Kinh nghiệm quản lý sử dụng NSX của một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng ngân sách cấp xã trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 42)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý sử dụng NSX của một số địa phương ở Việt Nam

2.2.1.1. Kinh nghiệm tỉnh Bắc Giang

Những năm qua, công tác thu ngân sách đã được UBND tỉnh Bắc Giang thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành và cơ quan thuế quan tập trung thực hiện. Giai đoạn 2011-2015 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 11.549.139 triệu đồng, trong đó thu nội địa (trừ thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) đạt 5.931.415 triệu đồng, tăng bình quân 13,5% so với dự toán tỉnh giao. Tổng thu ngân sách trên địa bàn khối huyện, thành phố giai đoạn 2011 - 2015 đạt 5.525,4 tỷ đồng, bằng 142,4% dự toán tỉnh giao, trong đó thu tiền sử dụng đất 3.674,5 tỷ đồng, đạt 161,4% dự toán tỉnh giao. Một số lĩnh vực thu vượt dự toán như: thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 715,73 tỷ đồng, bằng 179,8% so với dự toán tỉnh giao; thu tiền sử dụng đất đạt 3.674.736 triệu đồng, bằng 161% dự toán tỉnh giao,...; kết quả thu hồi nợ đọng thuế đạt 1.268.453 triệu đồng, trong đó thu nợ năm trước chuyển sang là 819.138 triệu đồng. Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2011 - 2015 (không bao gồm các khoản ghi thu- ghi chi) là 37.562.347 triệu đồng, bằng 146% dự toán trung ương giao và bằng 139% dự toán tỉnh giao. Công tác thanh tra, kiểm tra và thẩm tra quyết toán được UBND các cấp, các ngành tài chắnh quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện. Giai đoạn 2011 - 2015 qua thanh tra của cơ quan tài chắnh đã kiến nghị xử lý sai phạm 23.485 triệu đồng, trong đó thu hồi nộp ngân sách 8.052 triệu đồng, giảm trừ quyết toán 782 triệu đồng, ghi thu ghi chi 2.644 triệu đồng, xử lý về hạch toán kế toán 10.816 triệu đồng, hoàn trả nguồn kinh phắ sự nghiệp môi trường sử dụng sai mục đắch 1.191 triệu đồng. Thông qua công tác thẩm định, xét duyệt quyết toán năm 2011, 2012, 2013, Sở Tài chắnh đã kiến nghị xử lý 10.815 triệu đồng, trong đó thu hồi nộp ngân sách nhà nước do chi sai chế độ 2.427 triệu đồng. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phắ được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Giai đoạn 2011 - 2015, các đơn vị sử dụng ngân sách đã thực hiện

tiết kiệm chi thường xuyên trong dự toán theo quy định của Chắnh phủ với tổng số tiền là 608.111 triệu đồng.Trong đầu tư xây dựng cơ bản bước đầu đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải; khi phân bổ vốn đã ưu tiên bố trắ vốn cho các dự án hoàn thành; kịp thời rà soát các dự án chậm tiến độ để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn và điều chuyển vốn kịp thời. Công tác thẩm định dự án, thiết kế dự toán công trình được nâng cao chất lương, công tác đấu thầu được được quan tâm chỉ đạo nâng cao tắnh minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả, các gói thầu chỉ định thầu cơ bản đã thực hiện giảm trừ 3% so với dự toán được phê duyệt.

Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, công tác quản lý, sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế như: công tác xây dựng dự toán thu của một số huyện chưa có tắnh phấn đấu cao, chưa phản ánh hết khả năng thu ngân sách của địa phương; còn tư tưởng trông chờ vào hỗ trợ cân đối từ ngân sách cấp trên, nên cơ bản các huyện thường xây dựng dự toán thu nội địa hàng năm (trừ thu tiền sử dụng đất) bằng hoặc vượt tỷ lệ thấp so với dự toán tỉnh giao. Chất lượng xây dựng dự toán chi ở một số huyện còn hạn chế, còn tình trạng phân bổ dự toán chi ở một số lĩnh vực (chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp môi trường,Ầ.) thấp hơn dự toán tỉnh giao để lấy nguồn bổ sung cho các lĩnh vực chi khác ở địa phương (chi quản lý hành chắnh). Nguồn thu từ tiền đất hàng năm vượt dự toán cao (giai đoạn 2011 - 2015 thu tiền sử dụng đất đạt 3.674.736 triệu đồng, bằng 161% dự toán) và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nội địa trên địa bàn (từ 30 - 42%). Khoảng cách thu - chi có xu hướng ngày càng doãng ra; tổng thu ngân sách trên địa bàn (nếu không tắnh tiền sử dụng đất) của hầu hết các huyện mới đáp ứng được khoảng 8 - 10% chi thường xuyên của địa phương. Một số nội dung chi dự phòng ngân sách chưa đúng quy định, thường bổ sung các nội dung chi mang tắnh chất thường xuyên nhưng được coi là phát sinh ngoài dự toán. Nợ đọng XDCB còn cao ở cấp huyện, xã còn nhiều, tắnh đến 31/12/2014, nợ đọng XDCB trên địa bàn tỉnh là 708 tỷ đồng, trong đó cấp xã là 415 tỷ đồng. Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn, thời gian tới HĐND tỉnh cần xem xét, sửa đổi Nghị quyết số 29/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh, trong đó xem xét giảm tỷ lệ điều tiết thu tiền sử dụng đất trên địa bàn các huyện, thành phố để bổ sung cho Quỹ phát triển đất cho phù hợp với điều kiện thực tế và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chắnh phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. UBND tỉnh tổ chức thực hiện tốt việc quản lý,

điều hành ngân sách theo dự toán và chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nghiêm chế độ công khai minh bạch dự toán, quyết toán ngân sách; công khai dự án đầu tư từ nguồn NSNN, các quỹ tài chắnh địa phương; Chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/4/2014 của Thủ tướng Chắnh phủ về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng XDCB nguồn vốn đầu tư công; rà soát, xác định số lượng doanh nghiệp hiện còn đang hoạt động trên địa bàn để có cơ sở xác định chắnh xác nguồn thu, khả năng thu của địa phương. Quan tâm thu nợ đọng các doanh nghiệp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thu thuế, phân loại nợ đọng thuế để tắch cực đôn đốc thu nộp NSNN. Sở Tài chắnh khi giao dự toán thu ngân sách cần quan tâm hơn nữa đến việc thẩm tra dự toán thu - chi của các sở, ngành có các đơn vị đơn vị sự nghiệp trực thuộc để thực hiện nghiêm việc trắch lập nguồn cải cách tiền lương, bổ sung cân đối ngân sách góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách địa phương. Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh các vi phạm về đấu thầu việc mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, máy móc, trang thiết bị, thuốc và vật tư y tế theo quy định của Luật Đấu thầu, Thông tư số 68/2012/TT-BTC của Bộ Tài chắnh và các thông tư hướng dẫn của các bộ ngành có liên quan.Các sở ngành có các đơn vị sự nghiêp trực thuộc chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Tập trung rà soát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư XDCB và tổng hợp tình hình nợ và xây dựng phương án bố trắ vốn trả nợ XDCB theo tinh thần Luật đầu tư công và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tướng Chắnh phủ về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng XDCB nguồn vốn đầu tư công.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là đô thị loại I, thành phố lớn nhất miền Trung nước ta, có hệ thống giao thông đa dạng và thuận tiện: có quốc lộ 1A, 14A, đường sắt, hàng không, đường thủy; có cảng nước sâu Tiên Sa và Liên Chiểu. Hệ thống thông tin liên lạc của thành phố phát triển mạnh, là một trong ba trung tâm viễn thông lớn nhất nước ta. Trong quản lý chi NSNN gắn với quá trình CNH-HĐH, Đà Nẵng đã thực hiện một số chắnh sách:

- Chắnh sách phân phối tài chắnh trong thời kỳ trung hạn theo hướng phục vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định bền vững, chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế, thực hiện phân phối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chắnh nhà nước. Gắn kết việc phân phối NSNN với việc huy động các nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu KT-XH của tỉnh đề ra trong thời kỳ trung hạn.

- Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT-XH, lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, du lịchẦ đồng thời đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng tăng cường cho chi đầu tư phát triển và đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên, phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.

2.2.1.3. Kinh nghiệm ở tỉnh Vĩnh Phúc

Qua đánh giá kết quả về cân đối thu chi ngân sách Nhà nước (NSNN) những năm qua tại Vĩnh Phúc cho thấy những thành công đáng khắch lệ. Từ chỗ NSNN chỉ đảm bảo được chi cho tiêu dùng (chi thường xuyên) đến nay tỉnh là một trong địa phương có nguồn thu cao trong cả nước và khu vực đồng bằng Sông Hồng và tự cân đối ngân sách. Trong đó NSX đã từng bước đáp ứng được yêu cầu là nguồn lực, là điều kiện vật chất quan trọng cho sự ổn định về chắnh trị và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn xã, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế ở nông thôn phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tài chắnh NSX ở Vĩnh Phúc hiện nay còn nhiều vấn đề khó khăn, yếu kém. Trước hết là sự hiểu biết của nguời dân, của một số đại biểu HĐND cấp xã còn hạn chế. Sự thiếu hiểu biết đã không tạo cơ hội cho họ trong việc quản lý, giám sát và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng NSX. Chất lượng giám sát, kiểm tra NSX ở một số nơi không đạt yêu cầu và mong muốn của nhân dân. Mặt khác, cũng do không hiểu biết đầy đủ, toàn diện về NSX, cho nên một số người dân đã có những khiếu kiện kéo dài, gây khó khăn cho chắnh quyền các cấp trong việc giải thắch và xử lý các vụ khiếu kiện, tố cáo của công dân. Để từng bước giải quyết những bất cập trên tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung vào một số giải pháp sau:

- Nâng cao kiến thức cho người dân trong việc giám sát, quản lý NSX. Đây là việc làm cần thiết, phù hợp mong muốn của ngành tài chắnh, chắnh quyền địa phương các cấp và của nhân dân về các vấn đề NSX.

- Thực hiện tốt việc công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSX. Do đó, thu ngân sách từ thuế, phắ, lệ phắ và các nguồn đóng góp của nhân dân ngày càng tăng, thu đã cơ bản đáp ứng chi thường

xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ. Nhiều xã trong tỉnh đã làm tốt công tác này, kinh tế- xã hội có bước phát triển, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống của nhân dân được tăng lên rõ rệt.

- Nâng cao năng lực quản lý NSX của cán bộ trực tiếp tham gia tại các địa phương, nhất là cán bộ làm công tác NS tại các xã, thị trấn. Trong năm 2012, Sở Tài chắnh tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai 05 đợt tập huấn với tổng số 20 lớp với trên 600 lượt đối tượng tham gia tập huấn chế độ kế toán mới theo Thông tư số 146/TT- BTC; công tác quản lý vốn đầu tư XDCB; triển khai hệ thống TABMIS; công tác quản lý tài chắnh thôn, khu dân cư.

- Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng thông tin phục vụ công tác quản lý NSX trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tăng cường phân cấp NSNN trên địa bàn, trong đó NSX ngày càng được phân cấp sâu hơn trong thu NSX. Theo như Nghị quyết số 22/2010/NQ- HĐND ngày 22/12/2010 thì thuế môn bài, thuế tài nguyên khu vực DNNN, ĐTNN, ngoài QD đã phân cấp cho NSX hưởng 70%; Thu tiền sử dụng đất từ quỹ đất đấu giá tạo vốn xây dựng hạ tầng; đấu giá đất dịch vụ của các Dự án do cấp xã làm chủ đầu tư thì NSX hưởng 80%...

- Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai thường xuyên, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng ngân sách cấp xã trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)