HTXNN kiểu cũ HTXNN kiểu mới
1. Xã viên
- Cá nhân - Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân 2. Sở hữu
- Sở hữu cá nhân không được thừa nhận. Chỉ thừa nhận sở hữu về tư liệu sản xuất (người nông dân vào hợp tác xã phải góp ruộng đất, trâu bò, công cụ sản xuất chủ yếu)
- Phân định rõ sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân của xã viên;
- Sở hữu tập thể (sở hữu của HTX) gồm: + Các nguồn vốn tích lũy tái đầu tư;
+ Các tài sản trước đây được giao lại cho tập thể sử dụng;
+ Tài sản do Nhà nước, tổ chức trong và ngoài nước tài trợ làm tài sản không chia;
+ Các quỹ không chia.
- Sở hữu cá nhân: ruộng đất, trâu bò, công cụ sản xuất của cá nhân xã viên.
3. Quan hệ giữa xã viên với HTX Xã viên là người lao động làm
công cho HTX
- Quan hệ giữa xã viên và hợp tác xã là quan hệ bình đẳng, tự nguyện cùng có lợi và cùng chịu rủi ro trong sản xuất kinh doanh;
- Hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ: tự điều hành lao động của gia đình, tự quyết định bố trí sản xuất cây trồng, vật nuôi, tự mua vật tư đầu vào sản xuất...theo cơ chế thỏa thuận với HTX
4. Quan hệ giữa HTX và nhà nước Hoạt động SXKD của HTX
chịu sự chỉ huy theo kế hoạch của nhà nước.
- Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của hợp tác xã;
- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế độc lập, tự chủ, có tư cách pháp nhân, bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, SXKD.
5. Phân phối thu nhập Phân phối thu nhập mang nặng
tính bình quân, bao cấp, chủ yếu theo công lao động.
- Thu nhập được trích lập các quỹ theo Luật Hợp tác xã;
- Phần còn lại chia cho xã viên theo vốn góp, mức độ sử dụng dịch vụ của HTX.
6. Quy mô và phạm vi hoạt động - Giới hạn trong địa giới thôn,
xã hoặc liên xã.
- Canh tác nông nghiệp tập trung trong nông nghiệp.
- Không giới hạn về địa giới hành chính;
- Tập trung làm dịch vụ cho hộ xã viên với quy mô, lĩnh vực hoạt động linh hoạt tùy theo trình độ phát triển, đặc điểm của từng vùng, từng ngành.
Hiện nay, huyện Đông Anh đang xây dựng mô hình HTX NN kiểu mới, có thể sơ đồ hóa như sau:
Sơ đồ 4.2. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới huyện Đông Anh
Nguồn: Tổng hợp của tác giả và UBND huyện Đông Anh (2016)
Để có thể đánh giá được tính ưu việt của mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn huyện Đông Anh, chúng tôi tiến hành điều tra các xã viên theo số mẫu đã chọn, kết quả cho thấy đa số các xã viên được hỏi đều cho rằng: Mô
Quan hệ thị trường để đảm bảo sản xuất sản phẩm dịch vụ chung cung cấp cho thành viên
và HTX
Cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thành viên
HTX chỉ cung cấp cho xã viên hoặc có một phần cung cấp cả cho thị
trường bên ngoài xã viên Góp vốn
Chủ sở hữu
Khách hàng
Nhu cầu chung về sản phẩm, dịch vụ
Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Hợp tác xã Thị trường
hình HTX nông nghiệp kiểu mới đã mở rộng sự tham gia của các thành phần (90%); Phân định rõ sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân (86,67%); Nâng cao tính tự chủ của HTX nông nghiệp và xã viên (93,33%); Phân phối thu nhập hợp lý (92,67%); Mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của HTX (86,67%). Như vậy có thể thấy mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới mà huyện Đông Anh đang xây dựng đã phát huy được nhiều ưu điểm của Luật HTX 2012. (Bảng 4.13). Trong thời gian tới, huyện Đông Anh cần tăng cường hơn nữa hoạt động xây dựng mô hình kiểu mới đến toàn thể HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện. Từ đó có thể phát huy hiệu quả tối đa hoạt động sản xuất của HTX nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn huyện.
Bảng 4.13. Đánh giá về mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn huyện Đông Anh
TT Ưu điểm của mô hình HTXNN kiểu mới Số ý kiến (n= 150) Tỷ lệ (%)
1 Mở rộng sự tham gia của các thành phần 135 90,00 2 Phân định rõ các sở hữu tập thể và cá nhân 130 86,67
3 Nâng cao tính tự chủ của xã viên 140 93,33
4 Nâng cao tính tự chủ của HTX nông nghiệp 140 93,33
5 Phân phối thu nhập hợp lý 139 92,67
6 Mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động 130 86,67
Nguồn: Số liệu điều tra xã viên (2017)
4.1.2.7. Hỗ trợ cho các HTX nông nghiệp
Để có thể khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hợp tác xã mới, tác động trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh của kinh tế thành viên; tăng cường tính tự chủ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của hợp tác xã, nâng cao hơn nữa vai trò của hợp tác xã đối với sự phát triển, đảm bảo an sinh xã hội của đất nước, tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ gia đình đặc biệt là kinh tế hộ nông dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô vừa và nhỏ trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Ngày 15/12/2014 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 2261/QĐ – TTg phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 – 2020.
Để có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu hỗ trợ của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, chúng tôi tiến hành điều tra 30 cán bộ quản lý HTX.
Bảng 4.14. Tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh
TT Nhu cầu hỗ trợ Số HTX
(n =30)
Tỷ lệ
(%)
1 Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng 25 83,33
2 Hỗ trợ xúc tiến thương mại 20 66,67
3 Hỗ trợ vay vốn 30 100,00
4 Hỗ trợ về đất đai 26 86,67
5 Tiếp cận với Quỹ hỗ trợ hợp tác xã 30 100,00
6 Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng 26 86,67
7 Hỗ trợ ứng dụng KHKT và công nghệ mới 25 83,33
8 Hỗ trợ HTX tổ chức lại hoạt động 10 66,67
Nguồn: Kết quả điều tra (2017)
HTX theo mẫu đã chọn. Kết quả thể hiện cụ thể qua bảng 4.14. Đáng lưu ý đó là nhu cầu hỗ trợ về vay vốn và tiếp cận với quỹ hỗ trợ hợp tác xã. Có 30/30 cán bộ HTX được điều tra đều có nhu cầu về vay vốn. Tiếp theo là nhu cầu hỗ trợ về đất đai cũng như hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng với 26 ý kiến tương ứng 86,67%. Có 20/30 ý kiến có nhu cầu hỗ trợ về xúc tiến thương mại. Đây chủ yếu là các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp như HTX sản xuất rau an toàn Đạo Đức, HTX sản xuất rau an toàn Đông Anh… Chỉ có 10/30 ý kiến tương ứng với 33,33% số ý kiến có nhu cầu về tổ chức lại hoạt động. Như vậy có thể thấy, hiện nay nhu cầu lớn nhất của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh là nhu cầu về vốn, đất đai và đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội, huyện Đông Anh cần có các chính sách hỗ trợ cụ thể cũng như cần phải có các biện pháp để giúp các HTX nông nghiệp tiếp cận được các nguồn hỗ trợ một cách nhanh nhất, từ đó các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện có thể thúc đẩy được quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các hộ xã viên trên địa bàn huyện.
a. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý HTX cho các cán bộ quản lý HTX cũng như kỹ thuật sản xuất cho các hộ xã viên. Qua nghiên cứu các số liệu thu thập được cho thấy, hàng năm phòng Kinh tế huyện Đông Anh đã phối hợp cùng liên minh HTX thành phố Hà nội, trạm khuyến nông và UBND các xã đã tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ quản lý cho các cán bộ HTX cũng
như các quy trình sản xuất cho các xã viên. Về tập huấn nghiệp vụ quản lý HTX, năm 2014 đã tập huấn cho 230 cán bộ quản lý, đến năm 2016 đã tăng lên 320 cán bộ được tập huấn, tương ứng với tỷ lệ bình quân là 117,95%. Về tập huấn nghiệp vụ kế toán cũng được tăng cường, tăng từ 110 người được tập huấn năm 2014 lên 150 người năm 2016, tương ứng tỷ lệ 116,77%. Công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn quy trình chăn nuôi cũng như trồng trọt cho các hộ xã viên cũng đều được quan tâm (Bảng 4.15).
Để hiểu rõ hơn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian qua. Chúng tôi tiến hành điều tra các xã viên theo số mẫu đã chọn. Kết quả điều tra cho thấy, đa số các xã viên tập huấn đều cho rằng Nội dung tập huấn phù hợp, có ý nghĩa thực tiễn; Sau khi áp dụng kiến thức chi phí đầu vào giảm, năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên.
Bảng 4.15. Kết quả công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh (2014 – 2016)
TT Nội dung ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ
1 Tập huấn nghiệp vụ quản lý
HTX Người 230 300 320 130,43 106,67 117,95
2 Tập huấn nghiệp vụ kế toán Người 110 120 150 109,09 125,00 116,77 3 Tập huấn chuyển giao
Khoa học kỹ thuật Xã viên 2100 2300 2400 109,52 104,35 106,90 4 Tập huấn quy trình sản xuất
ngành trồng trọt Xã viên 1900 2100 2500 110,53 119,05 114,71 5 Tập huấn quy trình sản xuất
ngành chăn nuôi Xã viên 1800 1900 2000 105,56 105,26 105,41 Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Đông Anh (2017)
Công tác tập huấn cho các xã viên hiện nay chưa thường xuyên liên tục. Chỉ có 70 ý kiến tương ứng với 46,67% số ý kiến cho rằng công tác tập huấn đã thường xuyên và liên tục. Trong thời gian tới, phòng Kinh tế huyện cần chủ động phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan tổ chức thường xuyên, liên tục hơn nữa các lớp tập huấn kiến thức sản xuất nông nghiệp cho các hộ xã viên để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện (Bảng 4.16).
