4.3.2.1. Hệ thống chính sách, pháp luật về thuế
Hệ thống chính sách, pháp luật thuế đƣợc áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế phải đảm bảo đƣợc sự động viên đóng góp bình đẳng và thực hiện công bằng xã hội. Hệ thống thuế phải thực sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề kinh doanh, các tổ chức và cá nhân bỏ vốn, lao động, đầu tƣ trang thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh theo quỹ đạo của kế hoạch Nhà nƣớc.
Chính sách thuế thay đổi liên tục gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính thuế, xác định thuế phải nộp. Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện thể chế kinh tế cho phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc đồng thời phải đồng bộ với quy định chung của hệ thống luật quốc tế do vậy việc hình thành những sắc thuế mới, việc sửa đổi, bổ sung chính sách thuế đã và đang thực hiện là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên tần suất thay đổi nhiều cùng đó công tác tuyên truyền thƣờng chậm trễ làm cho DN thực sự gặp khó khăn trong để cập nhật chính sách vì vậy trong một số trƣờng hợp DN vô tình thực hiện không đúng quy định.
4.3.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin
Ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) đƣợc triển khai thực hiện từ cuối năm 2014, đầu năm 2015 là một bƣớc tiến mới của ngành thuế. Hệ thống TMS đã thay thế 16 ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý thuế đang triển khai phân tán tại Cục thuế và Chi cục Thuế, đã đáp ứng đƣợc toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ đăng ký thuế, quản lý hồ sơ, quản lý và xử lý kê khai, quyết toán thuế, kế toán thuế nội địa, quản lý nợ, hoàn thuế. Tuy nhiên, ứng dụng TMS mới chủ yếu phân loại DN theo loại hình DN mà chƣa chú trọng đến việc phân loại theo các tiêu thức khác nhƣ ngành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh làm cho việc đƣa ra các biện pháp quản lý thuế (tuyên truyền, thông tin DN, kiểm tra, thanh tra, quản lý nợ, cƣỡng chế nợ thuế...) chƣa thật sự mang tính chuyên sâu, phù hợp với từng đối tƣợng áp dụng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho công tác quản lý thu thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng đối với các DN NQD đạt hiệu quả chƣa cao.
4.3.2.3. Sự phối hợp giữa các ban, ngành chức năng
Thuế là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nƣớc, là công cụ quan trọng để Nhà nƣớc quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Do đó, thực hiện chính sách thuế không phải là công việc của riêng ngành thuế. Cần có sự phối hợp với các đoàn thể và cơ quan để triển khai đồng bộ việc thi hành chính sách thuế với các chính sách khác và quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Phối hợp với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh để kịp thời xác định ngƣời nộp thuế đăng ký thuế, ngừng hoạt động, giải thể...Trong hoạt động thay đổi thông tin về ngƣời nộp thuế, Chi cục Thuế TP Thái Bình đã phối hợp chặt chẽ và thƣờng xuyên với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh trong việc thay đổi thông tin của
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp NQD. Tuy nhiên, việc phối hợp trao đổi thông tin về tình hình các DN ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh giữa Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh với cơ quan thuế còn không thƣờng xuyên do đó việc xác định số liệu về các DN ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh còn không chính xác. Công tác trao đổi thông tin về các DN thành lập nhƣng không kê khai, nộp thuế hoặc lỗ triền miên giữa cơ quan thuế với Sở kế hoạch đầu tƣ không đƣợc thực hiện, do đó không có sự phối hợp để đƣa ra biện pháp quản lý thu thuế đối với nhóm đối tƣợng này (nhƣ rút giấy phép kinh doanh..).
Phối hợp với các ngân hàng trong việc nộp thuế tạo điều kiện cho ngƣời nộp thuế đƣợc nộp thuế nhanh, tiện và không mất thời gian. Mặc dù Chi cục Thuế đã tích cực ban hành các văn bản, Quyết định cƣỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền gửi từ tài khoản ngân hàng vào NSNN đối với các doanh nghiệp NQD nhƣng kết quả thu nợ bằng biện pháp này không hiệu quả do các DN mở tài khoản tại ngân hàng để giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ nhƣng lại không đăng ký với cơ quan thuế. Trong khi các tài khoản DN đã đăng ký và đƣợc cơ quan thuế ra thông báo cƣỡng chế nợ qua các tài khoản này thƣờng không có số dƣ hoặc số dƣ rất ít, mặt khác các ngân hàng còn e ngại trong việc cung cấp số tài khoản mà các doanh nghiệp NQD thƣờng xuyên phát sinh giao dịch mua bán nên khó khăn trong công tác thu nợ bằng biện pháp này.
4.3.2.4. Công tác tuyên truyền chính sách thuế và ý thức chấp hành chính sách pháp luật về thuế của người nộp thuế
Các chính sách chế độ, luật, pháp lệnh về thuế chỉ có thể thực thi một cách đầy đủ, thống nhất khi công tác phổ biến giáo dục đƣợc triển khai sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Mọi tổ chức, cá nhân đều cần phải biết đầy đủ các quy định, những việc phải làm và mức độ xử lý đối với các hành vi trốn thuế, không chấp hành nghiêm việc kê khai, đăng ký thuế, vi phạm về sử dụng hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán, dây dƣa nợ đọng thuế... Tăng cƣờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế còn có ý nghĩa nâng cao tính tự giác, ý thức về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với Nhà nƣớc và sự kiểm tra giám sát của xã hội đối với việc thực thi các chính sách, pháp luật về thuế, đảm bảo tính công khai, công bằng xã hội.
Ngoài các nhân tố trên trong quá trình quản lý và quản lý thu thuế GTGT còn phải kể đến các nhân tố ảnh hƣởng nhƣ: Việc DN kê khai nộp thuế GTGT hàng tháng còn tình trạng DN kê khai âm thuế nhiều, kéo dài .
Doanh nghiệp sử dụng, mua bán hóa đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế....
Có thể nói, công tác quản lý thuế có nhiều nhân tố tác động đến công tác quản lý thu thuế GTGT, không nên bỏ qua những nhân tố khác về kinh tế - xã hội và tác động của môi trƣờng.