sản xuất kinh doanh rau
a. Văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
trong sản xuất kinh doanh rau Chính phủ
Căn cứ vào Nghị định 79/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.Căn cứ vào Nghị định 67/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y Tế. Nội dung Nghị định áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.Căn cứu vào Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Nội dung nghị định nêu rõ xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với các hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh.
Bộ Y tế
Thực hiện nhiệm vụ được giao trong Luật An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã đã tham mưu trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định và ban hành theo thẩm quyền 15 Thông tư để hướng dẫn thi hành Luật, đó là các văn bản: Căn cứ vào Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Căn cứ vào Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Căn cứ vào Thông tư số 05/2012/TT-BYT ngày 1/3/2012 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm; Căn cứ vào Thông tư số 15/TT-BYT ngày 12/9/2012 Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Căn cứ vào Thông tư số 16/TT-BYT ngày 22/10/2012 quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Căn cứ vào Thông tư 19/TT-BYT ngày 9/11/2012 hướng dẫn việc công
bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP; Căn cứ vào Thông tư số 26/TT- BYT ngày 30/11/2012 Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Căn cứ vào Thông tư số 20/TT-BYT ngày 15/11/2012 ban hành QCQG đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 12 tháng tuổi; Căn cứ vào Căn cứ vào Thông tư số 21/TT-BYT ngày 15/11/2012 ban hành QCQG đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi; Căn cứ vào Thông tư 27/TT-BYT ngày 30/11/2012 hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm; Căn cứ vào Thông tư số 30/TT-BYT ngày 5/12/2012 quy định điều kiện ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố; Thông tư số 08/2013/TT-BYT ngày 13 tháng 3 năm 2013 hướng dẫn quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Căn cứ vào Thông tư số 11/TT-BYT ngày 8/4/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn chỉ định tổchức chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Căn cứ vào Thông tư số 24/TT-BYT ngày 14/8/2013 quy định mức giới han tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm; Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 1/8/2013 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước.
Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội
Căn cứ vào Quyết định số 130/2004/QĐ-UB ban hành “Quy định tạm thời về quản lý sản xuất, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Trong đó, nội dung quyết định có đề cập tới việc phải có đủ trang, thiết bị và dụng cụ phù hợp, đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn thực phẩm. Căn cứ vào Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội : Ban hành “Quy định tạm thời phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội” Căn cứ vào Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội: Ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
b. Một số quy định về phân cấp phân bổ, cơ chế quản lý VSATTP rong sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện Thanh Trì
Luật An toàn thực phẩm năm 2010 (Luật ATTP) đã chuyển hoạt động quản lý về an toàn thực phẩm (ATTP) sang cơ chế quản lý theo nhóm sản phẩm. Đây được xem là một chính sách quan trọng của Luật ATTP, theo đó, việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP được xác định theo hướng quản lý theo nhóm sản phẩm thay vì quản lý theo phân khúc sản xuất, kinh doanh thực phẩm với hi vọng khắc phục sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về ATTP của các Bộ, ngành đồng thời xác định rõ hơn trách nhiệm mỗi Bộ, ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ATTP. Một phần của nội dung chính sách này là tư tưởng giảm số Bộ tham gia quản lý nhà nước về ATTP từ 8 Bộ (theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003) xuống chỉ còn 3 Bộ là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương. Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm (tại Điều 62, Điều 63, Điều 64), trách nhiệm quản lý An toàn thực phẩm của các Bộ cụ thể như sau:
Bộ Y tế: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Bộ Công Thương: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Như vậy, tại tuyến Trung ương, công tác quản lý ATTP được giao cho 3 Bộ quản lý: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương.
