7. Bố cục đề tài
1.3. SỰ KHÁC BIỆT NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
1.3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự khác biệt năng suất lao động giữa
giữa các loại hình doanh nghiệp
Năng suất lao động chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm yếu tố môi trƣờng kinh tế - xã hội – chính trị, chính sách kinh tế vĩ mô, tình hình thị trƣờng, trình độ công nghệ, quản lý và tổ chức sản xuất, mối quan hệ lao động – quản lý, khả năng về vốn, phát triển nguồn nhân lực…
Các nhân tố cơ bản tác động tới năng suất lao động là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trình độ lao động và sử dụng lao động, tiền lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động, đầu tƣ trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và phát triển khoa học và công nghệ.
a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình dịch chuyển nguồn lực (lao động, vốn, đất đai) giữa các ngành kinh tế. Học thuyết phát triển chỉ ra rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động. Theo học thuyết này, năng suất lao động của một quốc gia đƣợc thúc đẩy bởi sự chuyển dịch lao động từ khu vực có năng suất lao động
thấp (nhƣ nông nghiệp) sang những ngành có năng suất lao động cao hơn (nhƣ công nghiệp).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đƣợc xem là một kênh tác động mạnh mẽ đến tăng trƣởng năng suất lao động. Lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, khi nền kinh tế phát triển ở giai đoạn càng thấp thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ có vai trò càng lớn đối với năng suất lao động.
Đánh giá đóng góp của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động tới năng suất lao động đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp phân tích dịch chuyển cơ cấu (Shift – Share Analysis - SSA), phƣơng pháp này phân rã năng suất lao động thành 3 các cấu phần dựa trên công thức toán học: năng suất nội ngành, chuyển dịch cơ cấu lao động, tác động tƣơng tác của chuyển dịch cơ cấu lao động với năng suất nội ngành. Công thức tổng quát nhƣ sau:
Trong đó:
P là năng suất lao động, t là chỉ số thời gian, i là chỉ số ngành, Si t là tỷ trọng lao động của ngành i tại thời điểm t.
Trong những năm vừa qua, chính sách chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ có tác dụng đáng kể tới năng suất lao động của Việt Nam. Chuyển dịch lao động có sự đóng góp tích cực, nhƣng tác động tƣơng tác của chuyển dịch lao động lại có tác động ngƣợc, tức là làm giảm năng suất nội ngành. Lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp hầu nhƣ chƣa đƣợc qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chủ yếu chuyển sang những ngành công nghiệp năng suất thấp hoặc dịch vụ thu nhập thấp nên tác động của nó không làm cải thiện năng suất tại những ngành này.
tác dụng trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển kinh tế, tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển tới mức cao hơn thì tăng năng suất nội ngành đóng vai trò là yếu tố tiên quyết cho việc phát triển năng suất bền vững.
b. Trình độ lao động và sử dụng lao động
Đây thực sự là một trong những nguyên nhân tác động tới năng suất lao động. Ngƣời lao động có trình độ nghề nghiệp không những cần có kỹ năng lao động mà còn phải có sáng tạo trong quá trình sản xuất, kết hợp với tác phong, ý thức làm việc thì mới đẩy mạnh năng suất lao động. Thực tế cho thấy chỉ khi nào ngƣời lao động, ngƣời quản lý có kiến thức và trình độ nghề nghiệp thì mới tiếp cận, nhanh chóng tiếp thu, vận dụng sáng tạo những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào việc làm ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có chất lƣợng, năng suất cao. Trình độ chuyên môn của ngƣời lao động thể hiện qua sự hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện công việc nào đó, biểu hiện trình độ đào tạo tại các trƣờng đào tạo nghề, các trƣờng cao đẳng, đại học, trung cấp… Trình độ chuyên môn càng sâu, nắm bắt các kỹ năng, kỹ xảo càng thành thạo thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng đƣợc rút ngắn, góp phần nâng cao năng suất lao động. Trình độ chuyên môn của ngƣời lao động có ảnh hƣởng lớn đến năng suất lao động. Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao, công cụ đƣa vào sản xuất ngày càng hiện đại, đòi hỏi ngƣời lao động phải có một trình độ chuyên môn tƣơng ứng để có khả năng sử dụng, điều khiển máy móc trong sản xuất. Nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn của con ngƣời có ý nghĩa lớn đối với tăng năng suất lao động. Đây là một yếu tố không thể thiếu đƣợc, bởi vì dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao và đƣa vào sản xuất các loại công cụ hiện đại, thì càng đòi hỏi ngƣời lao động có trình độ chuyên môn tƣơng ứng. Nếu thiếu ngƣời lao động
có trình độ chuyên môn tƣơng ứng thì không thể điều khiển đƣợc máy móc, không thể nắm bắt đƣợc các công nghệ hiện đại.
