Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất phân theo xã năm 2016

Loại đất Tổng số

(ha)

Phân theo xã (ha)

Yên Mỹ Lĩnh Nam Duyên Hà

1. Đất nông nghiệp 790,36 244,42 285,20 260,74 2. Đất chuyên dùng 233,20 42,98 119,15 71,07

3. Đất ở 169,88 42,02 66,30 61,56

Tổng 1,193,44 329,42 470,65 393,37

Nguồn: Niêm giám chi cục thống kê Thanh Trì (2016) Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của 3 xã như sau: Đất nông nghiệp là 790,36 ha chiếm 66,23 % tổng diện tích; còn đất chuyên dùng là 233,20 ha chiếm 19,54% tổng diện tích; đất ở là 169,88 ha chiếm 14,23% tổng diện tích;

Trong đó:

Xã Yên Mỹ có tổng diện tích đất là 329,42 ha, với quỹ đất nông nghiệp là 244,42 ha, chiếm 74,20 %; Đất chuyên dùng là 42,98 ha, chiếm 13,05% và đất ở là 42,02 ha, chiếm 12,76%

Xã Lĩnh Nam có tổng diện tích đất là 470,65 ha, với quỹ đất nông nghiệp là 285,20 ha, chiếm 60,60%; Đất chuyên dùng là 119,15 ha, chiếm 25,32 % và đất ở là 66,30 ha, chiếm 14,09%

Xã Duyên Hà có tổng diện tích đất là 393,37 ha, với quỹ đất nông nghiệp là 260,74 ha, chiếm 66,28 %; Đất chuyên dùng là 71,07 ha, chiếm 18,07 % và đất ở là 61,56 ha, chiếm 15,65 %

Những năm gần đây, qua tìm hiểu thực tế đất đai trong các xã ít biến động về cơ cấu và quyền sử dụng đất,quá trình đô thị hoá diễn ra chậm. Đất nông nghiệp tương đối ổn định về diện tích.

3.1.2.2. Tình hình dân số và nguồn lao động

Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động năm 2016

Chỉ tiêu ĐVT Dân số và LĐ

Tổng dân số Người 216,45

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên Người 0,97

Dân số làm nông nghiệp Người 75,42

Dân số trong độ tuổi LĐ Người 98,12

Mật độ dân số Người/ km2 3,40

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh trì (2016) Về tình hình dân số và lao động. Tính đến năm 2016 huyện Thanh Trì có tổng số 216,45 người, trong đó dân số làm nông nghiệp là 75,42 người, chiếm 34,84%. Hiện nay, số người trong độ tuổi lao động của huyện có 98,12 người, chiếm 45,24% dân số toàn huyện.

Tình hình chung về kinh tế:

Được trình bày ở bảng 3.4. Trong những năm vừa qua nền kinh tế của huyện Thanh Trì có nhiều đổi thay, chẳng hạn ta thấy ngành nông nghiệp đã giảm đi từ 26,67 % năm 2015 xuống còn 23,58% năm 2016; trong khi đó Ngành CN - TTCN - XD có tốc độ tăng trưởng nhanh từ 39,37 % cho năm 2015 lên 42,39% vào năm 2016; và ngành thương mại và dịch vụ cũng có tốc độ phát triển nhưng không nhiều từ 33,94% cho năm 2015 lên 34,01% vào năm 2016.

Bảng 3.4. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thanh Trì qua các năm (2015 - 2016)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016

SL CC (%) SL Cơ câu (%)

1.Tổng giá trị SX Tr. đ 2044,390 100 2287,103 100

Ngành nông nghiệp Tr. đ 545,344 26,67 539,396 23,58

+ Trồng trọt Tr. đ 310,570 56,94 291,274 54,00

+ chăn nuôi, thủy sản Tr. đ 234,774 43,05 248,122 45,99

Ngành CN –TTCN- XD Tr. đ 805,014 39,37 969,617 42,39

+ Công nghiệp Tr. đ 190,083 23,61 260,617 26,87

+/Tiểu thủ công nghiệp Tr. đ 150,303 18,67 174,000 17,94

+/ Xây dựng Tr. đ 464,628 57,71 535,000 55,17

Thương mại & Dịch vụ Tr. đ 694,032 33,94 778,000 34,01

Đánh giá chung

Thuận lợi: Thanh Trì là huyện đồng bằng, nằm trong vùng Đồng Bằng Sông

Hồng, với đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện có nhiều khu Công nghiệp, thu hút nhiều lao động trong vùng do đó, dịch vụ thương mại có nhiều thuận lợi.