Tại Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm được thành lập để giúp Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP. Tại Bộ Công thương, công tác quản lý ATTP giao cho Vụ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối, ngoài ra còn có Cục Quản lý Thị trường. Tại cấp huyện và cấp xã các địa phương, theo báo cáo của UBND các tỉnh, tại cấp huyện và cấp xã đã bố trí cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, số lượng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tại cấp huyện, công tác quản lý về an toàn thực phẩm giao cho phòng kinh tế hoặc phòng kinh tế - nông nghiệp, phòng y tế hoặc trung tâm y tế huyện đảm nhận. Tuy nhiên, ở những quận hoặc thành phố thuộc tỉnh, do không có Phòng Nông
nghiệp, công tác quản lý về an toàn thực phẩm được giao cho Phòng Y tế hoặc
Trung tâm Y tế thực hiện. Tại cấp xã có 01 cán bộ y tế kiêm nhiệm nhiệm vụ giúp UBND về an toàn thực phẩm. UBND xã, phường có Ban Chỉ đạo vệ sinh ATTP do Phó Chủ tịch UBND, xã phường làm Trưởng Ban, Phó Ban là Trạm trưởng Trạm y tế; các thành viên khác gồm cán bộ công an, tư pháp, văn hóa xã hội, tài chính, an ninh trật tự... Tuy nhiên, việc quản lý về vệ sinh ATTP ở cấp xã, phường lại gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là cán bộ làm công tác này đều kiêm nhiệm trong khi hoạt động mua, bán thực phẩm phần lớn diễn ra cuối buổi
chiều, buổi tối và ban đêm nên rất khó để tổ chức đoàn đi kiểm tra. Bên cạnh đó,
hầu hết cán bộ xã phường không có trình độ chuyên môn, thiếu dụng cụ phân tích, kiểm nghiệm.
Thực tế đòi hỏi phải có vài ngàn tiêu chuẩn về thực phẩm, song đến nay chỉ mới ban hành được 717 tiêu chuấn Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bất cập trong việc thanh tra, kiểm soát thực phâm trên thị trường. Pháp lệnh VSATTP có hiệu lực từ tháng 1 1/2003 nhưng đến nay vẫn chưa có nghị định hướng dẫn thi hành, vấn đề VSATTP liên quan mật thiết tới nhiều ngành sản xuất nhưng khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các Bộ, ngành chưa quan tâm thích đáng đến vấn đề này, chưa có sự thống nhất chung về yêu cầu VSATTP đối với các sản phẩm thực phẩm. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về VSATTP còn chậm, một số tiêu chuẩn về VSATTP không còn phù hợp với phương thức quản lý thực phẩm hiện nay. Theo đánh gía của uỷ ban KH, CN&MT của Quốc hội, phần lớn các tiêu chuẩn không đáp ứng được yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế (mức độ tương thích của tiêu chuấn VSATTP Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế hiện nay ở mức 32,2%).
Mặc dù bộ Y tế- Ban chỉ đạo liên ngành đã có công văn gửi tất cả các địa phương trong cả nước cũng như các bộ ngành liên quan đề nghị đánh giá kế hoạch thực hiện chương trình hành đông quốc gia đến năm 2010 của Chính phủ, nhưng đến cuối tháng 7/2007 mới chỉ có 30/64 tỉnh, thành phố và 8/13 bộ, ngành gửi báo cáo về bộ Y tế. Có thê thấy rằng, ngay cả các cấp chính quyền vẫn còn thái độ thờ ơ, vô cảm với vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và đời sống của người đan như thế thì việc chỉ có gần 38% người sản xuất; 42,5% người kinh doanh thực phâm và gần 40% người tiêu dùng có hiểu biết và thực hành đúng về VSATTP. Hiện nay việc bộ luật về VSATTP vẫn còn nhiều bất cập. Thực phẩm bị phát hiện chứa hàn the nhưng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự được chỉ có thể xử lý bằng hình thức thiêu huỷ bởi vì luật pháp nước ta quy định việc vi phạm phải được chứng minh là gây hậu quả nghiêm trọng trong khi đó phải 20 năm sau khi ăn, người tiêu dùng mới bị hàn the gây tác động lúc đó thì lấy đâu ra chứng cứ đế truy tố nữa.
Thiếu cơ sở pháp lý đế thanh tra xử lý các đơn vị vi phạm là ý kiến chung của nhiều nhà quản lý ví dụ như trong năm 2003 trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra 22 vụ ngộ độc trong đó có đến 17 vụ ngộ độc tập thê với hơn 1000 lượt người bị ngộ độc. Nguyên nhân chính là do sử dụng thực phâm không đảm bảo VSATTP. Trước tình hình trên sở Y tế đã tiến hành thanh tra và đã xử phạt vi phạm với hơn 200 triệu đồng. Tuy nhiên khi phát hiện vi phạm lại thiếu quy chế xử phạt. Điều này khiến cho việc xử phạt rất lúng túng