Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn
4.2.3. Thực hiện quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
4.2.3.1. Thực hiện các chính sách quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thanh Trì
Kết quả tổ chức thực hiện các chính sách QLNN về VSATTP được thể hiện thông qua kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra và sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trong quá trình thực hiện.
Bảng 4.3. Tình hình thực hiện mục tiêu quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thanh Trì
TT Mục tiêu, chỉ tiêu Mục tiêu
đến 2018
Thực trạng 1 Mục tiêu chung
1.1
Các quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng được triển khai trên cơ sở hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, có tác động rõ rệt và toàn diện tới việc cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm ở Thanh Trì
Đạt Đạt
1.2 Về cơ bản, việc kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi nguời tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước
Đạt Đạt
2 Mục tiêu cụ thể
2.1 Tỷ lệ có kiên thức và thực hành đúng về ATTP
- Nguời sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm 70% Đạt
+ Ở cơ sở thực phẩm có nguy cơ cao Đạt
+ Ở cơ sở thực phẩm khác Đạt
- Người quản lý (bao gồm lãnh đạo các Sở chuyên ngành: Y tế, NN & PTNT, Công thương; lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp; lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm)
80% Đạt
- Nguời tiêu dùng 70% Đạt
+ Ở đô thị Đạt
+ Ở nông thôn Đạt
2.2 Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
1. Hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; tham gia vào hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm và tổ chức, thực hiện phân tích một số nguy cơ cao về an toàn thực phẩm của Việt Nam.
Đạt
2. Chỉ tiêu về phòng xét nghiệm ATTP:
- Phòng kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thục phẩm tuyến tỉnh đạt chuẩn ISO 17025.
Đạt Đạt
- Các phòng kiểm nghiệm tuyến huyện thục hiện được một sô' chỉ tiêu cơ bản trong thực phẩm.
Đạt Chưa đạt - Các trạm y tế xã thực hiện xét nghiệm nhanh thực
phẩm bằng Kit/test nhanh.
Đạt Đạt
2.3 Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm
Áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP, HACCP), ISO 9001, ISO 22000
Đạt Chưa đạt Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công
nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
100% Đạt
Cơ sở sản xuất, bảo quản, so chế, chế biến TP quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ATTP nhu GMP, HACCP), IS09001, ISO 22000, VietGAP...
30% Đạt
Cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản quy mô nhỏ áp dụng các hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm Khuyến khích Đang thực hiện Cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thủy sản
thực phẩm quy mô nhỏ áp dụng các hệ thống đảm bảo chất luợng an toàn thực phẩm
Khuyến khích
Đang thực hiện 2.4 Cải thiện tình trạng BĐATTP của các cơ sở thực phẩm
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: 65% Chưa đạt
+ Bếp an tập thể: 90% Đạt
2.5 Ngăn ngừa có hiệu quả ngộ độc thực phẩm cấp tính
Số vụ ngộ độc TP cấp tính từ 30 người mắc trở lên được ghi nhận so với trung bình giai đoạn 5 năm truớc
Giảm 25% Chưa đạt Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính < 8 nguời/
100.000 dân
Chưa đạt Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì (2015) Nhìn chung, các mục tiêu đề ra cơ bản đạt được. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu hiện nay chưa đạt được, do nhiều nguyên nhân như điều kiện trang bị cơ sở vật chất chưa tốt; sự biến động của các cơ sở thực phẩm; khó khăn trong quản lý các cơ sở quy mô nhỏ và đặc biệt khó khăn trong ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu đề ra, UBND huyện Thanh Trì đã tích cực thực hiện các đề án, dự án của Trung ương tại UBND Thành phố Hà Nội, đồng thời xây dựng các đề án, dự án thuộc cấp tỉnh nhằm nhanh chóng đạt mục tiêu quản lý nhà nước về VSATTP.
Nghiên cứu các dự án, đề án do Trung tâm Y tế chủ trì giai đoạn 2014 - 2016, bao gồm các đề án, dự án cấp Trung ương ,cấp Thành phố và cấp huyện. Tiến độ thực hiện các đề án cấp Trung ương tương đối tốt, đã có 2 dự án hoàn thành và 2 dự án khác đang trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, các dự án cấp huyện đều chưa bắt đầu triển khai.
Quan sát vào bảng, ta có thể thấy được, dưới sự chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, Cục An toàn thực phẩm. Phòng Y tế huyện Thanh Trì đã kết hợp với các phòng ban liên quan thực hiện tốt các chương trình được đề ra. Hiện nay, đã thực hiện hiệu quả 1 dự án và chương trình mục tiêu Quốc Gia về VSATTP. Ngoài ra, năm 2016 Phòng còn đang triển khai thực hiện 3 dự án của Trung Ương. Đồng thời, kết hợp với các phòng ban có liên quan tại huyện thì trung tâm còn xây dựng 2 dự án được dự kiến sẽ thực hiện vào năm (2017 - 2018).
