Hiếu là đạo đức cơ bản trong xã hội, phụng sự cha mẹ, tôn kính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan niệm hiếu trong nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa tại thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 28 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Hiếu là đạo đức cơ bản trong xã hội, phụng sự cha mẹ, tôn kính

kính cha mẹ là biểu hiện của đạo đức con người

Trong triết học Nho giáo, Hiếu được coi là một đức tính quan trọng của con người, hầu như tất cả các nhà nho đều rất coi trọng chữ Hiếu, và coi Hiếu là sự thể hiện lòng kính trọng đối với cha mẹ, tổ tiên. Sở dĩ như vậy là vì văn

24

hóa truyền thống phương Đông nói chung và Trung Hoa nói riêng rất coi trọng các mối quan hệ ở trong gia đình, đặc biệt là mối quan hệ giữa cha mẹ

và con cái.

Mạnh Tử cho rằng bản chất của con người là thiện, là cơ sở tiên nghiệm của Hiếu đễ. Theo Mạnh Tử, Hiếu là đạo đức cao nhất ở đời, cho nên phụng sự cha mẹ, tôn kính cha mẹ là biểu hiện đạo đức cao nhất của con người, Mạnh Tử nói “Trong các việc phụng sự của mình, việc nào là trọng đại hơn hết? Tức việc phụng sự cha mẹ là trọng đại hơn hết” (Sự thục vi đại? Sự

thân vi đại); đồng thời ông cũng cho rằng “trong các việc phụng sự, thì việc phụng sự cha mẹ là gốc” (thục bất vi sự? sự thân, sự chi bổn giã) [5, tr.30].

Khổng Tử cho rằng “chữ Hiếu lấy việc phụng dưỡng cha mẹ làm đầu”. Tuy nhiên, Khổng Tử cũng cho rằng, phụng dưỡng cha mẹ cốt yếu nhất là ở

lòng thành kính, và sự kính trọng của con cái đối với cha mẹ, chứ phụng dưỡng cha mẹ mà không thành kính thì đến thú vật cũng có thể làm được. Về

vấn đề phụng dưỡng cha mẹ, theo Khổng Tử thước đo để đánh giá lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đó chính là Tâm. Cho nên khi Tử Du (học trò cao đệ của Khổng Tử, họ Ngôn, tên Yển) hỏi đức Thánh về đạo hiếu. Đức Khổng Tử đáp rằng:

Đời nay, hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người ta khen là có hiếu. Nhưng, những thứ như chó, ngựa, thì người ta cũng nuôi được vậy. Cho nên nuôi cha mẹ chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật đâu? (Kim chi hiếu giả, thị vị năng dưỡng. Chí ư khuyển mã, giai năng hữu dưỡng. Bất kính, hà dĩ biệt hồ) [6, tr.19].

Ông cho rằng phụng dưỡng cha mẹ cốt ở lòng thành kính, vậy nên “cho dù có phải ăn gạo xấu hay uống nước lã mà làm cho cha mẹ được hết cái vui,

ấy gọi là hiếu” (Xuyết thúc ẩm thủy, tận kỳ hoan, tư chi vị hiếu) [32, tr.132].

25

cha mẹ già không chỉ ở trong tâm, mà còn phải được thể hiện ở cử chỉ, nét mặt của con cái khi chăm sóc cha mẹ, vì chỉ khi con cái vui vẻ và thật tâm phụng dưỡng cha mẹ thì cha mẹ mới cảm thấy an lòng “làm con đối với cha mẹ lúc nào cũng tỏ vẻ hòa vui, giữ được như vậy mới khó, mới đáng gọi là hiếu” (Sắc nan. Hữu sự, đệ tử phục kỳ lao) [6, tr.19]. Đối xử với cha mẹ, việc cho ăn cho uống là dễ làm, làm việc thay cho cha mẹ cũng dễ dàng, lo toan chu toàn cho cha mẹ khi đau yếu bệnh tật là khó làm, trong khi phụng dưỡng cha mẹ phải luôn luôn thành kính và vui vẻ là khó làm tốt. Người con thực tâm có Hiếu là người không quản vất vả để chăm sóc cho cha mẹ khi ốm đau, bệnh tật; là người luôn tỏ vẻ hòa vui trước mặt cha mẹ cho dù cha mẹ có trách mắng, la rầy.