Đi đôi với việc nâng cao trình độ lao động để phù hợp với tiến bộ kỹ thuật thì phải cần nâng cao trình độ quản lý con ngƣời nhƣ: phân công và hiệp tác lao động, sự phân bố hợp lý lực lƣợng sản xuất và nguồn nhân lực… đều là các yếu tố ảnh hƣởng đến sự khác biệt về năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp.
c. Tiền lương và thu nhập của người lao động
Tiền lƣơng chính là giá cả sức lao động, là hình thức biểu hiện giá trị sức lao động, là lƣợng tiền dùng để mua sắm các tƣ liệu sinh hoạt nhằm tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động. Tiền lƣơng là một phạm trù thu nhập quốc dân đƣợc biểu hiện bằng tiền bảo đảm thỏa mãn nhu cầu vật chất, văn hóa trực tiếp mà Nhà nƣớc dùng để phân phối một cách hợp lý và có khoa học cho ngƣời lao động căn cứ vào số lƣợng, chất lƣợng mà ngƣời đó đã cống hiến cho xã hội phù hợp với nền kinh tế. Tiền lƣơng là một trong những công cụ kinh tế quan trọng nhất trong quản lý lao động, ngƣời ta dùng công cụ này để kích thích thái độ quan tâm đến lao động do đó tiền lƣơng là một nhân tố mạnh mẽ để tăng năng suất lao động, hay nói cách khác, đối với ngƣời lao động, tiền lƣơng là khoản thu nhập chính, để tăng tiền lƣơng họ phải tăng năng suất lao động.
Trong số các chính sách về tiền lƣơng, chính sách về tiền lƣơng tối thiểu rất quan trọng, nó là trung tâm các mối liên hệ có liên quan đến tiền lƣơng, tiền lƣơng tối thiếu có ảnh hƣởng rất lớn đến tiền lƣơng bình quân của ngƣời lao động theo công thức:
Trong đó:
TLbq: Tiền lƣơng bình quân TLmin: Tiền lƣơng tối thiểu K: hệ số điều chỉnh bình quân H: hệ số cấp bậc bình quân
Theo công thức trên, khi tiền lƣơng tối thiểu tăng thêm một lƣợng ít thì tiền lƣơng bình quân tăng thêm đƣợc một lƣợng gấp K lần, cho thấy việc đƣa ra và điều chỉnh mức tối thiểu là rất quan trọng. Tiền lƣơng tối thiểu mà phù hợp sẽ tác động tốt đến ngƣời lao động với ý nghĩa là một khoản thu nhập chính, từ đó bảo đảm đƣợc năng suất lao động ổn định và tăng lên. Nếu tiền lƣơng tối thiểu quá thấp, dẫn đến tiền lƣơng bình quân thấp, tiền lƣơng không còn là khoản thu nhập chính của ngƣời lao động và mất tác dụng kích thích ngƣời lao động làm việc, tăng năng suất lao động. Nếu tiền lƣơng tối thiểu quá cao, gây sự đảo ngƣợc hay quan hệ không hợp lý giữa tốc độ tăng tiền lƣơng và tăng năng suất lao động, từ đó ảnh hƣởng không tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói riêng, của xã hội nói chung. Ngoài ra, việc chi trả cho tất cả các lao động trong tổ chức một cách công khai cũng có tác động đến tâm lý lao động rất nhiều, việc công khai đó giúp ngƣời lao động cảm thấy sự công bằng giữa những ngƣời lao động và giữa làm và hƣởng của mình với ngƣời khác, từ đó tạo sự phấn khởi trong lao động, giúp cho tăng năng suất lao động.