Khó khăn: Do là huyện gần trung tâm thủ đô của cả nước dân số tập trung

đông đúc có nhiều loại hình dịch vụ phát triển do vậy việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung là rất phức tạp nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ gây nên nhiều vụ ngộ độc thực phẩm lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người. Đây là mối quan tâm của tất các các cấp, các ngành làm công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ở huyện Thanh Trì - Hà Nội hiện nay.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ chọn điểm nghiên cứu: Huyện Thanh Trì là huyện thuộc Thành phố hà Nội, có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và xã hội. Đặc biệt, người dân ở địa bàn huyện chủ yếu tham gia vào hoạt động sản xuất rau sạch, thực hiện theo dự án của Nhà nước. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, các hộ sản xuất kinh doanh rau sạch trên địa bàn đã hoạt động kém hiệu quả, do chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm do UBND Thành phố và công tác quản lý VSATTP trên địa bàn cũng chưa mang lại hiệu quả cao. Căn cứ vào những đặc điểm đó, tác giả đã tiến hành lựa chọn địa bàn huyện Thanh Trì để nghiên cứu.

Do thời gian có hạn nên không thể tiến hành khảo sát tất cả các hộ sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện, nên tác giả đã tập trung nghiên cứu tại 3 xã bao gồm: Xã Lĩnh Nam, xã Duyên Hà, xã Yên Mỹ là nơi tập trung nhiều hộ sản xuất kinh doanh rau nhất trên địa bàn huyện. Tiến hành điều tra theo phương pháp điều tra chọn mẫu, chọn 90 hộ sản xuất rau điển hình.. Kết hợp với điều tra cán bộ địa phương, các đơn vị có liên quan.

3.2.2 . Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu đã được công bố, đảm bảo tính khách quan, minh bạch của đề tài nghiên cứu. Nội dung thu thập của thông tin thứ cấp bước đầu sẽ giúp cho người nghiên cứu hình dung được hoạt động quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thanh Trì.

Bảng 3.5. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp

STT Nội dung thu thập Nguồn thu thập

1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - tài nguyên của huyện

Phòng kinh tế- tài chính, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Y tế của huyện,

2

Thực trạng quản lý VSATPP qua 3 năm 2013 -2015

Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, đơn vị liên quan trực tiếp là xã.

3 Các tài liệu, nghiên cứu liên quan

Báo cáo khoa học, luận văn, sách, báo, tạp chí, website về nuôi trồng thủy sản, thông tin truyền thông về nuôi cá vược thương phẩm và các vân đê liên quan

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được tổ chức điều tra trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện.

Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tôi đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra phỏng vấn cho các đối tượng điều tra, phỏng vấn cán bộ thực hiện công tác quản lý VSATTP từ huyện xuống xã, cụ thể: Phòng kinh tế, phòng nông nghiệp, chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (cán bộ làm chuyên môn), Trung tâm y tế các huyện (cán bộ khoa ATVSTP và; Chuyên trách hoặc cộng tác viên ATVSTP các xã, Các hộ sản xuất và kinh doanh rau để thấy thực trạng công tác quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn huyện Thanh Trì.

Đối tượng điều tra bao gồm cán bộ chuyên môn huyện, cán bộ chuyên môn xã. Trong đó, chủ đầu tư xây dựng được điều tra bao gồm 90 hộ dân và 30 doanh nghiệp và Hợp tác xã. Các địa điểm được lựa chọn để điều tra trên địa bàn huyện Thanh Trì là xã Yên Mỹ, xã Lĩnh Nam và Xã Duyên Hà. Các Doanh nghiệp được chọn theo phương thức ngẫu nhiên từ danh sách được cấp bởi ban quản lý vệ sinh an toàn thực cấp xã.

Nội dung phiếu điều tra gồm thông tin chung về chủ doanh nghiệp như trình độ học vấn, nhận thức về các quy định về cấp phép kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm, mức độ vi phạm, các hình thức xử phạt hành chính, thủ tục hành chính về cấp

phép, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền ... Việc thu thập những thông tin số liệu này được thực hiện bằng phương phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp, nhà quản lý, lãnh đạo, cán bộ quản lý tại xã, thị trấn chọn điểm điều tra.

Bảng 3.6. Số lượng mẫu điều tra

TT Đối tượng điều tra Tôngmẫusố

Địa điểm nghiên cứu Xã Yên Mỹ Xã Lĩnh Nam Xã Duyên Hà 1 Hộ dân (sản xuất) 90 30 30 30 2 Hợp tác xã, doanh nghiệp 30 10 10 10

3 Cán bộ chuyên môn huyện 4 - - -

4 Cán bộ xã, thị trấn 6 2 2 2

Tông cộng 130

3.2.2.3. Xử lý và tổng hợp dữ liệu

- Tổng hợp dữ liệu: Sử dụng phương pháp lập bảng, biểu đồ, phân tổ thống kê và dãy số song song. Dựa vào các chỉ tiêu hoạt động: quản lý, cấp phép, thanh tra, kiểm tra,….. để phân tổ thống kê, trên cơ sở đó lập bảng và phân tích thông tin.