Tăng Tử (Tăng Sâm) cũng cho rằng, yêu cầu đầu tiên khi thực hiện đạo Hiếu chính là lòng kính trọng của con cái đối với cha mẹ. Thế nên, Tăng Tử đã từng nói: “Hiếu có ba điều: Đại hiếu là tôn kính cha mẹ, thứ đến là không làm nhục cha mẹ; thấp nhất là nuôi dưỡng được cha mẹ” [9, tr.212]. Như vậy, trong ba điều, điều thứ nhất là điều giữ vai trò thiết yếu, nó quyết định sự hình thành nhân cách con người. Con người có trưởng thành và thăng tiến bắt đầu từ sự tôn kính, tôn thân đối với cha mẹ, tổ tiên. Bổn phận người con hiếu hạnh là phải biết thương yêu và kính trọng cha mẹ. Cho dù không gian thay đổi, thời gian có trôi đi, con người có thành đạt công danh đến vị trí nào trong xã hội thì sự hiếu thảo với cha mẹ cũng không bao giờ đổi thay. Đây chính là đại hiếu. Sách Trung dung có viết: “Tất cả những vật có huyết khí, không có gì lớn bằng tôn kính cha mẹ, cho nên nói rằng đó là hợp với trời” [9, tr.214]. Cho nên, khi cha mẹ còn sống cho đến khi mẹ cha nhắm mắt xuôi tay, bổn phận con cái cũng phải luôn tỏ lòng tôn kính, tôn thân phụng thờ cha mẹ, phải làm cho cha mẹ luôn cảm thấy vui lòng, hoan hỷ.

26

dương Ngũ hànhđể giải thích và quy định về các mối quan hệ trong gia đình.

Đổng Trọng Thư cho rằng, quan hệ tương sinh giữa năm hành là một loại quan hệ cha con, vì cha sinh ra con cho nên sau khi cha già đi và qua đời thì con phải phụng dưỡng, tôn kính như thế mới là thuận theo lẽ tự nhiên. Trong

Xuân Thu phồn lộ có viết: “cho nên lúc cha sinh ra con, con sẽ lớn lên; lúc cha già đi, con sẽ nuôi nấng; lúc cha nuôi dưỡng, con thành người” (Thị cố

phụ chi sở sinh, kỳ tử trưởng chi; phụ chi sở trưởng, kỳ tử dưỡng chi; phụ chi sở dưỡng, kỳ tử thành chi) [46, tr.243]. Điều đó có nghĩa là ngũ hành vận dụng vào đạo Hiếu, đó cũng chính là đạo trời, thuận theo đạo trời tức là có Hiếu. Như vậy, theo Đổng Trọng Thư, trong đạo trời, đã có Hiếu; trong đạo Hiếu có âm dương ngũ hành cho nên “ngũ hành chính là đức hạnh của người con hiếu trung”.

Nho giáo cho rằng, Hiếu không chỉ thể hiện ở sự phụng dưỡng, tôn kính khi cha mẹ còn sống, mà còn thể hiện ở lòng đau thương khi cha mẹ đã qua đời và sự thành kính trong tế lễ (cúng tế). Khổng Tử cho rằng “hễ làm con, khi cha mẹ còn sống phải phụng sự cho có lễ, khi cha mẹ mãn phần, phải chôn cất cho có lễ; rồi những khi cúng tế, cũng phải giữ đủ lễ phép nghiêm trang” (sanh, sự chi dĩ lễ; tử, táng chi dĩ lễ; tế chi dĩ lễ) [6, tr.17]. Có nghĩa là phận làm con phải có hiếu với cha mẹ, không những lúc còn sống mà cả sau lúc cha mẹ đã mất, việc phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi còn sống vẫn chưa hẳn được coi là Hiếu.

Mạnh Tử từng nói rằng: Phụng dưỡng cha mẹ khi sinh tồn, đó chưa

đáng kể là việc lớn lao hơn hết của kẻ làm con. Tống táng cha mẹ cơn tử biệt,

đó mới đáng kể là việc trọng đại hơn hết của người con hiếu tử (Dưỡng sanh giả, bất túc dĩ đương đại sự; duy tống tử, khả dĩ đương đại sự) [5, tr.46]. Tuy nhiên, rất nhiều người đã hiểu lầm tư tưởng này của Mạnh Tử và cho rằng, lúc cha mẹ còn sống thì không phụng dưỡng cho hết tình. Chờ đến khi cha mẹ

27

chết mới làm lễ tống táng một cách rỉnh rang, vì cho rằng như thế mới là đại Hiếu. Thực ra, theo Mạnh Tử thì phận làm con nếu chỉ phụng dưỡng và hầu hạ cha mẹ khi còn sống thì chưa thể gọi là Hiếu; mà khi cha mẹ thác đi còn phải làm lễ tang cho cha mẹ một cách tận tâm; đó mới đích thực là Hiếu. Tuy vậy, Mạnh Tử cũng cho rằng, chỗ chôn cất cốt ở sự thành kính và lòng đau xót của con cái đối với cha mẹ chứ không phải ở nghi lễ rình rang hay mâm cao cỗđầy.

