trình xây dựng thuộc đầu tư công trên địa bàn huyện Bình Xuyên giai đoạn 2014-2016
4.1.6.1. Hiệu quả kinh tế
Bảng 4.11. Kết quả đầu tư công phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên giai đoạn 2014 – 2016
ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 GO 3,108,000 3,839,000 4,708,000 ∆GO 508,000 731,000 869,000 IVPHTD 743,396.5 762,069.58 958,631.04 HIV (GO) 0.683350 0.959230 0.906501
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê (2017) Từ năm 2014, hiệu qủa đồng vốn đầu tư công tăng dần và không có sự biến động lớn và thất thường. Chỉ tiêu GO tăng từ 0.683350 lần năm 2014 lên 0.959230 lần năm 2015 và giảm còn 0.906501 lần năm 2016. Biến động này là do đặc thù sản xuất của huyện, nền kinh tế của huyện chủ yếu là nền sản xuất nông nghiệp, kết quả sản xuất phụ thuộc nhiều vào kết quả sản xuất ngành nông nghiệp.
Bảng 4.12. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế
STT Chỉ tiêu Đơn vị
2014 2015 2016
Thực hiện
2010 hoạch Kế Thực hiện hoạch Kế Thực hiện hoạch Kế Thực hiện
1 Tốc độ phát triển các ngành kinh tế % 13,8 14 14,2 16-17 16,3 17 17,1
* Tổng GTSX các ngành kinh tế (Hiện
hành) Tỷ đồng 2.600 3.035 3.018 3.784-3855 3839 4620 4708
Trong đó: - Nông - Lâm nghiệp và thuỷ
sản Tỷ đồng 990 1100 1118 1268-1311 1247,7 1455,3 1450
- Công nghiệp- TTCN và xây dựng Tỷ đồng 800 955 996 1272-
1321 1312,9 1607,8 1.648
- Thương mại - dịch vụ
Tỷ đồng 810 980 994 1244-1272 1278,4 1556,9 1610
Cơ cấu GTSX các ngành kinh tế
Trong đó: - Nông - Lâm nghiệp và thuỷ
sản % 37,5 36,2 36 33-34 32,5 31,5 30,8
- Công nghiệp- TTCN và xây dựng % 31,5 31,5 32 33-34,5 34,2 34,8 35
- Thương mại - dịch vụ % 31 32,3 32 32,5-33 33,3 33,7 34,2
2 GTSX bình quân trên 1 ha đất nông
nghiệp Tr.đồng 52 54 60 63 67 70 71
Giá trị SX công nghiệp-TTCN (hiện
hành) Tỷ đồng 485 660 704 1050 1050 1286,5 1325
Thu nhập bình quân đầu người Tr.đồng 13,8 15,5 16,5 20 21,5 23 24
Kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 2 2-3 2,5 3 3 4 27,5
Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 267,8 102,238 126,097 172,958 173,7 101,5 134,3
Như vậy, kinh tế của huyện đã phát triển. Giá trị sản xuất các ngành đều gia tăng qua các năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng chưa thật mạnh, nông nghiệp vẫn chiếm vị trí trọng yếu. Để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, huyện cần chú trọng hơn tới phát triển TM-DV, khai thác tốt thế mạnh để phát triển công nghiệp-đặc biệt là công nghiệp khai thác, chế biến. Giá trị sản xuất các ngành được nêu chi tiết trong bảng 4.12 thông qua tốc độ phát triển kinh tế, giá trị sản xuất bình quân tren 1 ha đất nông nghiệp. Nhìn chung việc thực hiện kế hoạch trên địa bàn huyện Yên Bình trong giai đoạn 2014-2016 đều đạt các kết quả khả quan.
4.1.6.2. Kết quả về xã hội
Không chỉ tạo nên những chuyển biến tích cực đối với kinh tế Bình Xuyên, các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội còn mang đến những đổi thay về chính trị, xã hội của huyện. Những năm qua, giá trị sản xuất bình quân đầu người của huyện liên tục tăng, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm dần qua các năm.
Năm 2014 tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo, toàn huyện còn 7,7% hộ nghèo. Các chính sách an sinh xã hội được chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm thực hiện tốt. Trong năm, đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà và thực hiện chi trả trợ cấp các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn với tổng kinh phí trên 70 tỷ đồng. Thực hiện chi trả tiền hỗ trợ học tập, miễn giảm học phí cho trên 3.600 học sinh, sinh viên theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ là 4.445 triệu đồng. Hỗ trợ tiền điện cho 5.353 hộ nghèo, với số tiền là 1.602 triệu đồng. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tập trung hoàn thành kế hoạch hỗ trợ các hộ nghèo làm nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai hỗ trợ 6 xã: Mỹ Hà, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hoà, Xuân Hương, Xương Lâm và Đại Lâm xây dựng, tu sửa nghĩa trang liệt sỹ, tổng kinh phí 550 triệu đồng. Trong năm 2014, Hội Chữ thập đỏ từ huyện tới cơ sở tổ chức vận động quyên góp được 500 triệu đồng quỹ Hội; đã thực hiện cứu trợ nhân đạo và trợ cấp khó khăn cho 2.073 đối tượng với tổng kinh phí 287,4 triệu đồng. Toàn huyện đã vận động 1.250 người tham gia hiến máu nhân đạo, thu được 450 đơn vị máu, vượt 70 đơn vị so với kế hoạch.