Bảng 4.4. Tình hình thực hiện các dự án, đề án do Trung tâm y tế chủ trì giai đoạn 2014 – 2016
TT Nội dung Đơn vị phối hợp Thực trạng
I Các đề án, dư án chủ trì xây dựng
và triển khai thực hiện
Đề án: “Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm chất lượng VSATTP”
Phòng Kinh tế, các Cơ sở Y tế.
Chưa thực hiện Dự án: “ Phòng chống ngộ độc thực
phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm”
UBND các xã, Trạm Y tế tuyến cơ sở
Chưa thực hiện II Tham gia các đề án, dư án của
Trung ương thực hiên tại huyện 1 Các chương trình Mục tiêu quốc gia
Vệ sinh an toàn thực phẩm giai doạn 2011-2015
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế, Trung tâm y tế, Phòng Tài nguyên- Môi trường
Đã hoàn thành
2 Dự án: “Đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm an toàn thực phẩm”
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế, Trung tâm y tế, Phòng Tài nguyên- Môi trường
Đang thực hiện
3 Dự án: “Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm giai đoạn đến 2016”
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế, Trung tâm y tế, Phòng Tài nguyên- Môi trường
Đang thực hiện
4 Dự án: “Nâng cao năng lực thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm”
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế, Trung tâm y tế, Phòng Tài nguyên- Môi trường
Đã hoàn thành
Nguồn: Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì (2016)
Nhìn chung, để quản lý Nhà nước về VSATTP tốt thì hằng năm UBND Thành phố đã tiến hành chỉ đạo cho UBND các huyện nói chung và đặc biệt là huyện Thanh Trì nói riêng các hoạt động để có thể tăng cường công tác đảm bảo VSATTP.
4.2.3.2. Cấp giấy phép đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận VSATTP là một trong những điều kiện quan trọng của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép VSATTP chứng nhận cho các cơ sở kinh doanh đủ điều kiện sản xuất đảm bảo vệ sinh
Theo đó mà hằng năm kết hợp với các ban ngành có liên quan, UBND huyện sẽ tiến hành cấp giấy phép cho các hộ, các cơ sở kinh doanh có nguyện vọng và nộp hồ sơ lên xin được xét duyệt và cấp giấy. Có hai hình thức cấp giấy phép đảm bảo VSATTP , đó là cấp mới đối với các hộ sản xuất, các cơ sở chưa có và cấp lại đối với những hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh bị quá hạn sử dụng.
Bảng 4.5. Tình hình cấp giấy phép đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Hình thức cấp 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ Cấp mới 42 144 129 342,86 89,58 175,25 Gia hạn 42 46 76 109,52 165,22 134,52 Tổng số 84 190 205 226,19 107,89 156,22
Nguồn: UBND huyện Thanh Trì (2016) Qua bảng 4.5 ta có thể thấy được số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Thanh Trì được cấp giấy phép có xu hướng tăng lên theo các năm. Cụ thể: Năm 2014 có 42 hộ được cấp giấy phép và 42 hộ được gia hạn giấy phép. Tuy nhiên, sang đến năm 2015, đã có thêm 104 hộ xin được làm hồ sơ cấp giấy phép đảm bảo VSATTP, tăng 42,86 % so với năm 2015. Đến năm 2016, số hộ có giấy phép quá hạn xin gia hạn thêm đạt 76 hộ nhưng số hộ xin cấp mới giảm xuống còn tổng là 129 hộ. Nguyên nhân ở đây là do các hộ sản xuất trên địa bàn huyện không tăng nhiều, trong khi đó có rất nhiều hộ đã đăng ký từ các năm trước, nên việc cấp mới sẽ ít hơn so với năm 2015.
Nhìn chung, qua 3 năm bình quân vấn đề cấp phép đảm bảo VSATTP tăng lên và tăng 56,22% cả về cấp mới và gia hạn.
Để công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau trên địa bàn huyện tốt hơn. Hằng năm, huyện đã tổ chức các Hội nghị hướng dẫn cho cán bộ địa phương về cách thức cấp giấy phép kinh doanh đạt vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng văn bản quy phạm của pháp luật.
