THỰC TRẠNG ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG ĐẢNG HIỆN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết thống nhất trong đảng và vận dụng vào việc xây dựng đảng hiện nay (Trang 64)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG ĐẢNG HIỆN

NAY

2 2 1 T àn tựu và n uyên n ân

Quá trình đấu tranh để xây dựng đoàn kết, thống nhất trong Đảng ở nƣớc ta là truyền thống tốt đẹp, là quy luật vận động, phát triển và trƣởng thành của Đảng. Sự đoàn kết, thống nhất trong Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ƣơng và sự vững vàng, trung thành với lý tƣởng cách mạng gắn bó với nhân dân, trong sạch đạo đức, lối sống của số đông đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các thời kỳ cách mạng biểu hiện những thành tựu sau:

Một là,đoàn kết thống nhất về mặt tư tưởng, lý luận

Từ khi cách mạng có những thuận lợi đến lúc sóng gió, Đảng luôn luôn là một khối thống nhất về tƣ tƣởng và hành động để đƣa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác làm nên những bƣớc ngoặt lịch sử vẻ vang. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến “vài việc”, trong đó, trƣớc hết là “nói về Đảng”. Khi nói về Đảng, vấn đề đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đó là vấn đề “đoàn kết”. Vấn đề đoàn kết trong Đảng đƣợc trở đi trở lại nhiều lần. Nhƣ vậy, có thể thấy rõ rằng, vấn đề đoàn kết trong Đảng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong những suy tƣ, trăn trở của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam

trong nƣớc có rất nhiều khó khăn, thách thức to lớn. Đổi mới để tồn tại và phát triển đã trở thành một đòi hỏi sống còn mà thực tiễn đặt ra cho Đảng. Đại hội cũng đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm, trong đó, bài học thứ tƣ là về xây dựng Đảng. Báo cáo chính trị tại Đại hội khẳng định việc phải tăng cƣờng sự đoàn kết nhất trí, sự thống nhất ý chí và hành động, nêu cao tính tổ chức và tính kỷ luật, lời nói đi đôi với việc làm. Bằng sự vận dụng sáng tạo, sự cụ thể hóa quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết trong Đảng, là một biểu hiện sống động của việc tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết trong Đảng đi vào thực tiễn cách mạng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) của Đảng diễn ra

trong bối cảnh tình hình quốc tế thì lại có nhiều thách thức mới, khó khăn hơn, phức tạp hơn, trong đó tác động tiêu cực nhất là sự khủng hoảng, tiến tới sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Trong bối cảnh nhƣ thế, để có đủ khả năng vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam, sự đoàn kết trong Đảng trở thành một đòi hỏi mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trên cơ sở những nhận định, đánh giá về thực trạng của vấn đề đoàn kết trong Đảng, Báo cáo chính trị tại Đại hội VII xác định một trong những nội dung then chốt là “giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng”, cụ thể là: một là, giữ vững và thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng bằng những cơ chế và quy định cụ thể. Đấu tranh chống những quan điểm lệch lạc, những biểu hiện vi phạm dân chủ, lơi lỏng kỷ luật, mất đoàn kết đang xảy ra ở nhiều đảng bộ; hai là, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng trên cơ sở đƣờng lối, chính sách của Đảng, giữ vững các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, bồi dƣỡng tình đồng chí, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, tƣ tƣởng bè phái, cục bộ địa phƣơng.

Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1996), chỉ rõ thực trạng: Không ít nơi nội bộ

mất đoàn kết nghiêm trọng, và coi đây là một trong số những vấn đề lớn đang đặt ra trƣớc Đảng. Báo cáo chính trị nêu một số quan điểm về các giải pháp khắc phục thực trạng trên. Đặc biệt, có một điểm mới với ý nghĩa quan trọng, đó là quan điểm: đoàn kết thống nhất trong Đảng, trƣớc hết là ở cơ quan lãnh đạo, có ý nghĩa quyết định sự thành công của cách mạng.