Năm 2015 thực hiện chương trình giảm nghèo, toàn huyện còn 5,46% hộ nghèo (giảm 2,01% so với năm 2014). Trong năm, đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà
và thực hiện chi trả trợ cấp các đối tượng chính sách xã hội, với tổng kinh phí gần 90 tỷ đồng. Cấp phát 38.477 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng là người có công, người nghèo, người dân tộc thiểu số và trẻ em dưới 6 tuổi (đạt 100%). Phối hợp với Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ 61 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở trị giá trên 750 triệu đồng; 140 hộ nghèo phát triển sản xuất trị giá 700 triệu đồng. Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đã thực hiện giải ngân cho hơn 6.800 lượt hộ vay 65,7 tỷ đồng, trong đó có 52,7 tỷ đồng cho vay các đối tượng là hộ nghèo, học sinh, sinh viên; xuất khẩu lao động và giải quyết việc làm. Triển khai hỗ trợ 3 xã: Tam Hợp, Tân Phong, Thiện Kế, tu sửa nghĩa trang liệt sỹ, với tổng kinh phí 190 triệu đồng.
Trong năm 2015, Hội Chữ thập đỏ từ huyện tới cơ sở vận động quyên góp được trên 600 triệu đồng; thực hiện cứu trợ nhân đạo, trợ cấp khó khăn cho 2.317 đối tượng với kinh phí 395,9 triệu đồng. Toàn huyện đã vận động 1.500 người tham gia hiến máu nhân đạo, thu được 791 đơn vị máu.
Bảng 4.13. Số hộ, số khẩu nghèo chia theo xã, thị trấn
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2014 2015 2016
TS hộ của địa phương (Hộ) 52,592 52,622 53,362
Số hộ nghèo (Hộ) 5,552 3,931 2,916
Tỷ lệ hộ nghèo so với tổng số hộ (%) 10.5 7.47 5.46 TS khẩu của địa phương (Khẩu) 198,612 189,215 190,497 Số khẩu trong diện hộ nghèo (Khẩu) 16,742 11,456 8,238 Tỷ lệ khẩu nghèo so với tổng số khẩu (%) 8.43 6.05 4.32 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Xuyên (2017) Năm 2016 toàn huyện còn 4,71% hộ nghèo (giảm 0,75% so với năm 2015). Trong năm, đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà và thực hiện chi trả trợ cấp các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí trên 83 tỷ đồng; cấp phát 27.152 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng là người có công, người nghèo, người dân tộc thiểu số và trẻ em dưới 6 tuổi (đạt 100% đối tượng). Đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh
hùng" cho 137 bà mẹ trên địa bàn theo Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 22/5/2016 của Chính phủ
4.1.6.3. Kết quả về môi trường
Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong những năm qua, Bình Xuyên cũng đã có đầu tư rất lớn cho việc bảo vệ môi trường. Huyện còn thực hiện triệt đệ chiến lước phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Những tiến bộ về việc xử lý rác thải được huyện tuyên truyền và cấp kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân, các HTX và các DN sử dụng triệt để. Ngoài ra, huyện còn có những chính sách về quản lý đất đai, bảo vệ rừng và các tài nguyên khoáng sản của huyện. Thực hiện tốt các chính sách này, tình hình môi trường của huyện đã được cải thiện đáng kể, không khí trong lành và các nguồn tài nguyên được bảo tồn.
Công tác bảo vệ môi trường được chú trọng, tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường; đồng thời tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về môi trường như: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia về nước sạch
và vệ sinh môi trường”, “Ngày môi trường thế giới” và “Chiến dịch làm cho thế
giới sạch hơn”; kết quả đã huy động 29.832 lượt người tham gia, nạo vét khơi
thông trên 124 km cống rãnh thoát nước, thu gom, xử lý 2.190,6 m3 rác thải,... tạo bước chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường. Công tác quản lý môi trường được quan tâm, chỉ đạo; đã tổ chức tốt các lễ phát động và hoạt động hưởng ứng bảo vệ môi trường, thu hút 8.300 người tham gia hưởng ứng, tổ chức khơi thông 45 km cống rãnh thoát nước thải, xử lý thu gom 548,5 m3 rác thải, tạo bước chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường. Tổ chức kiểm tra việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường đối với 20 doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn; kết quả đã xử phạt hành chính 01 doanh nghiệp vi phạm, với số tiền 15 triệu đồng; triển khai đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn tại thị trấn Vôi, với kinh phí 1,9 tỷ đồng. Chỉ đạo các hợp tác xã làm dịch vụ vệ sinh môi trường và Tổ vệ sinh môi trường trên địa bàn thực hiện tốt việc thu gom rác thải sinh hoạt. Hoàn thành việc xây dựng dự án phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại thị trấn Vôi, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra.