6. Bố cục đề tài
2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức thu bảohiểm thất nghiệp
Công tác thu BHTN là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển và đảm bảo quỹ BHTN phát triển bền vững nhằm phát triển chính sách BHTN trên địa bàn nên công tác quản lý thu được BHXH thành phố Kon Tum đặc biệt quan tâm, được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của cơ quan. Trong công tác quản lý thu, BHXH thành phố đã nỗ lực thu đúng, thu đủ, quản lý đến từng doanh nghiệp, cơ quan, từng NLĐ nhằm đảm bảo chế độ TCTN hợp pháp cho NLĐ.
Bảng 2.10. Tình hình thu BHTN tại TP. Kon Tum giai đoạn 2011-2016
Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số người người 3.432 3.655 3.697 3.813 4.592 4.815 Số thu triệu đồng 1.783 2.820 3.293 3.602 4.103 4.576 Số nợ triệu đồng 89 186 154 129 213 233 Số đơn vị đơn vị 170 186 188 182 450 449 - Trong đó số doanh nghiệp doanh nghiệp 40 60 64 53 299 294
Hình 2.11. Số người tham gia BHTN tại thành phố Kon Tum Giai đoạn 2011-2016
Hình 2.12. Số đơn vị tham gia BHTN tại thành phố Kon Tum Giai đoạn 2011-2016
Từ Bảng 2.10, Hình 2.11 và Hình 2.12 ta thấy: Số người tham gia BHTN tăng đều qua các năm với tốc độ khoảng 281 người/năm. Trước năm 2015 BHTN thực hiện theo quy định tại Luật BHXH 2006 có giới hạn nhiều điều kiện trong đối tượng tham gia BHTN, tuy nhiên số đối tượng vẫn tăng từ 3.432 người/170 đơn vị (trong đó có 40 doanh nghiệp) năm 2011 dần lên 3.813 người/182 đơn vị (trong đó có 53 doanh nghiệp) năm 2014. Từ ngày 01/01/2015 BHTN thực hiện theo quy định tại Luật Việc làm, số đối tượng tăng lên 4.592 người/450 đơn vị (trong đó có 299 doanh nghiệp) trong năm 2015 và 4.815 người/449 đơn vị (trong đó có 294 doanh nghiệp) năm 2016.
Do đặc điểm các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Kon Tum đa số là các doanh nghiệp nhỏ với số lao động ít hơn 10 người nên năm 2015 khi áp dụng quy định mới của Luật Việc làm, mở rộng đối tượng doanh nghiệp có ít hơn 10 người thì số đơn vị tham gia BHTN đã tăng lên rất đáng kể.
Bên cạnh công tác thu BHTN, BHXH thành phố cũng đề cao việc kiểm soát chặt chẽ thu BHTN kể cả nguồn thu từ ngân sách nhà nước. Từ kinh nghiệm thực tiễn, công tác thu đã được BHXH thành phố thoe dõi từ đối tượng tham gia đóng, đến biến động của đối tượng và mức đóng góp. Thực hiện thu đúng, thu đủ trên cơ sở mức đã thu được ngân sách nhà nước sẽ trích chuyển hàng năm phần ngân sách đóng góp. Chính vì vậy, số thu BHTN tăng liên tục qua các năm.
Hình 2.13. Số thu và số nợ BHTN tại thành phố Kon Tum Giai đoạn 2011-2016
Từ Hình 2.13 ta thấy: Số thu BHTN tăng khá đều, từ 1,783 tỷ đồng năm 2011 lên 3,602 tỷ đồng năm 2014. Năm 2015 số thu BHTN là 4,103 tỷ đồng và năm 2016 thu 4,576 tỷ đồng. Tốc độ tăng khoảng 518 triệu đồng/năm.
Định kỳ hàng tháng, BHXH thành phố đều gửi thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN cho tất cả các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố để các đơn vị kiểm tra, nắm bắt tình hình thu nộp. Trường hợp có sự sai lệch đơn vị sẽ trực tiếp đối chiếu với cơ quan BHXH để cơ quan BHXH thành phố kịp thời điều chỉnh.
Tuy nhiên trong công tác quản lý thu còn tồn tại vấn đề phải lưu tâm: tình trạng nợ BHTN vẫn còn khá cao. Số nợ BHTN năm 2011 là 89 triệu đồng, tăng lên 129 triệu đồng năm 2014. Năm 2015 số nợ BHTN là 213 triệu
đồng, năm 2016 số nợ BHTN là 233 triệu đồng. Mỗi năm số nợ tăng khoảng 22 triệu đồng.
Việc nợ đọng BHTN có thể liệt kê một số nguyên nhân: như theo quy định cơ quan BHXH thành phố không có chức năng kiểm tra đơn vị, BHXH tỉnh chỉ có thể kiểm tra các đơn vị nợ đóng BHTN sau đó kiến nghị sang UBND, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội để xử phạt. Việc thực hiện xử phạt phải qua nhiều khâu, mất nhiều thời gian và các chế tài xử phạt chưa mang tính răn, không cao hơn mức lãi ngân hàng, đơn vị dễ dàng chiếm dụng tiền đóng BHTN làm vốn kinh doanh nên làm hạn chế trong việc quản lý thu dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài. Do mức xử phạt thấp và thủ tục rườm rà dẫn đến doanh nghiệp cố tình nợ đóng BHTN và nhiều doanh nghiệp thấy nợ BHTN không bi xử phạt hoặc xử phạt thấp nên không tự giác đóng BHTN cho NLĐ.