7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.6. Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng
RRTD luôn tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hƣởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội của quốc gia, và lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
a.Đối với khách hàng
Nếu rủi ro xảy ra, khách hàng có thể thiếu hụt vốn dẫn đến khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Các khoản nợ xấu làm ảnh hƣởng đến quan hệ của họ đối với ngân hàng. Khi đó để có nguồn vốn phục vụ kinh doanh, họ buộc phải quan hệ với các ngân hàng khác và phải chịu một khoảng thời gian tìm hiểu, gây dựng lòng tin, phí giao dịch…làm trì hoãn quá trình sản xuất.
b.Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu đƣợc vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhƣng vẫn phải trả lãi cho ngƣời gửi tiền khi đến hạn, gây
mất cân đối thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí tăng. Từ đó, bắt buộc phải thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những đối với thị trƣờng nội địa mà còn lan rộng sang các nƣớc, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn đến thua lỗ hoặc đƣa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
c.Đối với nền kinh tế xã hội
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, có chức năng huy động vốn nhàn rỗi để cho vay lại, nên khi có rủi ro tín dụng xảy ra thì chẳng những ngân hàng bị thiệt mà quyền lợi của ngƣời gửi tiền cũng bị ảnh hƣởng. Ngoài ra, khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng sẽ có tác động dây chuyền, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Khi uy tín của ngân hàng giảm sút, hệ thống ngân hàng không còn khả năng thực hiện chức năng trung gian tài chính thì sẽ ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến thất nghiệp. Hơn nữa, sự đổ vỡ của ngân hàng sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp và xã hội mất ổn định.