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng

Cộng sản Việt Nam (năm 2001) vấn đề đoàn kết trong Đảng cũng chỉ đƣợc đề cập trong phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

So với Báo cáo Chính trị tại các Đại hội Đảng VI, VII, VIII và IX, Báo

cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản

Việt Nam (năm 2006) ít đề cập nhất đến vấn đề đoàn kết trong Đảng. Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề đoàn kết trong Đảng, Báo cáo chính trị tại Đại hội X lại nêu lên hai quan điểm rất mới: Thứ nhất, xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai những ngƣời tham nhũng, những ngƣời bao che cho tham nhũng, cố tình ngăn cản việc chống tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu khống, làm hại ngƣời khác, gây mất đoàn kết nội bộ. Có cơ chế khuyến khích, biểu dƣơng và nhân rộng những gƣơng cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ; Thứ hai, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, thực hiện luân chuyển cán bộ. Tăng cƣờng trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là thủ trƣởng cơ quan nhà nƣớc. Cơ quan nào để xảy ra tình trạng tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ thì ngƣời đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Chính ở những quan điểm, giải pháp này, chúng ta có thể thấy rõ sự vận dụng và cụ thể hóa tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng nói chung, về gìn giữ, củng cố và tăng cƣờng đoàn kết trong Đảng nói riêng.

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng

kết trong Đảng. Số lƣợng các cụm từ “đoàn kết”, các quan điểm về đoàn kết trong Đảng xuất hiện trong Báo cáo chính trị cao hơn hẳn so với trong Báo cáo chính trị tại Đại hội X. Báo cáo chỉ rõ: “Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp uỷ chƣa tốt”, và “nguyên tắc tập trung dân chủ còn bị vi phạm, ảnh hƣởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng”. Đồng thời, đã nêu lên một số luận điểm quan trọng về đoàn kết trong Đảng, cụ thể là: Thứ nhất, đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Thứ hai, công tác tƣ tƣởng phải giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội; Thứ ba, tập trung chỉ đạo, củng cố những tổ chức đảng yếu kém; kịp thời kiện toàn cấp uỷ và tăng cƣờng cán bộ ở nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mất đoàn kết; Thứ tƣ, tập trung kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nƣớc; việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ... Đại hội XI là đại hội thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Thực hiện Nghị quyết Đại hội, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết số 12-NQ/TW Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Tại

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI, Ban Chấp hành Trung ƣơng đã xem xét, thảo luận, cho ý kiến về kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 4 khoá XI. Trong đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn và có ý nghĩa cực kỳ sâu sắc này, vấn đề đoàn kết trong Đảng đã giữ một vị trí hết sức quan trọng, tạo đƣợc sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục đƣợc những hạn chế yếu kém, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực sự là Đảng cách mạng chân chính, gắn bó máu thịt với nhân dân.

Đại hội XII (2016) của Đảng là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là Đại hội đánh dấu những thành tựu nổi bật sau 30 năm đất nƣớc đổi mới đƣợc khởi xƣớng từ Đại hội VI của Đảng (1986). Đại hội lần này có chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cƣơng - Đổi mới”. Đặt yếu tố đoàn kết lên vị trí hàng đầu, một mặt khẳng định ý chí thống nhất, tinh thần đoàn kết là bản chất, truyền thống, sức mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt 87 năm qua; mặt khác Đảng ta nhấn mạnh tinh thần đoàn kết luôn đƣợc mỗi cán bộ, đảng viên, trƣớc hết là các đảng viên tham gia Đại hội Đảng lần này, thấm nhuần và thể hiện sâu sắc trong cả suy nghĩ và việc làm, trong cả tƣ tƣởng và hành động.

