hồi đất của tỉnh Lai Châu
Lai Châu là tỉnh được tái lập từ năm 2004 từ các huyện nghèo của tỉnh Lai Châu(cũ) đến nay tỉnh Lai Châu đã phát triển mạnh với tốc độ tăng trường GDP từ 10-15%/năm, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân phát triển vượt bậc, cơ sở vật chất được cải thiện rõ rệt đặc biệt là điện, đường, trường, trạm trên địa bàn tỉnh. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công đó là những nỗ lực của địa phương, đặc biệt là ngành tài nguyên và môi trường trong công tác bồi thường GPMB phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời có những chính sách xã hội nhằm giúp đỡ các hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có đất thu hồi ổn định sản xuất. nâng cao đời sống cho những hộ dân có đất bị thu hồi. Với phương châm đó, tỉnh đã xây dựng chính sách hỗ trợ kết hợp công tác vận động tuyên truyền đồng thời tranh thủ các nguồn ủng hộ từ bên ngoài nên đã từng bước khắc phục được những khó khăn, tạo niềm tin trong nhân dân đồng thời nâng cao uy tín và trong việc thu hút đầu tư vào tỉnh.
Trong thời gian qua, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu thực hiện tương đối tốt, cơ bản đã đáp ứng tiến độ và yêu cầu của dự án. Tổng hợp từ năm 2013 đến năm 2017 trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã thực hiện thu hồi, chuyển mục đích sử dụng được 536 dự án với diện tích đất thu hồi 2917,12 ha. Toàn bộ quỹ đất thu hồi được chuyển mục đích sử dụng cho việc thực hiện các dự án khác nhau trong đó thu hồi phục vụ vùng ngập thủy điện Lai Châu là 1321,5 ha.
Hiện nay, với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Lai Châu, tỉnh chỉ giải quyết những dự án lớn có liên quan đến nhiều huyện, những dự án trọng điểm của tỉnh, còn lại thì giao cho các huyện, thị và thành phố chủ động giải quyết dưới sự chỉ đạo của tỉnh. Điều này đã tạo điều kiện cho các địa phương chủ động trong công tác bồi thường GPMB, tránh tình trạng chồng chéo và lãng phí thời gian không cần thiết. Trong thời gian qua thành phố Lai Châu rất quyết liệt trong lĩnh vực GPMB, một số dự án tồn đọng từ nhiều năm qua đã được thực hiện. Các cơ chế, chính sách về đất đai, bồi thường GPMB thường xuyên được các cơ quan chức năng cập nhật, sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa
phương, tập huấn, phổ biến kiến thức mới đến các cán bộ, công chức nhằm nâng cao nhận thức và hiệu quả công tác này.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ, công tác vận động, thuyết phục nhân dân cũng đã được tích cực triển khai, khen thưởng những hộ dân có tính tự giác cao trong công tác bồi thường GPMB, đồng thời các thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp cũng được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện. Cương quyết xử lý, thậm chí thu hồi đất của những doanh nghiệp tự ý nâng giá đất, đầu tư xây dựng không đúng cam kết cũng như khen thưởng các doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm xã hội cao, tiếp nhận và đào tạo lao động tại địa phương vào làm việc.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU