Kết quả lựa chọn chế độ lắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn chủng nấm men saccharomyces và tối ưu hóa điều kiện lên men thu nhận sinh khối nấm men giàu kẽm (Trang 48)

Sự khuấy lắc khi lên men sẽ làm tăng lượng oxy hòa tan trong môi trường và làm tăng khả năng tiếp xúc của các tế bào nấm men với các nguồn dinh dưỡng. Hầu hết nấm men thuộc chi Saccharomyces là sinh vật yếm khí tùy tiện. Trong môi trường có đủ oxy, nấm men sẽ tiến hành hô hấp, sinh trưởng để tăng số lượng tế bào, tăng sinh khối. Khi môi trường thiếu oxy, chúng tiến hành lên men đường thành rượu. Để đánh giá ảnh hưởng của tốc độ lắc tới sự sinh trưởng và gia tăng lượng sinh khối của nấm men, các chế độ lắc được nghiên cứu trong khoảng từ 0 – 200 rpm. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của chế độ lắc tới khối lượng sinh khối khô và hàm lượng kẽm tích lũy

Chế độ lắc (Vòng/phút)

Khối lượng sinh khối (g/100ml)

Hàm lượng kẽm trong sinh khối (mg/g)

0 0,51C 6,35C

50 0,97B 8,64B

150 1,15A 9,06A

200 1,16A 9,11A

(*) A, B, C, D là các giá trị thể hiện khối lượng sinh khối khô và hàm lượng kẽm trong sinh khối khô theo các chế độ lắc.

Các chữ cái khác nhau là khác nhau về ý nghĩ thống kê với α = 0,05

Từ bảng trên cho thấy, quá trình khuấy lắc làm tăng khả năng hòa tan oxi trong môi trường nuôi cấy. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ sinh trưởng của nấm men. Phân tích ảnh hưởng của tốc độ lắc tới khả năng tích lũy kẽm trong sinh khối, khi tốc độ lắc tăng lên từ 0 lên đến 150 vòng/phút hàm lượng kẽm tích lũy và sinh khối nấm men tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, giá trị này tăng không đáng kể khi tốc độ lắc lên đến 200 vòng/phút. Chính vì vậy, chế độ lắc tại 150 vòng/phút được sử dụng làm thông số kỹ thuật cho các lần lên men tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn chủng nấm men saccharomyces và tối ưu hóa điều kiện lên men thu nhận sinh khối nấm men giàu kẽm (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)