7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.5. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến PTNNL trong doanh nghiệ p
quả của việc đầu tư. Do đó, khi thực hiện các chương trình đào tạo, các doanh nghiệp nên có dự tính đánh giá hiệu quả đào tạo về mặt định lượng thông qua việc so sánh, phân tích tổng chi phí và tổng lợi ích do đào tạo mang lại. Mỗi tổ chức đều phải nghiên cứu và tìm cho mình phương pháp so sánh thích hợp dựa trên tổng hoà các mối quan hệ liên quan đến chi phí và lợi ích mang lại. Tuy nhiên trong thực tế, các doanh nghiệp thường rất dễ xác định tổng chi phí
đào tạo nhưng lại không xác định được các lợi ích bằng tiền do đào tạo mang lại. Đây cũng chính là lý do khiến một số doanh nghiệp ngại đầu tư vào lĩnh vực đào tạo và phát triển nhân viên.
1.2.5. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến PTNNL trong doanh nghiệp nghiệp
a. Môi trường kinh tế
lạm phát, dân số... có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực cả về chất lượng và số lượng, tác động đến thu nhập, đời sống của người lao động. Điều này sẽ tạo cơ hội hoặc áp lực đối với phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
b. Khoa học công nghệ
Môi trường công nghệ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các tác động của môi trường công nghệ thông qua các sản phẩm, vật liệu mới. Ngày nay, tốc độ thay đổi công nghệ trong nền kinh tế
diễn ra vô cùng nhanh chóng. Sự thay đổi của công nghệ càng tăng, làm cho các sản phẩm hiện có dễ bị lạc hậu, do đó đòi hỏi phải luôn sáng tạo ra các sản phẩm mới, đó là điều kiện để nguồn nhân lực luôn phát triển để nắm bắt, sử dụng cộng nghệ hiện đại, vận dụng vào tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
c. Các yếu tố văn hoá, xã hội
Các yếu tố văn hoá, xã hội của quốc gia có tác động lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về các giá trị của người lao động. Như vậy, nó ảnh hưởng đến cách tư duy và các chính sách phát triển nguồn nhân lực, nhằm phát huy cao độ những yếu tố tích cực,
đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực trong tác phong lao động của nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
d. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là một trong những nhân tố có tác động mạnh đến công tác phát triển nguồn nhân lực của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là ngành gỗ. Các nhà Quản trị cần phải nghiên cứu kỷ tình hình nhân lực của
đối thủ cạnh tranh để có thể thu hút nguồn nhân lực từ đối thủ cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực hiện có hoặc có những chính sách lương thưởng, thăng tiến hợp lý để kích thích nhân viên mình phát triển. Việc phân tích kịp thời,
chính xác tình hình kinh doanh, chiến lược về nguồn nhân lực của các đối thủ
cạnh tranh sẽ giúp cho chế biến gỗ có định hướng phát triển nguồn nhân lực
đủ mạnh, tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chế biến gỗ.
Qua đây, chúng ta nhận thấy các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến các yếu tố bên trong doanh nghiệp mà còn phải quan tâm đến các yếu tố tác
động từ bên ngoài doanh nghiệp để có những hướng điều chỉnh, phát triển hay duy trì và thay đổi chương trình phát triển nguồn nhân lực nhằm đem lại hiệu quả, đồng thời tạo động lực cho cá nhân người lao động làm việc tốt hơn
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỒ PHẦN LÂM ĐẶC SẢN XUẤT KHẨU
QUẢNG NAM ( FOREXCO QUẢNG NAM )
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM ĐẶC SẢN XUẤT KHẨU QUẢNG NAM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
a. Quá trình hình thành
Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam thành lập từ ngày 29/11/1986 với tên ban đầu là Xí nghiệp Liên Hợp Lâm Đặc Sản theo quyết
định số 3166/QĐUB của UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Ngày 10/5/1997, Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng ra quyết định số 700/QĐUB về việc tiếp nhận công ty Lâm Đặc Sản Xuất Khẩu Quảng Nam Đà Nẵng (cũ) thành doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND Tỉnh Quảng Nam và uỷ quyền cho sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam quản lí doanh nghiệp này.