Bảng 4.16. Đánh giá về công tác tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các xã viên hợp tác xã nông nghiệp huyện Đông Anh
TT Ý kiến Số xã viên
(n =150)
Tỷ lệ
(%)
1 Công tác tập huấn thường xuyên, liên tục 70 46,67
2 Nội dung tập huấn phù hợp, có ý nghĩa thực tiễn 125 83,33
3 Giảng viên am hiểu, nhiệt tình 130 86,67
4 Sau khi áp dụng kiến thức chi phí đầu vào giảm 125 83,33
5 Năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên 125 83,33
Nguồn: Kết quả điều tra (2017) b. Công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại
Nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các HTX như: hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia các triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho khu vực hợp tác xã; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Qua tổng hợp số liệu (Bảng 4.17) cho thấy hiện nay việc hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các HTX nông nghiệp huyện Đông Anh còn rất mờ nhạt. Kết quả về công tác hỗ trợ tuy có tăng qua các năm nhưng tỷ lệ HTX được hỗ trợ còn rất thấp (trên tổng số 129 HTX nông nghiệp), chỉ đạt khoảng 15 đến 23%. Thiết nghĩ, công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ, đảm bảo đầu ra cho các HTX nông nghiệp yên tâm sản xuất, từ đó mới đem lại hiệu quả trong sản xuất cho các HTX nông nghiệp.
Bảng 4.17. Kết quả công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh (2014 – 2016)
TT Nội dung ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ
1 Hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm HTX 30 32 33 106,67 106,67 104,88 2 Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu HTX 20 20 22 100,00 100,00 104,88 3 Hỗ trợ về xuất xứ hàng hóa HTX 20 21 22 105,00 105,00 104,88 Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Đông Anh (2017)
Chính vì vậy, trong thời gian tới, huyện Đông Anh cần có các chính sách cụ thể hơn nữa để có thể giúp cho các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện tăng cường mở rộng thị trường, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất.
c. Về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng
Ngày 10/6/2016, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký, ban hành Thông tư 15/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Theo đó, sáu loại hình kết cấu hạ tầng của HTX nông nghiệp được hỗ trợ đầu tư, bao gồm: Trụ sở làm việc; Sân phơi, nhà kho, cửa hàng vật tư nông nghiệp; Xưởng sơ chế, chế biến; Công trình điện, nước sinh hoạt, chợ; Công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp và Công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy, hải sản. Để được xét hỗ trợ đầu tư, các HTX phải được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã (Luật số 23/2012/QH13). Các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đề nghị hỗ trợ phải phù hợp với nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của HTX; phù hợp với các quy hoạch liên quan; có phương án khai thác, duy tu, bảo dưỡng và kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh và góp vốn đối ứng theo dự án được phê duyệt tối thiểu 20% tổng mức đầu tư. Quá trình xét duyệt hỗ trợ đầu tư được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: (i) Có hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản với các doanh nghiệp có giá trị tối thiểu 300 triệu đồng/năm (ii) Tổ chức cho các thành viên sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hoặc được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến hoặc sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm (iii) Hoạt động trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chúng tôi tiến hành điều tra 30 HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện để có thể hiểu rõ hơn về tình hình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các HTX nông nghiệp. Kết quả điều tra cho thấy, trong giai đoạn 2014 – 2016 chỉ có 3 HTX nông nghiệp điều tra được hỗ trợ về trụ sở làm việc, tương ứng với 10%. Đa số các HTX hiện nay chưa có trụ sở làm việc. Các HTX chủ yếu mượn nhà của giám đốc HTX làm nơi giao dịch công việc. Có 5 HTX được hỗ trợ về sân phơi, nhà kho, cửa hàng VTNN tương ứng 16,67%. Chỉ có 1 HTX được hỗ trợ xưởng sơ chế, chế biến tương ứng 3,33%. Về hỗ trợ công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, công trình kết cấu hạ
tầng vùng nuôi trồng thủy, hải sản có 2 HTX tương ứng 6,67% (Bảng 4.18). Như vậy, có thể thấy mặc dù chính sách ưu đãi của Nhà nước (Quyết định 2261, Nghị định 193) đã ban hành khá lâu nhưng các HTX nông nghiệp vẫn chưa tiếp cận được. Thiết nghĩ trong thời gian tới, huyện Đông Anh cần có những biện pháp hỗ