CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển rừng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Nhóm nhân tố này bao gồm vị trí địa lý, điạ hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên thiên nhiên... Các nhân tố về điều kiện tự nhiên có tác động một cách trực tiếp đến sự phát triển kinh tế rừng.

a. Vị trí địa lý, địa hình

Trong các vùng sản xuất lâm nghiệp với vị trí địa lý khác nhau nên có điều kiện đất đai, khí hậu, tài nguyên rừng khác nhau đã làm cho số lƣợng và quy mô phát triển rừng giữa các vùng cũng khác nhau. Vị trí địa lý thuận lợi là nhân tố thuận lợi cho sự phát triển rừng một cách mạnh mẽ nhƣ: ở những vùng có vị trí thuận lợi tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế giảm chi phí về vận chuyển, đầu tƣ và chăm sóc rừng. Hơn nữa, khu vực có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lƣu, mở rộng thị trƣờng xuất nhập khẩu lâm sản.

Địa hình ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển rừng tại các địa phƣơng. Tại các khu vực rừng có địa hình hiểm trở sẽ gây khó khăn cho việc quản lý, đi lại và chăm sóc cây rừng. Các hiện tƣợng về sạt lở đất đá, xói mòn, rửa trôi, lũ quét... cũng ảnh hƣởng lớn đến phát triển lâm nghiệp.

b. Khí hậu, nguồn nước

Khí hậu là một trong các nhân tố ảnh hƣởng nhiều nhất đến sự phát triển rừng. Khí hậu thuận lợi tạo điều kiện mạnh mẽ cho cây rừng phát triển. Có thể thấy, cây rừng cần một chu kỳ khá dài để phát triển thông thƣờng từ 5 – 10 năm, song những cơn bão hàng năm gây cho cây rừng bị đổ ngã hàng loạt, cây chậm phát triển. Vào mùa hè, những đợt nắng nóng cao điểm là mối lo của hiểm họa cháy rừng. Cháy rừng xảy ra không những phá hủy toàn bộ cây rừng mà còn phá hủy toàn bộ hệ sinh thái của toàn bộ khu rừng và cần rất nhiều thời gian để hồi phục lại nhƣ hiện trạng ban đầu.

Nguồn nƣớc cung cấp cho lâm nghiệp bao gồm cả nƣớc mặt và nƣớc ngầm, hoặc khả năng đƣa nƣớc từ nơi khác đến vùng sản xuất mà chúng ta đang xem xét. Nguồn nƣớc có ảnh hƣởng quan trọng đến sự phát triển của cây trồng, nguồn nƣớc cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc giảm cháy rừng, đẩy nhanh tiến độ chữa cháy rừng. Tại những vị trí thung lũng, đồi núi thấp, gần khe, suối thì cây rừng phát triển nhanh, vƣợt trội, thời gian thu hoạch nhanh và đạt năng suất cây trồng cao.

1.3.2. Điều kiện xã hội

a. Dân số, mật độ dân số, lao động

Dân số là tập hợp của những con ngƣời đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thƣờng đƣợc đo bằng một cuộc điều tra dân số. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, tỉ lệ tăng dân số và sự phát triển dân số cùng với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hƣởng đến chất lƣợng của nguồn nhân lực.

Nguồn lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển rừng. Nguồn nhân lực trong phát triển rừng là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất rừng bao gồm cả số lƣợng và chất lƣợng. Dƣới góc độ là lực lƣợng sản xuất, nguồn lao động đƣợc coi là nhân tố quan trọng để phát triển rừng theo chiều rộng (mở rộng diện tích) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ…). Nếu số lƣợng nguồn lao động tăng nhanh, trình độ học vấn và tay nghề thấp sẽ gây cản trợ cho sự phát triển của ngành lâm nghiệp. Các ngành sẽ sản xuất thủ công để sử dụng nhiều lao động. Ngƣợc lại nếu nguồn lao động có trình độ khoa học kĩ thuật, có thể lực tốt sẽ tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế trang trại theo hƣớng đa dạng hóa sản phẩm, sản phẩm mang tính hàng hóa cao có khả năng cạnh tranh với thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

b. Dân trí

Dân trí là trình độ văn hóa chung của xã hội, hoặc đơn giản hơn là trình độ học vấn trung bình của ngƣời dân, bao nhiêu phần trăm biết đọc biết viết, bao nhiêu phần trăm có trình độ học vấn cao. Trình độ dân trí có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Đa số lao động ngành lâm nghiệp ở nông thôn thƣờng có trình độ dân trí thấp hơn so với lao động các ngành khác, nên quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Khi trình độ dân trí đƣợc nâng lên sẽ thuận lợi trong thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại sản xuất nông nghiệp.

c. Truyền thống, tập quán

Truyền thống ảnh hƣởng lớn đến quá trình sản xuất, truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực phát triển sản xuất, xây dựng xã hội mới, con ngƣời mới. Trong lâm nghiệp nếu truyền thống sản xuất lạc hậu sẽ kìm hãm lâm nghiệp phát triển, vì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng công nghệ, kỹ

thuật tiến bộ vào sản xuất...