Các chính sách về tiền thƣởng hay các hình thức thƣởng cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến việc tăng năng suất lao động. Theo thuyết động cơ của Taylor, tiền là động cơ khiến con ngƣời làm việc, tuy Taylor có mặt hạn chế vì ông coi tiền là động cơ duy nhất và ví ngƣời lao động nhƣ cái máy mà tiền là năng lƣợng để nó hoạt động nhƣng ông đã đúng khi coi tiền là động cơ
của lao động. Con ngƣời lao động do nhiều động cơ nhƣng tiền là động cơ chính, động cơ chủ yếu. Đối với ngƣời lao động mục đích của họ là thu nhập, tiền thƣởng là một khoản tiền làm tăng thu nhập, tiền thƣởng cũng chính là động cơ lao động của họ, nó nằm bên cạnh, xếp sau tiền lƣơng. Trong các hình thức thƣởng, thƣởng giảm tỷ lệ hỏng có tác dụng làm tăng năng suất lao động. Giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng có nghĩa là tăng sản phẩm đạt tiêu chuẩn lên, tức là tăng năng suất lao động. Thƣởng hoàn thành vƣợt mức năng suất lao động, điều này có tính chất khuyến khích tăng năng suất lao động rất rõ ràng, nếu ngƣời lao động đạt đƣợc nhiều sản phẩm hơn so với tiêu chuẩn trong một đơn vị thời gian hay lƣợng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm là ít hơn so với tiêu chuẩn thì họ sẽ đƣợc hƣởng vì tính rõ ràng này nên rất có tác dụng tăng năng suất lao động của ngƣời lao động. Ngoài ra còn có thƣởng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thƣởng tiết kiệm vật tƣ, nguyên liệu, tuy những hình thức thƣởng này không có tác dụng trực tiếp đến tăng năng suất lao động nhƣng từ việc thƣởng này cũng tạo động cơ để ngƣời lao động làm việc tốt hơn.
d. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng
Một trong những yếu tố tác động tới năng suất lao động trong những năm vừa qua là sự gia tăng về vốn cố định. Trong khi nền sản xuất thế giới hiện đại là máy móc thay thế sức lao động của con ngƣời thì nền kinh tế sản xuất dựa trên tăng cƣờng lao động không thể tạo ra năng suất cao. Việc tăng cƣờng vốn đầu tƣ cho phần cứng (tài sản, thiết bị, cơ sở hạ tầng giao thông, nhà xƣởng…) có vai trò thiết yếu trong nâng cao năng suất lao động.
Việc thu hút đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tài sản cho sản xuất của doanh nghiệp là một trong những yếu tố tạo nên sự chênh lệch năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp.
e. Khoa học và công nghệ
Trải qua các giai đoạn phát triển, thành tựu và kết quả về kinh tế - xã hội trên thế giới đã chứng minh phát triển khoa học và công nghệ có tác động quan trọng tới nâng cao năng suất lao động, trong đó khoa học và công nghệ tác động tới năng suất lao động theo 2 phƣơng diện:
- Tạo ra nguyên liệu mới, sản phẩm mới: giúp khả năng cạnh tranh tốt hơn, giá trị gia tăng cao hơn hoặc thay thế việc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa từ nƣớc ngoài với chi phí thấp hơn;
- Cải tiến, tối ƣu hóa các quá trình sản xuất, kinh doanh: công nghệ giải phóng sức lao động, thay thế sức ngƣời bằng thiết bị để giảm bớt lao động nặng nhọc, thủ công, thay đổi quy trình sản xuất rút ngắn thời gian làm việc và nâng cao năng suất lao động.
Trong phần phƣơng pháp luận của Báo cáo chỉ số cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn Kinh tế Thế Giới đƣa ra định nghĩa “khả năng cạnh tranh” gồm hệ thống thể chế, chính sách và các yếu tố tác động vào tạo việc làm, tăng năng suất lao động và tăng GDP là các yếu tố cơ bản phản ánh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế là cơ sở để tạo nên sự thịnh vƣợng của quốc gia.
Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) đánh giá năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế dựa trên 114 chỉ tiêu tác động tới vấn đề tạo việc làm, tăng năng suất lao động và tăng GDP. Những chỉ tiêu này đƣợc nhóm lại thành 12 trụ cột gồm: thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trƣờng kinh tế vĩ mô, sức khỏe và giáo dục phổ thông, giáo dục và đào tạo bậc cao hơn, hiệu quả thị trƣờng hàng hóa, hiệu quả thị trƣờng lao động, phát triển thị trƣờng tài chính, sự sẵn sàng về công nghệ, qui mô thị trƣờng, tinh tế kinh doanh và sự đổi mới. Các trụ cột này đƣợc nhóm vào 3 nhóm chính tƣơng ứng với ba giai đoạn chính của phát triển: các yêu cầu căn bản, tăng cƣờng hiệu quả và yếu tố đổi mới và
tinh tế.
Trong 12 trụ cột quan trọng để đánh giá chỉ số cạnh tranh GCI, có 2 trụ cột liên quan đến khoa học và công nghệ:
Trụ cột số 9 – Sự sẵn sàng về công nghệ: Đánh giá sự nhanh nhạy của một nền kinh tế tiếp nhận các công nghệ hiện có để nâng cao năng suất lao động của những ngành kinh tế, nhấn mạnh cụ thể vào khả năng ứng dụng đầy đủ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong hoạt động hàng ngày và các quá trình sản xuất để tăng hiệu quả và tạo điều kiện cho sự đổi mới nâng cao khả năng cạnh tranh. Không quan trọng công nghệ sử dụng đƣợc phát triển trong hoặc ngoài biên giới quốc gia miễn là nâng cao đƣợc năng suất lao động.
Trụ cột số 12- Sáng tạo đổi mới: Trụ cột cuối cùng của chỉ số cạnh tranh GCI tập trung vào đổi mới công nghệ. Đổi mới đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho nền kinh tế khi đã tiếp cận biên giới kiến thức và khả năng tạo ra nhiều giá trị hơn bằng cách chỉ đơn thuần tích hợp và thích ứng công nghệ ngoại sinh không còn tác dụng. Trong những nền kinh tế này, doanh nghiệp phải thiết kế và phát triển sản phẩm và quá trình mới để duy trì lợi thế cạnh tranh, đồng thời chuyển sang các hoạt động có giá trị tăng cao hơn. Để làm đƣợc việc này đòi hỏi một môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động sáng tạo và cần có sự hỗ trợ bởi cả khu vực Nhà nƣớc và tƣ nhân. Cụ thể là: đầu tƣ vào nghiên cứu và phát triển (R&D), đặc biệt ở khu vực tƣ nhân; sự hiện diện của các tổ chức nghiên cứu khoa học chất lƣợng cao có thể tạo ra những kiến thức cơ bản cần thiết để sáng tạo ra những công nghệ mới; sự hợp tác rộng rãi trong nghiên cứu và phát triển công nghệ giữa các trƣờng đại học và ngành công nghiệp và sự bảo hộ sở hữu trí tuệ.
f. Thúc đẩy hoạt động năng suất
Năng suất lao động là kết quả phát triển lâu dài của đất nƣớc và do nhiều yếu tố chi phối, không phải chỉ do trình độ nghề nghiệp của lao động. Chính vì vậy, để cải thiện năng suất lao động quốc gia cần nhiều giải pháp đồng bộ và thực hiện từng bƣớc để tăng năng suất của từng khu vực trong nền kinh tế: Nông nghiệp, Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ.
Năng suất lao động của một quốc gia là tổng hợp năng suất lao động của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, muốn tăng năng suất lao động của cả nền kinh tế thì trƣớc hết phải tăng năng suất của từng khu vực trong nền kinh tế. Vì vậy, cần tập trung tháo gỡ các nút thắt đối với sự phát triển bền vững của từng ngành. Cải thiện năng suất lao động của từng ngành có thể đƣợc thực hiện thông qua việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, sử dụng hiệu quả các nguồn đầu vào,