THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 54 - 60)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG

NGHỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2017

2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp

- Tỉnh đã xây dựng và điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhƣ: Quyết định số 2298/QĐ- UBND ngày 26/7/2013 về Phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, có xét đến 2025 với định hƣớng đƣa công nghiệp trở thành ngành chủ đạo để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hƣớng tới mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Trong đó, tỉnh tập sẽ ƣu tiên trung phát triển một số ngành công nghiệp

100% 80% 60% 40% 42.1 40.15 35.11 34.08 34.57 32.07 30.85 20% 27.56 29.11 29.79 25.21 23.76 0% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Công nghiệp Nông nghiệp và dịch vụ

2017

mũi nhọn và chủ lực nhƣ: ngành sản xuất lắp ráp ô tô, ngành sản xuất và phân phối điện; ngành CN chế biến nông - lâm - thủy sản, thực phẩm, thức uống; ngành CN dệt may - da giày; ngành CN sản xuất vật liệu xây dựng; ngành khai khoáng; ngành CN cơ khí; công nghiệp hỗ trợ; ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và làng nghề [32]...

- UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2722/QĐ-UBND ngày 05/8/2015 về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thƣơng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của ngành Công Thƣơng [27]; Quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 29/6/2010 về rà soát, quy hoạch thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 24/2010/QĐ-UBND ngày 15/10/2010 ban hành quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; ngoài ra, tỉnh đã hoàn thiện Đề án quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2025 và đã đƣợc HĐND thông qua...

- UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND ngày 24/4/2014 về Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 với 2 ngành chính: công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành công nghiệp dệt may, da giày [33]. Tỉnh đã tăng cƣờng hƣớng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện hoàn chỉnh kế hoạch khuyến công địa phƣơng, đề án khuyến công, kế hoạch khuyến công Quốc gia. Ban hành quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 về Phê duyệt Đề án “Chƣơng trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020, định hƣớng đến năm 2030” với mục tiêu góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cƣ ra thành phố), bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Quảng Nam.

- Đã quy hoạch vùng Đông (đồng bằng ven biển, hải đảo) theo hƣớng đẩy mạnh thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nhất là các ngành công

nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp chế biến... lấy công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô; công nghiệp cơ khí làm các ngành mũi nhọn kết hợp với phát triển các công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết nhiều lao động, đóng góp vào ngân sách. Tập trung phát triển công nghiệp tại một số khu vực trọng điểm có tác động lan tỏa, phù hợp với định hƣớng phát triển của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với Khu KTM Chu Lai ở phía Nam, Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc ở phía Bắc. Huy động nguồn vốn đầu tƣ hoàn chỉnh hạ tầng các KCN: Bắc Chu Lai, Tam Hiệp, Tam Anh, Tam Thăng, Cơ khí ô tô Chu Lai - Trƣờng Hải, Điện Nam - Điện Ngọc, Đông Quế Sơn, Phú Xuân... để nâng cao tỷ lệ lấp đầy KCN [27]. Tỉnh đã đầu tƣ hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng một số CCN ở các huyện, thành phố nhằm thu hút đầu tƣ tạo động lực phát triển cho cả vùng. Đây là vùng phát triển công nghiệp động lực của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, có xét đến 2025.

- Đối với vùng trung du, miền núi phía Tây, tỉnh đã quy hoạch theo hƣớng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng... gắn với việc quy hoạch vùng nguyên liệu. Đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp và có cơ chế chính sách để thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất vào khu vực nông thôn, miền núi. Thu hút lao động tại địa phƣơng vào làm việc tại các cơ sở sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tƣ chế biến sâu khoáng sản, vật liệu xây dựng đảm bảo hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, ngành nghề TTCN, làng nghề truyền thống nhƣ: cơ khí, dệt thổ cẩm, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ,... sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu tại chỗ. Thúc đẩy xây dựng Nhà máy Xi măng Thạnh Mỹ, Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn, các nhà máy Thủy điện đi vào hoạt động theo quy hoạch. Từng bƣớc hình thành khu, cụm công nghiệp chế biến nguyên liệu cao su, bột giấy và các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung…[27].