Khổng Tử cũng cho rằng khi có tang gia, giữa tiền bạc và tấm lòng, thì buồn thương, đau xót thực sự cao hơn tiền bạc “trong việc tang khó, nếu lòe loẹt thái quá, thì lòng đau xót còn hơn” (tang, dữ kỳ dị giã, ninh thích) [6, tr.32]. Chỉ lúc có tang cha mẹ, tình cảm chân thật của người con mới thể hiện ra một cách đầy đủ. Các nhà Nho rất coi trọng biểu hiện của người con trong tang lễ cha mẹ; cho nên “khi cha mẹ qua đời, tiếng khóc không nên trầm bổng nhịp nhàng, tư thái không nên đẹp đẽ, ngôn ngữ không nên văn vẻ màu mè” [46, tr.507], mà phải thực tâm đau buồn, nghĩđến cha mẹ như khi cha mẹ còn sinh tiền, cố gắng thực thi những tâm nguyện mà cha mẹ phó thác.

Khi cha mẹ đã qua đời rồi, con cái vẫn thể hiện sự hiếu kính bằng việc

để tang và cúng tế trong mỗi dịp giỗ kỵ. Sách Lễ ký, thiên Đàn cung thượng

viết: “Thờ cha mẹ giữ sự kín đáo, không sai phạm, phụng dưỡng cha mẹ bên phải, bên trái không kể, siêng năng phục vụ cha mẹ cho đến khi cha mẹ chết, bày tỏ lòng thương tiếc cha mẹ để tang ba năm” [9, tr. 213]. Khổng Tử cũng cho rằng, đối với người quân tử khi cha mẹ mất thì phải để tang ba năm, vì ba năm đầu tiên là thời gian mà cha mẹ đã phải vất vả ẵm bồng. Như vậy, để báo Hiếu công dưỡng dục thì ít nhất con cái phải để tang cha mẹ là ba năm “Người ta sanh ra, ngoài ba năm, cha mẹ mới hết ẵm bồng. Vậy, muốn tỏ lòng biết ơn, cái tang ba năm là tang thông thường của kẻ làm con” (Tử sanh tam niên, nhiên hậu phục miễn ư phụ mẫu chi hoài. Phù, tam niên chi tang, thiên

28

hạ chi thông tang giã) [6, tr.281]. Và trong ba năm đó thì người con chỉ được

ăn gạo thô, mặc áo gai nếu ai không làm được như vậy thì cũng coi như là không có hiếu. Khổng Tử cho rằng người con có Hiếu thực sự là người ăn không thấy ngon, thực tâm thương xót cho cha mẹ: “Người quân tử khi cư

tang, dẫu ăn thức ngọt cũng chẳng biết mùi vị, dẫu nghe âm nhạc cũng chẳng vui, và chẳng hề an lòng nơi chỗ mình ở” (Quân tử chi cư tang, thực chỉ bất cam, văn nhạc bất lạc, cư xử bất an) [6, tr.281].

Chính vì thế Khổng Tử đã chê trách Nguyên Nhưỡng (một người quen xưa của Đức Khổng) là người không biết lễ phép, vì khi mẹ chết mà vẫn xướng ca chứ không khóc than. Những tư tưởng đó đã tác động và ảnh hưởng rất lớn tới các bậc nho sĩ trong xã hội. Một số nhà Nho, vì muốn biểu hiện lòng Hiếu thảo của mình, đã làm hơn cả quy định lễ chế. Ví dụ, sau tang lễ ba ngày vẫn chưa chịu ăn uống, hay sau thời gian tang lễ, thân thể thường tiều tụy quá mức. Thậm chí, một số người còn kéo dài thời gian để tang nhiều hơn ba năm. Đây là những hành vi thể hiện sự thái quá đạo Hiếu của Nho gia; thậm chí có người còn lợi dụng việc tang ma của cha mẹ để thể hiện hành vi “mua danh hiếu nghĩa” [46, tr.508]. Ông Triệu Tuyên, người đời Đông Hán, giữ mộ cha mẹ hai mươi năm; những tưởng đó là Hiếu, nhưng trong thời gian

đó lại đẻ tới năm người con. Như vậy, mặc dù ông Triệu Tuyên để tang cha mẹ hai mươi năm nhưng lại không có lòng thành kính, nên cũng coi như là không hợp lễ, hợp đạo Hiếu.

