Phần 3 Giới thiệu địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm; - Thu thập số liệu về tình hình tuân thủ pháp luật thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân chuyển nhượng bất động ở huyện Gia Lâm từ năm 2014-2018;
- Số liệu về kết quả quản lý thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, các báo cáo tổng kết năm từ năm 2014-2018, báo cáo giao ban phục vụ việc phân tích, đánh giá thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục thuế Gia Lâm.
3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Các công việc thực hiện thu thập nguồn số liệu sơ cấp gồm:
- Xác định nội dung điều tra: Nội dung điều tra chủ yếu liên quan đến nhận thức và sự tuân thủ chính sách thuế thu nhập cá nhân; nhận xét về công tác phối hợp quản lý thuế thu nhập cá nhân của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Chi cục thuế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – Chi nhánh huyện Gia Lâm, UBND các xã, thị trấn).
- Xác định đối tượng điều tra: Các hộ gia đình, cá nhân phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản
- Chọn mẫu điều tra:
+ Lựa chọn điều tra 200 hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, xã Đa Tốn, xã Kiêu Kỵ, xã Đông Dư. (04 xã, thị trấn ven khu đô thị Gia Lâm)
- Tổ chức điều tra:
+ Đối với khối hộ gia đình, cá nhân: Gửi phiếu điều tra xuống UBND xã, thị trấn để thực hiện điều tra trong khi tổ chức thu thuế năm 2018.
+ Đối với khối tổ chức: Gửi phiếu điều tra qua đường bưu điện, gọi điện xác nhận và đề nghị gửi kết quả về Chi cục thuế.
Số liệu sơ cấp là những số liệu chưa được công bố, được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu. Số liệu sơ cấp trong đề tài chủ yếu là các đánh giá của cán bộ và người nộp thuế về các nội dung và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế nói chung và thuế chuyển nhượng bất động sản của các đối tượng tham gia chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn; đánh giá của các đối tượng nộp thuế đối với việc thực hiện các nội dung trong công tác quản lý thuế của Chi cục thuế huyện Gia Lâm trong thời gian qua; nguyện vọng của người nộp thuế trong điều kiện thực hiện luật quản lý thuế hiện nay.
Chọn đối tượng điều tra: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra đối tượng thu thuế là cán bộ của chi cục thuế Gia Lâm và đối tượng nộp thuế bao gồm: doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức có thực hiện hoạt động chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn huyện. Số lượng mẫu điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên tỷ lệ số lượng doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức thực hiện chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn huyện giai đoạn 2014 - 2018. Số lượng cụ thể như sau:
Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra
STT Đối tượng nộp thuế Tổng số
Số mẫu
TT Trâu Quỳ
Xã
Đa Tốn Xã Kiêu Kỵ Đông Dư Xã
1 Hộ gia đình, cá nhân 200 60 50 40 50
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Nội dung điều tra:
- Điều tra người nộp thuế nhằm tìm hiểu sự hiểu biết của người nộp thuế về thuế chuyển nhượng bất động sản, đánh giá của người nộp thuế về việc thực hiện thu thuế chuyển nhượng bất động sản của Chi cục thuế…
- Điều tra cán bộ làm công tác quản lý thuế để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng cũng như những tồn tại, hạn chế trong việc quản lý thuế nói chung và thuế chuyển nhượng bất động sản nói riêng như đánh giá về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quản lý, về cơ chế chính sách…
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra đã được xây dựng trước.
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.2.1. Phương pháp thống kê, mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để tính toán tổng số thuế trên địa bàn, tổng số thuế thu được từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn huyện Gia Lâm qua các năm, số đối tượng, số lượt người tham gia chuyển nhượng bất động sản….
3.2.2.2. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán, tiến hành so sánh các chỉ tiêu có mối quan hệ tương quan như kết quả thực hiện so kế hoạch, so sánh các năm, so sánh mục tiêu từ đó chỉ ra sự khác biệt, sự phát triển và tìm ra nguyên nhân của hiện tượng kinh tế. Phương pháp so sánh giúp phát hiện những sự khác biệt, biến động, những bất cập trong công tác tuân thủ pháp luật thuế. Từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi làm cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm.
3.2.2.3. Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia, là các cán bộ quản lý thuế, am hiểu về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản. Thông qua việc phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia nhằm tìm hiểu các kinh nghiệm về quản lý thuế, cũng như nắm bắt xu thế phát triển và định hướng trong công tác quản lý thuế trong thời gian tới. Qua đó tìm ra những bất cập trong công tác quản lý thuế hiện nay tại địa phương để đề xuất những giải phát thích hợp, hiệu quả trong thời gian tới.
3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
* Kết quả thực hiện thu thuế chuyển nhượng bất động sản của Chi cục thuế huyện Gia Lâm:
- Dự toán thu; - Tổng nguồn thu; - Tổng số thuế đã thu;
- Tỷ lệ hoàn thành số thu so với dự toán giao;
- Số thuế đã thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản; - Tỷ lệ hoàn thành theo kế hoạch.
* Chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý thuế chuyển nhượng bất động sản: - Chỉ tiêu phản ánh tình hình công tác kê khai thuế, nộp thuế
+ Tổng số hồ sơ khai thuế phải thu;
+ Số hồ sơ khai thuế cơ quan thuế đã nhận được; + Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế;
+ Số lượng hồ sơ khai thuế nộp quá hạn; + Tỷ lệ hồ sơ khai thuế nộp quá hạn; + Tổng số thuế phải thu;
+ Số thuế nợ; + Tỷ lệ nợ thuế.