 -

Bảng 3.2 cho thấy:

Huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh 31/12/2018 đạt 2.534,19 tỷ đồng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)