6. Bố cục đề tài
2.2.2. Thực trạng công tác tổ chức bộ máy cho hoạt động quản lý nhà
Việc thực hiện BHTN ở tỉnh Kon Tum được hai ngành phối hợp triển khai: Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và ngành BHXH:
- UBND tỉnh Kon Tum thực hiện QLNN về BHTN. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh Kon Tum thực hiện chức năng QLNN về BHTN, bao gồm: Dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc
làm cho NLĐ hưởng TCTN trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Theo dõi kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về BHTN; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về BHTN; Báo cáo tình hình thực hiện pháp luật về BHTN theo quy định…
- BHXH tỉnh Kon Tum thực hiện thu, chi và các hoạt động khác liên quan đến thực hiện BHTN trên địa bàn tỉnh Kon Tum, bao gồm:
Tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHTN; Thực hiện thu, chi BHTN đối với NLĐ, NSDLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN; phân bổ kế hoạch thu hàng năm cho BHXH cấp huyện; hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với BHXH huyện, quận, trực tiếp thu BHTN đối với các đối tượng, đơn vị tham gia BHTN phân cấp đối với BHXH cấp tỉn; kiểm tra việc đóng BHTN; Từ chối yêu cầu chi trả các chế độ BHTN không đúng quy định của pháp luật…
- BHXH thành phố Kon Tum có nhiệm vụ: Quản lý, tổ chức thu BHTN bắt buộc và tự nguyện toàn huyện theo phân cấp; Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHTN; Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHTN; Thu các khoản BHTN; Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả BHTN; Chi trả các chế độ thất nghiệp; Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia BHTN; Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách BHTN; Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ BHTN…
- Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh thực hiện chức năng tiếp nhận và giải quyết các chế độ về BHTN như: Thành lập Phòng BHTN, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người thất
nghiệp đến đăng ký thất nghiệp. Trang bị cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ cho nhiệm vụ thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết hưởng BHTN. Hiện nay Trung tâm Dịch vụ việc làm đã chủ động xây dựng mô hình thực hiện BHTN khá phù hợp với tình hình của địa phương.
Bảng 2.9. Tình hình tiếp nhận và giải quyết BHTN tại Trung tâm Dịch vụ việc làm giai đoạn 2011-2016
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 (ước) 1 Số người đăng ký thất nghiệp Người 264 406 622 804 909 1.136 2 Số người có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp Người 219 450 623 795 905 1.131 3 Số người hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần theo quy định cũ Người 24 66 92 12 4 Số người được hỗ trợ học nghề Người 0 2 0 5 4 5 5 Kinh phí hỗ trợ học nghề Triệu đồng 0 1,8 0 15 20 23
6 Số người TN được tư
vấn giới thiệu Người 196 389 436 791 951 1.284 Trong đó: số người được
GTVL Người 24 61 76 12 8 22
Hình 2.10. Tình hình tiếp nhận và giải quyết BHTN tại Trung tâm Dịch vụ việc làm giai đoạn 2011-2016
Từ bảng 2.9 và hình 2.12 ta nhận xét: Số người đăng ký thất nghiệp và số người có quyết định hưởng TCTN tăng dần đều qua các năng với tốc độ khoảng 168 người/năm, số người hưởng TCTN một lần từ năm 2015 theo quy định tại Luật Việc làm không còn, số người được hỗ trợ học nghề trong những năm gần đây chỉ khoảng 4, 5 người/năm thể hiện người thất nghiệp không quan tâm nhiều đến chính sách hỗ trợ học nghề mà chủ yếu đăng ký thất nghiệp để được hưởng TCTN kéo theo kinh phí hỗ trợ học nghề trong những năm chỉ trên dưới 20 triệu đồng/năm trong những năm gần đây. Số người được giới thiệu việc làm so với Số người thất nghiệp được tư vấn giới thiệu việc làm là rất nhỏ cũng thể hiện sự thiếu quan tâm của người thất nghiệp đến các chính sách hỗ trợ việc làm mà chủ yếu để nhận TCTN.
Thời gian qua ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và BHXH tại Kon Tum đã phối hợp khá tốt trong thực hiện công tác BHTN trên địa bàn. Ta thấy, cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về BHTN tại tỉnh Kon Tum từ cấp tỉnh đến cấp huyện là khá thống nhất, có sự phân chia chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Tuy nhiên, hiện bộ máy thực hiện BHTN chưa được tổ chức thống nhất
dẫn đến dễ khó khăn cho việc triển khai thực hiện chính sách BHTN. Việc chi trả và tiếp nhận, giải quyết hưởng BHTN, tư vấn, giới thiệu việc làm, chi trả TCTN… do hai ngành, giữa các cơ quan Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm, BHXH tỉnh, BHXH cấp huyện thực hiện nên chưa tạo thuận lợi tối đa cho NLĐ. Việc chi trả TCTN theo tháng, hồ sơ qua nhiều cơ quan giải quyết nên NLĐ thường nhận được TCTN chậm hơn nhiều so với thời gian nhận được Quyết định hưởng TCTN, điều này không đảm bảo tính kịp thời hỗ trợ NLĐ để ổn định cuộc sống trong thời gian tìm việc làm mới. Dễ dẫn đến tình trạng ảnh hưởng đến mục tiêu của chính sách BHTN nói riêng và BHXH nói chung.