- Hiện nay, công nghiệp Quảng Nam có sự phát triển khá tốt. Đến giữa năm 2018, tỉnh có 09 khu công nghiệp, tổng diện tích quy hoạch các KCN là 6.151 ha. Toàn tỉnh hiện có 208 dự án đầu tƣ trong lĩnh vực công nghiệp (bao

gồm 50 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài và 158 dự án đầu tƣ trong nƣớc) với tổng vốn đăng ký theo dự án gần 2,5 tỷ USD và gần 3.000 tỷ VNĐ, diện tích đất sử dụng hơn 700 ha, số lao động sử dụng hơn 50.000 ngƣời. Hiện tại, các khu công nghiệp đƣợc phân thành 2 nhóm: Nhóm các khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế mở Chu Lai và các khu công nghiệp thuộc Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Nam quản lý [26].

+ Có 05 Khu công nghiệp (KCN) nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai gồm: KCN Bắc Chu Lai (361 ha), KCN cơ khí ô tô Chu Lai Trƣờng Hải (243 ha), KCN Tam Hiệp (710 ha), KCN Tam Thăng (194 ha), KCN Tam Anh Nam (3.500 ha) đã thu hút đƣợc 46 dự án đầu tƣ với tổng vốn đăng ký 1.027 triệu USD, vốn thực hiện 203 triệu USD, trong đó khu công nghiệp Bắc Chu Lai (gồm KCN cơ khí ô tô Trƣờng Hải) có 06 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đang hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn đăng ký 27 triệu USD, vốn thực hiện 20 triệu USD. Các khu công nghiệp nhóm này hiện có 04 dự án đang tiến hành xây dựng cơ bản với vốn đăng ký nƣớc ngoài 27,4 triệu USD, vốn thực hiện nƣớc ngoài 7,9 triệu USD. Hiện có 09 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh, với vốn đăng ký nƣớc ngoài 228,4 triệu USD, vốn thực hiện nƣớc ngoài 116,7 triệu USD.

+ Có 04 khu công nghiệp thuộc Ban quản lý các KCN Quảng Nam gồm: Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Khu công nghiệp Thuận Yên, Khu công nghiệp Đông Quế Sơn, Khu công nghiệp Phú Xuân với diện tích quy hoạch của 04 khu công nghiệp là 1.143 ha, trong đó: Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc có tổng diện tích quy hoạch 418 ha, đồng thời thu hút đầu tƣ lấp đầy 100% diện tích đất quy hoạch giai đoạn I (145 ha); Khu công nghiệp Thuận Yên có tổng diện tích quy hoạch 127 ha: giai đoạn I là 62 ha, lập và trình duyệt dự án khả thi xây dựng hạ tầng kỹ thuật giai đoạn II là 65 ha; Khu công nghiệp Đông Quế Sơn có tổng diện tích quy hoạch chi tiết điều chỉnh, bổ sung đƣợc phê duyệt là 232 ha; trong đó đất công nghiệp là 149 ha, chiếm tỷ lệ 64%; Khu công nghiệp Phú Xuân với quy hoạch chung đƣợc phê duyệt với tổng diện tích nghiên cứu khoảng 365 ha, quy hoạch xây dựng đợt đầu khoảng 108 ha. Các KCN này đã thu hút đƣợc 61 dự án đầu tƣ (trong đó có 2 dự án đã ngừng

hoạt động) với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 286 triệu USD và 2.192 tỷ VNĐ. Các dự án đầu tƣ tập trung chủ yếu ở Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (13 dự án), vốn đầu tƣ đăng ký 280 triệu USD; Khu công nghiệp Thuận Yên có 01 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đang hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn đầu tƣ đăng ký khoảng 2 triệu USD; Khu công nghiệp Đông Quế Sơn có 01 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đang hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn đầu tƣ đăng ký 4 triệu USD.