- Xử lý dữ liệu: Nguồn tài liệu thu thập được tổng hợp bởi việc ứng dụng phần mềm EXCEL với sự hỗ trợ của máy vi tính xử lý, phân tích và cho kết quả bằng những thông tin được kết xuất một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. 3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ảnh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này tác giả tiến hành thu thập số liệu tình hình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thanh Trì, sau đó tóm tắt và tính toán để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay

kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Chú ý khi so sánh cần xác định được các tiêu chí so sánh và đối tượng so sánh. Phương pháp so sánh được sử dụng trong đề tài chủ yếu nhằm so sánh các chỉ tiêu giữa các năm trong quá trình quản lý,để phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện Thanh Trì.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia về lĩnh vực y tế, thực phẩm nhằm đi sâu phân tích các tồn tại, khó khăn, nhận định nguyên nhân để có giải pháp phù hợp. 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm Số lượng văn bản pháp quy liên quan tới việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm  Số hộ sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện

 Số hộ được cấp giấy phép đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm  Số hộ bị xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

 Số vụ vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

 Số hộ được cấp mới, gia hạn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

 Số lượng văn bản pháp quy liên quan tới việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm  Số lớp tập huấn về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm người nông dân  Số người được tập huấn

 Các quy định về xử phạt đối với những trường hợp vi phạm

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh những ảnh hưởng của các nhân tố tới quản lý nhà nước đối với quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

 Số người nhận định về độ trễ của văn bản chính sách  Trình độ chuyên môn, trình độ học vấn của cán bộ quản lý  Số lượng cán bộ quản lý

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG TỔ CHỨC, CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM, CÁC QUY ĐỊNH SẢN XUẤT NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM, CÁC QUY ĐỊNH SẢN XUẤT KINH DOANH RAU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ

4.1.1. Khái quát về hệ thống quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thanh Trì trên địa bàn huyện Thanh Trì

Mọi văn bản chính sách đều được triển khai thực hiện từ trên xuống dưới theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Đối với lĩnh vực VSATTP, quá trình triển khai thực hiện được diễn ra song song theo hai cấp là cấp hành chính Nhà nước và theo ngành dọcVSATTP, nhưng chủ yếu vẫn là do chuyên ngành VSATTP đảm nhiệm. Thực hiện theo Phương án sắp xếp phân công cán bộ công chức, lao động, Thời gian qua UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo triển khai đồng bộ , bài bản, đúng quy định các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo của Trung Ương, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lsy từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông. Thành ủy ban hành Chỉ thị số 10- CT/TU ngày 27/10/2016 về răng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác ATTP tại Hà Nội, ngày 09/05/2016 UBND TP Hà Nội ban hành quyết định số 16/2016/ QĐ- UBND về “ Quy định phân công trách nhiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội”; UBND TP Hà Nội đã xây dựng triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP theo Quyết định số 38/2015/QĐ- TTg và kế hoạch triển khai Chỉ thị số 13/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai Kế hoạch liên tịch tuyên truyền, vận động giám sát ATTP giữa UBND Thành phố với ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố( Theo chương trình của CP với ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam). Xây dựng Quy chế phối hợp giữa 3 Sở: Sở Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương trong quản lý ATTP.

- Sư phối hợp giữa các cơ quan trong QLNN về ATTP cấp Thành phố

Sở công thương, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Sở Y tế trong việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước để đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả. Khi xảy ra NĐTP, Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị NĐTP. Các Sở liên quan trong phạm vi chuyên môn có trách nhiệm cung cấp hồ sơ thông tin, liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây NĐTP thuộc phạm vi quản lý; Phối hợp với ngành y tế điều tra nguyên nhân và giám sát điều tra căn nguyên, tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc.

- Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra ATTP

Các Sở Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương chịu trách nhiệm giúp UBND tỉnh thanh tra về ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý và theo phân cấp của các Bộ. Sở Y tế - Cơ quan thường trực ban chỉ đạo liên ngành VSATTP chủ trì, phối hợp với các lực lượng liên quan khác tổ chức và phân công thực hiện thanh tra liên ngành. Sở Y tế thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác trong những trường hợp sau:

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh hoặc trưởng BCĐ liên ngành về VSATTP tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)