Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại công ty xi măng vicem tam điệp, tỉnh ninh bình (Trang 35 - 36)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp ngày nay, tiền thân là Công ty xi măng Ninh Bình được thành lập theo quyết định số 506/QDD-UB ngày 31/05/1995 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình và được Thủ Tướng Chính Phủ ký Quyết định số 97/TTg ngày 09/02/1996 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Xi măng Tam Điệp - Ninh Bình có công xuất 1,4 triệu tấn Cliker/năm.

Theo đề nghị của Tổng Giám của Tổng Giám Đốc Tổng Công ty xi măng Việt Nam và Giám Đốc Công ty xi măng Ninh Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty xi măng Việt Nam đã ban hành Quyết định số 295/XMVN-HĐQT ngày 30/08/2002 đổi tên Công ty Xi măng Ninh Bình thành Công ty xi măng Tam Điệp thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Gói thầu đầu tiên xây dựng các hạng mục công trình chính được triển khai từ tháng 8/2002 và đến tháng 3/2003 gói thầu lắp đặt thiết bị của dự án được khởi công.

Tháng 11/2004 dây chuyền sản xuất được đưa vào chạy thử có tải, ngày 5/12/2004 sản phẩm Xi Tam Điệp đã chính thức tham gia thị trường, đến ngày 15/1/2005 lô sản phẩm Clinker đầu tiên chính thức ra lò.

Thực hiện theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010 của Chính Phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty TNHH MTV và tổ chức quản lý Công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu, ngày 23/06/2011 Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) đã ban hành Quyết định số 01084/QĐ-XMVN V/v chuyển Công ty xi

măng Tam Điệp thành Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Tam Điệp kể từ ngày 01/07/2011 và do Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) làm chủ sở hữu và nắm giữ 100% vốn Điều lệ.

Nhà máy của Công ty được xây dựng trên địa bàn Xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội 100 km về phía Nam và cách quốc lộ 1A 1,5 km về phía Tây.

Công nghệ sản xuất của Nhà máy theo phương pháp khô, với dây chuyền lò quay mới, tháp trao đổi nhiệt 2 nhánh 5 tầng kiểu SLC - D do hãng FLSmidth (Vương quốc Đan Mạch) thiết kế, cung cấp thiết bị, giám sát xây dựng và giám sát lắp đặt. Đây là dây chuyền sản xuất xi măng hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, với công nghệ nghiền riêng biệt Clinker và phụ gia, giúp chủ động hoàn toàn trong việc kiểm soát mác xi măng. Công nghệ sản xuất hiện đại, tự động từ khâu phối liệu Clinker đến công đoạn nghiền xi măng và hệ thống đóng bao hoàn toàn tự động.

Sản phẩm xi măng và Clinker của Công ty với ưu thế mác cao và chất lượng ổn định theo tiêu chuẩn Việt Nam, do vậy đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Sản phẩm xi măng Vicem Tam Điệp đáp ứng được cho việc xây dựng mọi công trình như: Cầu đường; Công trình dân dụng; Nhà cao tầng; Công trình thủy điện và các công trình đặc biệt, chống xâm thực trong các môi trường, có cường độ nén cao, cường độ uốn cao, độ bền hóa học cao, phù hợp với môi trường khí hậu Việt Nam (Phòng tổ chức và nguồn nhân lực, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại công ty xi măng vicem tam điệp, tỉnh ninh bình (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)