Phong tục tập quán trong sản xuất của dân nhất là ngƣời dân nông thôn, những phong tục tập quán này đã góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất lâm nghiệp. Những kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp đƣợc cha ông ta những ngƣời có kinh nghiệm ở thế hệ trƣớc truyền lại đƣợc giữ gìn và phát triển cho đến nay nhƣ kinh nghiệm phát rừng, thời gian đốt thực bì chờ kỳ sản xuất tiếp theo, thu hoạch… nó góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất lâm nghiệp nói chung và trong việc phát triên kinh tế trang trại nói riêng, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Phong tục tập quán luôn đƣợc bổ sung những điều mới mẻ và loại bỏ những điều lạc hậu.

1.3.3. Điều kiện kinh tế

a. Tình trạng nền kinh tế

Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng có tính chu kỳ, ở trong mỗi giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có những thay đổi sẽ làm ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các ngành, trong đó có lâm nghiệp. Quá trình tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế trong hiện tại cũng có ảnh hƣởng đến triển vọng phát triển các ngành của nền kinh tế trong tƣơng lai nên phát triển lâm nghiệp trong tƣơng lai cũng sẽ chịu tác động trong quá trình đó.

b. Thị trường

Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm quyết định quy mô sản xuất rừng đáp ứng nhu cầu lâm sản và dịch vụ rừng cho xã hội. Sản phẩm lâm sản và dịch vụ rừng do hộ gia đình hoặc doanh nghiệp cung cấp theo tín hiệu của thị trƣờng.

Nhu cầu về thị trƣờng lâm sản trong và ngoài khu vực đang tăng mạnh, nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định tạo cơ hội lớn cho sự phát triển sản xuất rừng. Nhƣ vậy, việc tìm kiếm thị trƣờng đầu ra ổn định, lựa chọn phƣơng thức tiêu thụ sản phẩm, khai thác và mở rộng thị trƣờng của các cơ sở sản xuất

kinh doanh lâm nghiệp là nhân tố hết sức quan trọng quyết định quy mô và trình độ phát triển lâm nghiệp hàng hóa.

c. Chính sách về phát triển rừng

Chính sách nhà nƣớc nhằm tác động cùng chiều vào nền kinh tế, tạo ra động lực kinh tế mà cốt lõi là lợi ích của ngƣời sản xuất, xác lập hành lang và chỗ dựa pháp lý cho các chủ thể kinh tế hoạt động.

Những thay đổi trong những năm gần đây nhƣ Luật đất đai sửa đổi, chủ trƣơng giao đất, giao rừng cho ngƣời dân quản lý, khoán bảo vệ rừng và chia sẻ lợi ích từ rừng tạo điều kiện cho quá trình phát triển rừng, tạo sự quan tâm của ngƣời dân đến công tác chăm sóc, bảo vệ rừng. Luật bảo vệ và phát triển rừng ra đời tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý về rừng và đất lâm nghiệp thực thi nhiệm vụ, đồng thời các thành phần tham gia sản xuất lâm nghiệp có cơ sở pháp lý điều chỉnh các hành vi hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình cho đúng pháp luật. Ngoài ra, Đảng và Nhà nƣớc còn ban hành nhiều chính sách khác để khuyến khích phát triển rừng nhƣ chính sách phát triển rừng sản xuất, chính sách phát triển rừng đặc dụng, chính sách vay vốn với lãi suất ƣu đãi để phát triển rừng... Những chính sách này không những tạo điều kiện cho ngƣời dân yên tâm sản xuất rừng mà còn tạo điều kiện rất lớn cho ngƣời dân phát triển rừng về phƣơng diện tài chính, kỹ thuật...

d. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những phƣơng tiện hoặc cơ sở làm nền tảng, là một bộ phận trong tƣ liệu sản xuất mà nhờ đó đã tham gia thúc đẩy vào quá trình sản xuất và dịch vụ đƣợc thuận lợi, mà thiếu nó thì các hoạt động sản xuất và dịch vụ trở nên khó khăn hoặc có thể không thực hiện đƣợc.

Mức độ và trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng là một chỉ tiêu phản ánh và đánh giá trình độ phát triển nói chung của lâm nghiệp, nông thôn.

dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp.

Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất lâm nghiệp một cách đồng bộ và toàn diện là cách thức để xóa bỏ sự chênh lệch trong quá trình phát triển.

