Kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố thái bình (Trang 83 - 86)

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN vẫn gặp nhiều khó khăn đã tác động tới tình hình thu NSNN trên địa bàn của Thái Bình. Nhằm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách đƣợc CụcThuế giao, Chi cục Thuế thành phố Thái Bình đã chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, tập trung vào các nhóm giải pháp công tác khai thác triệt để các nguồn thu trọng yếu. Kết quả năm 2017, Chi cục Thuế thành phố Thái Bình đã nỗ lực vƣợt qua khó khăn hoàn thành dự toán Cục Thuế giao trên 412,7 tỷ đồng, đạt 127,7% dự toán pháp lệnh, 109,6% dự toán HĐND giao. Riêng đóng góp của các DN năm 2017 trong đó thu từ thuế GTGT là 99 tỷ đồng, chiếm 81% trong tổng thu từ thuế của các DN. Đạt đƣợc kết quả này là do:

Thứ nhất quy trình, thủ tục quản lý thuế đã đƣợc cải tiến theo hƣớng đơn

giản, rõ ràng và thuận lợi hơn cho DN phù hợp với xu hƣớng của quản lý thuế hiện đại. Cụ thể là:

- Đã thực hiện cải tiến các quy trình: Quản lý đăng ký thuế; Quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế; Miễn thuế, giảm thuế; Quản lý thu nợ thuế; Cƣỡng chế nợ thuế; Kiểm tra thuế; Thanh tra thuế. Các quy trình nay quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thuộc cơ quan quản lý thu để quy định chi tiết, cụ thể, trình tự các công việc, tránh cách làm việc tuỳ tiện của cán bộ thuế.

- Công tác quản lý thuế đã chuyển từ chế độ chuyên quản khép kín sang tổ chức quản lý thuế tách thành ba bộ phận độc lập và quản lý thuế theo chức năng với cơ chế DN tự tính, tự khai và nộp thuế. Nhờ đó, đã hạn chế đƣợc tiêu cực trong công tác quản lý thuế, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

dụng chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt là đối với kinh tế tƣ nhân. Nhờ đó, tình trạng thất thu ngân sách đã giảm nhiều so với trƣớc đây.

Nhiều thủ tục đã đƣợc cải tiến theo hƣớng tạo thuận lợi cho DN: tất cả các thủ tục hành chính thuế nhƣ đăng ký thuế; tự in hóa đơn; kê khai tính thuế, nộp thuế; hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; thanh kiểm tra thuế... đều đƣợc sửa đổi, bổ sung theo hƣớng xoá bỏ các thủ tục rƣờm rà, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc cho NNT; tạo điều kiện cho NNT tự giác thực hiện tốt các quy định của pháp luật thuế. Một số kết quả về tiết kiệm chi phí và nguồn lực trong quản lý của cơ quan Thuế nhƣ sau:

Về khai thuế: Thực hiện quy trình thay đổi mẫu tờ khai, bỏ những nội dung không cần thiết, cung cấp sách và phần mềm hỗ trợ miễn phí cho các DN; ứng dụng công nghệ kê khai thuế mã vạch 2 chiều, kê khai thuế qua mạng internet.

Về nộp thuế: bãi bỏ thông báo nộp thuế, chuyển sang cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Phối hợp với các Ngân hàng thƣơng mại triển khai dịch vụ Nộp thuế điện tử tới các DN trên địa bàn.

Về thủ tục miễn thuế, giảm thuế, gia hạn nộp thuế: NNT tự xác định điều kiện, mức và thời gian miễn thuế, giảm thuế theo quy định của Luật và đƣợc thể hiện số thuế miễn, giảm trên tờ khai quyết toán thuế hằng năm mà không phải làm thủ tục đề nghị miễn, giảm thuế và cơ quan Thuế cũng không ra quyết định miễn, giảm nhƣ trƣớc đây.

Từ khi áp dụng phƣơng thức này, hiệu quả quản lý thuế Chi cục đã tăng lên đáng kể, cụ thể là: Giảm một khối lƣợng công việc cũng nhƣ áp lực cho cán bộ thuế. NNT tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm đồng nghĩa với việc họ phải tự tìm hiểu quy định về kê khai nộp thuế, cán bộ thuế không phải hƣớng dẫn chi tiết cụ thể cho từng loại tờ khai, từng sắc thuế từ kê khai đến nộp thuế.

Thứ hai, một số khâu trong quy trình quản lý ngày càng hoàn thiện và đạt

đƣợc kết quả tích cực:

- Về công tác tuyên truyền và cung cấp dịch vụ hỗ trợ DN

Việc tuyên truyền thuế đã đạt đƣợc bề rộng và đang từng bƣớc đi vào chiều sâu. Nhiều phƣơng thức phối hợp để phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế đã đƣợc triển khai; các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế

phong phú: báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, ca nhạc và đƣa nội dung giáo dục về thuế vào chƣơng trình giáo dục phổ thông...

Nhiều hình thức cung cấp dịch vụ hỗ trợ DN đã đƣợc tiến hành: trả lời trực tiếp hoặc qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, cung cấp tài liệu, tập huấn, đối thoại với DN... Đặc biệt cung cấp thông tin qua trang thông tin điện tử ngành thuế là một phƣơng thức hiện đại, khoa học, phù hợp với tiến bộ chung của thế giới.

- Việc ứng dụng tin học phục vụ quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với DN có nhiều tiến bộ vƣợt bậc. Công tác hiện đại hoá ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý thuế đƣợc Chi cục Thuế quan tâm, coi trọng. Tuy nhiên trong công tác quản trị tin học, khai thác triệt để ứng dụng đôi lúc còn thụ động. Thời gian tới Ban lãnh đạo cục chỉ đạo và định hƣớng các cán bộ, công chức, các bộ phận chức năng sử dụng thành thạo các ứng dụng của ngành phục vụ cho công tác quản lý thuế, nâng cao kỹ năng tận dụng khai thác tối đa ứng dụng tin học trong từng nhiệm vụ quản lý thuế theo chức năng.

- Công tác kiểm tra đối với DN trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đã đặc biệt đƣợc coi trọng: Chi cục Thuế thành phố Thái Bình đã chuyển sang quản lý thuế GTGT theo phƣơng thức quản lý rủi ro, phân chia DN theo mức doanh thu khác nhau, ngành nghề khác nhau... Do vậy, tăng cƣờng đƣợc việc kiểm tra cả về số lƣợng các lƣợt kiểm tra, cả về lực lƣợng cán bộ tham gia kiểm tra nhằm đảm bảo sự nghiêm minh của các luật thuế; chấn chỉnh sửa chữa kịp thời những sai sót, vi phạm, đồng thời động viên đôn đốc các DN kê khai chính xác, nộp thuế đầy đủ và kịp thời, phát hiện và truy thu trốn lậu thuế, đảm bảo đóng góp công bằng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Ban hành quy trình kiểm tra; thanh tra; tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan Thuế để phát hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng cán bộ làm công tác kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra DN nói riêng.

- Công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế: đã có những chuyển biến rõ rệt, việc rà soát, phân loại nợ đƣợc tăng cƣờng, từ đó làm cơ sở điều chỉnh giảm số nợ ảo, tập trung đôn đốc nợ đối với các DN chây ỳ nợ thuế. Giao chỉ tiêu thu nợ đến từng đơn vị và đến từng cán bộ công chức, coi chỉ tiêu thu nợ là một trong chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phân loại CBCC và bình xét thi đua khen thƣởng

hàng tháng, quý, năm. Bên cạnh đó thực hiện tốt cơ chế phối hợp các ngành liên quan trong quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Thứ ba, bộ máy tổ chức lại ngày càng hoàn thiện hơn phù hợp với lộ trình

cải cách và hiện đại hoá ngành thuế; đội ngũ cán bộ từng bƣớc đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố thái bình (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)