Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì và tăng khối lượng ở bò thịt lai (Trang 25 - 27)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Tình hình nghiên cứu nhu cầu năng lượng cho bò thịt trong và

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Cho đến nay tình hình nghiên cứu nhu cầu năng lượng cho bò ở Việt Nam đã tiến hành trên bò sữa lai, nhưng chưa được tiến hành ở bò thịt.

Hầu hết các nghiên cứu về dinh dưỡng trên bò chỉ tập trung vào việc áp dụng các tiêu chuẩn ăn khuyến cáo từ các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp… để xây dựng khẩu phần ăn cho bò dựa trên các nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi (Vũ Chí Cương và cs., 2001; 2005).

Việc áp dụng các tiêu chuẩn ăn của nước ngoài vào điều kiện chăn nuôi của Việt nam có thể dẫn đến việc cho ăn thừa hoặc thiếu năng lượng. Kết quả của Vũ Chí Cương và cs. (2004) trên bò sữa nhằm so sánh 2 hệ thống dinh dưỡng (UFL và PDI của INRA, 1988 và NRC, 1996) cho thấy lô ăn theo tiêu chuẩn của Pozy và cs. (2002) cho năng suất sữa và tăng khối lượng cao hơn hẳn lô ăn theo tiêu chuẩn của NRC. Sự khác nhau này xảy ra ở tất cả các địa điểm thí nghiệm và trên

tất cả các giống (F1, F2 và HF thuần). Điều này cho thấy cần phải thận trọng khi

sử dụng tiêu chuẩn NRC để lập khẩu phần cho bò sữa nuôi tại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mùi và cs. (2006) cho thấy việc áp dụng các tiêu chuẩn ăn khác nhau cho dê đã dẫn đến các kết quả về tăng khối lượng, tiết sữa vv… khác nhau. Từ phát hiện này có thể suy ra là chúng ta đang

xây dựng khẩu phần dựa vào các tiêu chuẩn mà chính chúng ta cũng không biết là có phù hợp với nhu cầu của gia súc nuôi ở Việt Nam hay không.

Trái với việc xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc, việc xác định thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng nói chung và giá trị năng lượng nói riêng của các loại thức ăn cho gia súc gia cầm đã được tiến hành nghiên cứu từ lâu. Kết quả của các nghiên cứu này được tích lũy và xuất bản trong cuốn “Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt nam) (Viện Chăn nuôi, 2001). Ngoài ra trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Vương quốc Bỉ, một hệ thống dinh dưỡng cho bò sữa cũng đã được nghiên cứu, xây

dựng dựa trên kết quả các thí nghiệm in vivo trên cừu, thí nghiệm với enzym

pepcine-cellulose kết hợp với việc phân tích thành phần hoá học của hàng trăm loại mẫu thức ăn. Kết quả của nghiên cứu này được trình bày trong cuốn: “Nuôi dưỡng bò ở miền Bắc Việt nam” (Pozy and cs., 2002). Đề tài: “Sử dụng phương pháp quang phổ hấp phụ cận hồng ngoại để xác định thành phần hoá học, tỷ lệ tiêu hoá và giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc nhai lại” được thực hiện tại Viện Chăn nuôi đã cho thấy có thể sử dụng phương pháp này để xác định nhanh, chính xác thành thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho bò (Vũ Chí Cương và cs., 2006a; 2006b). Như vậy có thể nói chúng ta đã và đang xây dựng được một cơ sở dữ liệu tương đối đồ sộ về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn Việt nam cho gia súc gia cầm. Tuy nhiên một số giá trị dinh dưỡng của thức ăn trình bày ở các cuốn sách trên (cụ thể là giá trị NE và ME cho bò sữa) được ước tính từ các công thức do các nước khác xây dựng dựa trên các loại thức ăn, gia súc và điều kiện chăn nuôi của họ. Chính vì thế chúng ta không biết được mức độ chính xác của các công thức này khi áp dụng trong điều kiện Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì và tăng khối lượng ở bò thịt lai (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)