- Về quy hoạch chi tiết và thực hiện đầu tƣ xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp (CCN): đến tháng 5/2018 tỉnh đã quy hoạch 87 CCN với tổng diện tích 1.526,8 ha. Trong đó, đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 61 CCN với diện tích 1.230 ha, diện tích đất công nghiệp 1.009 ha; chƣa thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng CCN nhƣng đã đi vào hoạt động gồm 04 CCN với diện tích 68 ha. Tỉnh đã triển khai đầu tƣ xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động cho 50 CCN đã phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích 1.347 ha, diện tích đất công nghiệp 916 ha. Tỷ lệ lấp đầy bình quân cho các cụm công nghiệp đã quy hoạch chi tiết là 51%. Các CCN trên địa bàn đã thu hút đƣợc 200 dự án với diện tích đất đăng ký thuê là 520 ha và tổng vốn đầu tƣ đăng ký theo dự án là 5.495 tỷ đồng, thu hút khoảng 18.000 lao động. Các cụm CN đƣợc triển khai thực hiện tốt và thu hút nhiều dự án đầu tƣ, giải quyết nhiều lao động nhƣ: CCN Trƣờng Xuân (TP Tam Kỳ); Trảng Nhật, Thƣơng Tín (thị xã Điện Bàn); Đại Tân, Đại Nghĩa, Đại Hiệp (huyện Đại Lộc)... Hiện nay, tỉnh đang thực hiện việc Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, có xét đến 2030 cho phù hợp với thực tế.

- Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã khôi phục và phát triển đƣợc 89 làng nghề; trong đó có 19 làng nghề đƣợc công nhận làng nghề CN-TTCN. Các làng nghề thu hút 7.420 hộ tham gia hoạt động nghề, giải quyết trên 16.000 lao động nông nhàn tại địa phƣơng, cả khu vực cá thể công nghiệp chiếm khoảng 12% công nghiệp toàn tỉnh. Nhiều làng nghề truyền thống đƣợc khôi phục, phát triển và trở thành điểm tham quan du lịch nhƣ: nghề mộc Kim Bồng, rau Trà Quế (thành phố Hội An); đúc đồng Phƣớc Kiều (thị xã Điện Bàn); trồng dâu, nuôi tằm, ƣơm tơ, dệt lụa Mã Châu và Duy Trinh (huyện Duy Xuyên)…

- Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy hoạch bộc lộ một số hạn chế: một số Khu, Cụm công nghiệp đã quy hoạch nhƣng chƣa đƣợc triển khai trên thực tế, tỷ lệ lấp đầy còn thấp, nhất là các cụm công nghiệp tại các huyện trung du, miền núi; định hƣớng mục tiêu phát triển một số phân ngành sản xuất chƣa sát với thực tiễn, chƣa phát hiện ngành công nghiệp mới, chƣa phù hợp với tiềm năng, khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào; chất lƣợng công tác dự báo chƣa cao, chƣa sát với xu thế phát triển các ngành công nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; một số dự án công nghiệp trọng điểm gặp khó khăn trong triển khai thực hiện nhƣ: công nghiệp hỗ trợ cơ khí ô tô tại Khu kinh tế mở Chu Lai, công nghiệp hỗ trợ dệt - may, da - giày tại Khu công nghiệp Đông Quế Sơn, dự án khí - điện tại Khu công nghiệp Tam Hiệp (huyện Núi Thành)... Nhiều chính sách ƣu đãi để phát triển công nghiệp chƣa đƣợc áp dụng thành công trong thực tế nhƣ: hỗ trợ đầu tƣ phát triển cụm công nghiệp, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giày, cơ khí ô tô...

Bảng 2.9. Đánh giá quy hoạch phát triển công nghiệp Quảng Nam

Lựa chọn đánh giá Tỷ lệ chọn (%)

Rất tốt, có tính khả thi cao 20,7

Tƣơng đối tốt, khả thi nếu điều kiện thuận lợi 47,3

Trung bình 23,5

Không tốt, còn chung chung, dàn trải 8,5

Rất kém, hoàn toàn không phù hợp 0

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2018)

- Theo khảo sát của tác giả, phần lớn các doanh nghiệp (trừ một số doanh nghiệp nhỏ và vừa) nắm đƣợc quy hoạch, chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh. Các doanh nghiệp này đánh giá khá cao quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của Quảng Nam. Theo đó, khoảng 21% đánh giá quy hoạch của tỉnh rất tốt, 47% đánh giá quy hoạch khá tốt và hơn 23% đánh giá quy hoạch của tỉnh ở mức trung bình. Chỉ có chƣa tới 9% doanh nghiệp đánh giá quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh không tốt; hạn chế lớn nhất trong quy hoạch phát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)