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Phú Lộc là huyện đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cƣ thôn quản lý, bảo vệ và cho đến nay đã giao 1.557,8 ha rừng tự nhiên; 220,7 ha đất trống IC; 71,2 ha rừng trồng kèm theo chính sách hƣởng lợi cho cộng đồng 8 thôn, thuộc 4 xã của huyện quản lý, bảo vệ theo hai hình thức: Cộng đồng thôn và các nhóm hộ trong thôn. Các khu rừng tự nhiên giao cho cộng đồng hầu hết là rừng nghèo, mặc dù cơ chế hƣởng lợi từ rừng của cộng đồng đã có tác dụng khuyến khích ngƣời dân tham gia, tuy vậy thủ tục khai thác phức tạp khó để cộng đồng thực hiện. Sự hỗ trợ của các dự án đã phần nào làm thúc đẩy, nhƣng thời gian hỗ trợ ngắn; sự phối hợp giữa các bên liên quan với cộng đồng trong quá trình quản lý bảo vệ rừng chƣa đƣợc chặt chẽ. Tuy nhiên nhờ sự tham gia tích cực của ngƣời dân mà hạn chế đƣợc các vụ vi phạm, trữ lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng rừng (do cộng đồng dân cƣ thôn quản lý, bảo vệ) ngày càng đƣợc nâng cao. Các khu rừng đã có vai trò rất lớn trong bảo vệ sinh thái môi trƣờng. Cơ cấu thu nhập của ngƣời dân thay đổi so với trƣớc khi giao rừng, chủ yếu là sự tăng lên của thu nhập từ lâm nghiệp và nguồn thu từ du lịch sinh thái đóng góp vào cơ cấu thu nhập của cộng đồng. Qua việc giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý ở Phú Lộc cho thấy: Cộng đồng dân cƣ thôn quản lý bảo vệ có hiệu quả hơn so với nhóm hộ, trong đó có thôn Thủy Dƣơng và thôn Thủy Yên Thƣợng đạt đƣợc hiệu quả quản lý tốt hơn các thôn khác.

1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện xác định phát triển kinh tế rừng là then chốt, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả cộng đồng với phƣơng châm “ Rừng còn – Tây Giang phát triển, Rừng mất – Tây Giang suy vong”. Công tác phát triển rừng đƣợc các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng quan tâm, ngƣời dân đã có ý thức tham gia phát triển rừng, đặc biệt Tây Giang có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, có kinh nghiệm, đã đƣợc rút kinh nghiệm từ quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình dự án trồng rừng 327 trƣớc đây. Thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, huyện Tây Giang thành lập Ban quản lý Dự án 661 huyện với lực lƣợng cán bộ đã có kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo các dự án lâm nghiệp. Cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ủy, chính quyền đoàn thể, thông qua các nội dung văn bản đã tác động sâu sắc đến từng cơ sở chính quyền các xã, tới ngƣời làm rừng. Hàng năm đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ vốn thông qua các chƣơng trình mục tiêu quốc gia nên đã động viên, khuyến khích ngƣời dân tham gia trồng rừng, sử dụng có hiệu quả đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn.

1.4.3. Kinh nghiệm của huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Ý thức đƣợc tầm quan trọng và chuỗi giá trị của rừng đối với các hoạt động kinh tế - xã hội và môi trƣờng sinh thái, chính quyền huyện Trà Bồng đã lồng ghép các chƣơng trình dự án phát triển sản xuất vào hoạt động phát triển kinh tế rừng, tổ chức tốt việc rà soát diện tích rừng; giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của ngƣời dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nhân rộng các mô hình trồng rừng có hiệu quả nhƣ Quế Trà Bồng đã có thƣơng hiệu, đồng thời triển khai các dự án về phát triển rừng của Chính phủ nhƣ chƣơng trình phủ xanh đất trống đồi trọc.

chính quyền về triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng cho lực lƣợng kiểm lâm các địa bàn xã. Cụ thể, Hạt đã phân công cán bộ kiểm lâm xuống địa bàn giúp UBND các xã kiểm tra, giám sát việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở địa phƣơng; phối hợp với các tổ chức đoàn thể hƣớng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Cán bộ kiểm lâm địa bàn tham mƣu cho UBND xã thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về rừng và đất lâm nghiệp; tuyên truyền, phổ biến kiến thức các quy định của nhà nƣớc về lâm nghiệp, ý thức bảo về và phát triển rừng cho cộng đồng dân cƣ; xây dựng các tổ chức quần chúng phòng cháy, chữa cháy rừng, đồng thời tổ chức kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm...

Đối với ngƣời dân thực hiện quản lý rừng cộng đồng, xây dựng hƣơng ƣớc quản lý rừng cùng chia se lợi ích và thực hiện tốt Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Với mục tiêu bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, phát triển rừng mới bằng các biện pháp lâm sinh nhƣ trồng mới rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, phục hồi rừng kém phát triển,...Trong những năm gần đây, công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Trà Bồng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động ở khu vực gần rừng.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG

TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Là một huyện ngoại thành bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng, huyện có toạ độ từ 15o55’ đến 16o13’ vĩ độ Bắc và 107o49’ đến 108o13’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp các huyện Nam Đông và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế - Phía Nam giáp hai huyện Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam; - Phía Đông giáp quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu;

- Phía Tây giáp huyện Đông Giang của tỉnh Quảng Nam;

Hệ thống đƣờng giao thông đối ngoại và nội vùng trên địa bàn huyện tƣơng đối thuận tiện. Quốc lộ 1A là đƣờng giao thông huyết mạch Bắc - Nam chạy từ Cầu Đỏ qua các xã Hoà Châu và Hoà Phƣớc; quốc lộ 14B chạy qua các xã Hoà Khƣơng, Hoà Phong, Hoà Nhơn nối Quảng Nam với Đà Nẵng;

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển rừng tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)