Tư tưởng về chữ Hiếu theo các nhà Nho còn bao hàm nghĩa bất hiếu. Hiếu được coi là đạo đức cao nhất của con người cho nên trong các tội, theo Nho giáo thì tội nặng nhất là tội bất hiếu. Khổng Tử cho rằng: “Các điều phạm tội thuộc ngũ hình có tới hơn ba ngàn loại, trong ấy không có tội nào lớn bằng bất hiếu” (Ngũ hình chi thuộc tam thiên, nhi tội mạc đại ư bất hiếu) [46, tr.505]. Khổng Tử coi hành vi của những người bất trung, bất hiếu, bất

29

nghĩa là những hành vi làm cho xã hội hỗn loạn. Kinh lễ cũng cho rằng: Người phạm tội bất hiếu là người phạm một trong ba điều này: 1. Làm điều sai trái xấu xa khiến cho cha mẹ mang nhục; 2. Nhà nghèo cha mẹ già yếu nhưng chẳng làm quan để nuôi cha mẹ; 3. Vô hậu, tức là không lấy vợ sinh con, chịu tuyệt tự, không có con cháu nối dõi để thờ cúng tổ tiên [8, tr.213].

Như vậy, làm cho cha mẹ xấu hổ, không có công danh để báo đáp cha mẹ và không có con cái để duy trì huyết tộc là những tội bất hiếu. Trong các tội bất Hiếu, theo Mạnh Tử thì tội “không có con nối dõi là tội lớn nhất” (Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại) [5, tr.34]; Trình Di (một danh Nho đời Tống), cũng viết trong Minh đạo gia huấn rằng: “Bất hiếu có ba thứ tội: Tuyệt tự là tội lớn nhất; có cha, chẳng yêu cha; có anh, chẳng yêu anh” (Bất hiếu giả tam: Vô hậu vi đại, hữu thân bất ái, hữu huynh bất kính). Điều này quan trọng đến nỗi nó có thể được phép vượt qua cả lễ giáo xã hội như trường hợp của vua Thuấn. Vua chưa trình qua cha mẹ mà đã tự ý lập gia thất là vì vua đang ở

trong tình thế bị hối thúc bởi nhiệm vụ duy trì dòng tộc. Hơn nữa, cha mẹ của vua không đảm đương được trách nhiệm làm chủ hôn sự của con (cha thì ngu

đần, mẹ ghẻ thì ác độc). Tuy nhiên, đây chỉ là một trường hợp mang tính cá biệt. Thực tế, theo tinh thần chung của Nho giáo thì việc hôn sự vẫn phải để

cho cha mẹ, là bậc trên quyết định. Như vậy mới hợp lễ và có như vậy mới

được coi là Hiếu. Sách Mạnh Tử trong thiên Ly lâu hạ, có viết:

Thế tục gọi là bất hiếu, có năm điều: Tay chân không chịu làm một công việc gì, không chú ý đến việc nuôi dưỡng cha mẹ, đó là điều bất hiếu thứ nhất. Đánh bạc, đánh cờ, ham uống rượu, không chú ý đến việc nuôi dưỡng cha mẹ, đó là điều bất hiếu thứ hai. Ham tiền tài, chỉ lo cho vợ con, không chú ý đến việc nuôi dưỡng cha mẹ, đó là điều bất hiếu thứ ba. Tai mắt đam mê theo dục vọng để cho cha mẹ tủi hổ, đó là

30

khiến cho cha mẹ nguy khốn, đó là điều bất hiếu thứ năm vậy. (Thế tục sở vị bất hiếu giả ngũ! Nọa kỳ tứ chi, bất cố phụ mẫu chi dưỡng; nhứt bất hiếu giã. Bác, dịch, háo ẩm tửu, bất cố phụ mẫu chi dưỡng; nhị bất hiếu giã. Háo hóa tài, tư thê tử, bất cố phụ mẫu chi dưỡng; tam bất hiếu giã. Tùng nhĩ mục chi dục, dĩ vi phụ mẫu lục; tứ bất hiếu giã. Háo dõng, đấu ngận, dĩ nguy phụ mẫu; ngũ bất hiếu giã) [5, tr.65 - 66]. Qua nội dung của năm điều bất hiếu, mặc dù Mạnh Tử chỉ rõ năm điều cụ thể mà người con không nên làm để tránh phạm vào tội bất hiếu, nhưng thực chất ý nghĩa cốt lõi mà Mạnh Tử hướng đến là khuyên dạy người con kiềm nén mọi ham muốn cá nhân, tập trung trí, lực vào việc giữ gìn sự an vui cho cha mẹ, tránh cho cha mẹ mọi sự phiền lụy không đáng có, nhằm báo đáp công sinh dưỡng của cha mẹ. Đây là giá trị luân lý rất được Nho giáo đề cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan niệm hiếu trong nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa tại thành phố đà nẵng hiện nay (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)