Bảng 4.6. Kết quả cấp giấy phép đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Trì từ 2014 đến 2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tổng Số lượng Cơ cấu (%) 1. Số hồ sơ xin cấp giấy phép 45 57 68 170 50,15
2. Số hồ sơ được cấp 32 45 68 145 42,77
+ Số hồ sơ cấp cho hộ GĐ 25 30 59 114 78,62
+ Số hồ sơ cấp cho HTX-DN 8 2 5 15 13,16
3. Số hồ sơ bị trả lại 7 11 6 24 7,08
+ Số hồ sơ trả lại cho hộ GĐ 5 6 7 18 75,00
+ Số hồ sơ trả lại cho HTX-DN 2 8 5 15 62,50
Nguồn: Trung tâm y tế huyện Thanh trì (2016) Theo như kết quả rà soát từ năm 2014-2016, ta thấy được: có 170 trường hợp xin được làm hồ sơ cấp giấy phép sản xuất , kinh doanh rau đạt vệ sinh an toàn thực phẩm (chiếm 50.15%). Trong đó, có 145 trường hợp được cấp giấy phép đủ điều kiện (chiếm 42.77%), cụ thể: có 114 trường hợp là cấp cho các hộ gia đình sản xuất và 15 trường hợp còn lại là cấp cho các HTX và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh rau sạch trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, có 24 trường hợp bị trả lại hồ sơ, do qua quá trình kiểm tra cán bộ huyện và địa phương phát hiện các cơ sở này chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng.
Nhìn chung, công tác cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh rau sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn được diễn ra minh bạch, công bằng và đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng.
4.2.3.3. Thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo như báo cáo kết quả về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Thanh Trì năm 2016, phòng tài nguyên môi trường; phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kết hợp với các cơ sở y tế đã thường xuyên tổ chức phổ biến, quán triệt và tổ chức các buổi họp rút kinh nghiệm cho từng cán bộ, Thanh tra viên, công chức trong các phòng ban để có thể hiểu rõ chức năng nhiệm vụ và thực hiện công tác phổ biến tuyên truyền cho các doanh nghiệp và người dân được tốt hơn.
Thực hiện công văn UBND TP Hà Nội số 5757/VP-KGVX, cán bộ huyện Thanh Trì đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho các cơ sở kinh doanh, người dân trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết hợp giữa phòng Tài nguyên môi trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cơ sở y tế đã xây dựng tổ chức 3 lần hội nghị/ năm thực hiện đồng bộ, quyết liệt công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi đối với từng ngành hàng, từ khâu nuôi trồng, giết mổ, sơ chế biến, đến vận chuyển, tiêu thụ, có giải pháp xử lý với từng phân khúc, đưa ra các khuyến nghị đối với chuỗi an toàn thực phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, khắc phục tình trạng phân tán, chồng chéo, hình thức, bỏ trống địa bàn kinh doanh. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc chấp hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan, đơn vị từ thành phố đến cơ sở; xử lý nghiêm cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để xảy ra vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Giữa các phòng ban liên quan đã tổ chức hội nghị với lãnh đạo các xã và các ngành trong việc xử lý vi phạm hành chính, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩmvà việc áp dụng hệ thống biểu mẫu trong kiểm tra, xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội để rút kinh nghiệm.
Bảng 4.7. Phương thức phổ biến, tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm
STT Phương thức phổ biến ĐVT Số lượng
1 Số hội nghị phổ biến Hội nghị 3
- Số người tham gia Người 48
- Số xã cử đại diện tham dự Xã 15
2 Số xã sử dụng hệ thống loa truyền thanh để
phổ biến Xã 15
3 Văn bản phổ biến Bản in 70
Nguồn: Phòng Kinh tế - Tài Chính huyện Thanh Trì (2016) Trong thời gian nói trên, UBND huyện đã chỉ đạo tích cực triển khai thực hiện các quy định pháp luật về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đã đạy được nhiều kết quả thể hiện ở các mặt. Cụ thể: Công tác quản lý, ban hành, hướng dẫn, tuyên truền các văn bản quy phạm pháp luật, cải cách các thủ tục hành chính trong việc đăng ký giấy phép cơ sở kinh doanh đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người sản xuất,
kinh doanh và người dân về tầm quan trọng và tác dụng của công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mọi người, mọi gia đình và cộng đồng xã hội.
Để hướng dẫn thực hiện, hàng năm UBND huyện giao cho phòng y tế, phòng tài nguyên môi trường; phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp cùng Phòng Kinh tế huyện đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn và ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc theo thẩm quyền về công tác quản lý thực hiện giám sát kiểm tra, công tác cấp giấy phép đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kết quả kiểm tra cho thấy, với sự quan tâm, chỉ đạo tập trung, sát sao của các cấp lãnh đạo, công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn đã có những tiến bộ nhất định.
Bảng 4.8. Các nội dung thông tin, tuyên truyền quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp cận với người dân
Chỉ tiêu
Hộ gia đình HTX, Doanh nghiệp Tổng
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Thủ tục cấp phép 73 81,11 21 70,00 94 78,33 Hình thức vi phạm 12 13,33 7 23,33 19 15,83 Xử phạt vi phạm 5 5,56 2 6,67 7 5,83 Tổng 90 100,00 30 100,00 120 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm (2016) Nhìn chung, qua thống kê bảng 4.8 ta có thể thấy được: Hăng năm các phòng