Đến ngày 30/11/2005, UBND Tỉnh Quảng Nam ra quyết định số 5084/QĐUB về việc Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam.
- Tên gọi hiện nay của công ty: Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam
- Tên giao dịch tiếng anh: FOREST PRODUCTS EXPORT COMPANY.
- Tên viết tắt: FOREXCO.QUANGNAM. - Năm thành lập: 1986
- Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đ
- Số lượng Cán bộ công nhân viên: 1300 người
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần do nhà nước chiếm 65% vốn - Chủ tịch hội đồng quản trị - giám đốc công ty: ông Phạm Phú Thống
- Cơ sở pháp lý của công ty: Công ty được thành lập theo quyết định số 5084/QĐ-UB Ngày 30/11/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.
- Trụ sở chính: Thôn Ngọc Vinh - xã Điện Ngọc - huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam
- Lĩnh vực hoạt động chính: Sản xuất đồ gỗ ngoài trời các loại, trồng rừng và kinh doanh nguyên liệu giấy.
- Điện thoại: (0510) 862446_843569 - Fax: (84510) 843619
- Email: forexcoqnam@dng.vnn.vn Website: www.forexco.com.vn Công ty là thành viên của công ty TNHH sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật
Công ty đã chính thức gia nhập mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt Nam (VFPT) từ ngày 06/12/2006. Hiện nay công ty đã có chứng chỉ COC, ISO, đang thực hiện SA 8000. Công ty đang theo đuổi thực hiện chương trình quản lý rừng bền vững theo các nguyên tắc và tiêu chí FSC
b. Quá trình phát triển
Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam ngày nay là tiền thân từ xí nghiệp Liên Hiệp Lâm Đặc Sản Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 29/11/1986, Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) ra quyết định số 3166/QĐUB về việc thành lập Xí Nghiệp Liên Hợp Lâm Đặc Sản Quảng Nam - Đà Nẵng
Xí nghiệp Liên Hiệp lúc bấy giờ có 2 đơn vị thành viên là: Xí Nghiệp Mộc Việt Đức và công ty liên doanh Trầu Tiên Phước với không quá 200 lao
động, với nhiệm vụ khai thác chế biến nông lâm sản xuất khẩu và kinh doanh thương mại.
Quá trình phát triển của công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam có thể chia làm nhiều giai đoạn
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty hiện đang kinh doanh 2 lĩnh vực chính là sản xuất, kinh doanh hàng đồ gỗ ngoài trời các loại và trồng rừng kinh doanh nguyên liệu giấy.
• Sản xuất, kinh doanh hàng đồ gỗ ngoài trời
Công ty có 4 xí nghiệp chế biến gỗ trực thuộc chuyên sản xuất hàng đồ
gỗ ngoài trời các loại để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Các xí nghiệp được trang bị máy móc nhập khẩu từ Italia, Đài Loan, Đức… đặc biệt các xí nghiệp còn được trang bị hệ thống lò sấy hơi hiện đại theo công nghệ Italia. Tổng công suất bình quân 700 container/năm. Thị trường xuất khẩu chính là Châu Âu. Nguyên liệu dùng chế biến hàng ngoài trời là nguyên liệu hợp pháp được trồng tại khu vực tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu các loại gỗ keo có chứng chỉ FSC, bạch đàn FSC, Teak FSC… để sản xuất hàng bàn ghế ngoài trời.
• Trồng rừng, kinh doanh nguyên liệu giấy:
Công ty đang quản lý 4100 ha rừng trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Chủng loại cây trồng chủ yếu là keo và bạch đàn. Chu kỳ khai thác trong vòng 7 năm, sản lượng gỗ khai thác hằng năm khoảng 60.000BDT đến 80.000BDT (BDT: Tấn dăm khô) để xuất khẩu làm bột giấy. Diện tích rừng được trồng mới hằng năm vào khoảng 500 ha.