Hai là, đoàn kết thống nhất về mục tiêu

Đất nƣớc hơn 30 năm đổi mới đã giành đƣợc những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nƣớc, phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta chính thức trở thành một nƣớc công nghiệp. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn trong đảng và toàn dân tộc đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Vai trò và vị thế của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế ngày càng đƣợc khẳng định. Đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, không khí dân chủ trong xã hội ngày càng đƣợc phát huy. Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Công cuộc đổi mới là tất yếu đối với sự phát triển nƣớc ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; có ý nghĩa nhƣ một cuộc cách mạng trong thời kỳ mới, một sự nghiệp thật sự sáng tạo của Đảng, của nhân dân ta; khẳng định con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội của nƣớc ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Đảng và nhân dân đồng sức, đồng lòng vận dụng và phát huy những bài học kinh nghiệm đã đƣợc đúc rút từ

thực tiễn của cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân làm nên những thắng lợi lịch sử. Bởi, toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân. Không ngừng củng cố, tăng cƣờng đoàn kết: Đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân lộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nƣớc ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Thực tiễn sinh động, với những thành tựu to lớn của hơn 30 đổi mới đất nƣớc là dựa vào sự đồng tâm, nhất trí, tâm huyết, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đó chính là nguồn sức mạnh vô tận, để quyết định thành công con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc.

Ba là, đoàn kết thống nhất về nguyên tắc xây dựng Đảng

Trong điều kiện Đảng cầm quyền để hạn chế sai lầm, Đảng cần không ngừng phát huy dân chủ trong sinh hoạt và công tác, đảm bảo sự lãnh đạo của tập thể, đi đúng hƣớng đƣờng lối của quần chúng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, chống chuyên quyền, độc đoán, kéo bè, kéo cánh ảnh hƣởng đến đoàn kết thống nhất trong Đảng. Khi giành đƣợc độc lập, xây dựng chế độ dân chủ là mục tiêu cơ bản của cách mạng, của Đảng. Khi Đảng ta trở

thành cầm quyền, trƣớc sau vẫn nhƣ một, vẫn giữ đƣợc quan hệ máu thịt với nhân dân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc theo lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi bởi nó đảm bảo dân chủ trong nội bộ Đảng tốt thì mới có dân chủ ngoài xã hội.

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã có những bƣớc tiến quan trọng trong nhận thức lý luận về dân chủ và thực hành dân chủ, đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng hơn 30 năm đổi mới đất nƣớc đã thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng, cơ sở cho dân chủ xã hội chủ nghĩa trở thành động lực của đổi mới và phát triển đất nƣớc. Tiến hành đổi mới, chỉnh đốn Đảng, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng, nhờ đó dân chủ trong Đảng ngày một nâng cao. “Nhiều chủ trƣơng, nguyên tắc, quan điểm, giải pháp lớn về công tác cán bộ đƣợc thể chế, cụ thể hóa bằng quy chế, quy định, quy trình bảo đảm dân chủ, chặt chẽ hơn” [11, tr.188]. Thực hiện bầu cử có số dƣ, ban hành Quy chế chất vấn trong Đảng. Việc quy chế hóa hoạt động của cơ quan lãnh đạo các cấp đã đƣa sự lãnh đạo của Đảng ngày càng vào nền nếp, dân chủ tốt hơn. Sự tham gia của các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên vào việc hoạch định, triển khai đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng ngày càng rộng rãi và có hiệu quả. Sinh hoạt dân chủ trong nội bộ Đảng có bƣớc tiến rõ rệt. Những bƣớc tiến đó đã có tác động mạnh mẽ đến việc phát huy dân chủ trong xã hội. Chúng ta tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đã ban hành Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 với nhiều sửa đổi, bổ sung rất mới liên quan đến quyền con ngƣời, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân. Đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng liên quan tới tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, các thành phần kinh tế; nhiều quyền công dân và quyền con ngƣời đã đƣợc cụ thể hóa và thể chế hóa. Hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ, tăng cƣờng hoạt động

chất vấn và trả lời chất vấn tại các phiên họp của Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; tăng cƣờng đóng góp ý kiến vào các dự án luật, các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Các hình thức thực hiện dân chủ (dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện) từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Bộ Chính trị thực hiện lãnh đạo tập thể, chỉ đạo tập trung trong việc cụ thể hóa và phát triển Nghị quyết đại hội Đảng và đề ra nhiều chủ trƣơng đổi mới công tác xây dựng Đảng, chính quyền… làm cho bầu không khí dân chủ ở cơ sở ngày càng khởi sắc, có sinh khí mới cởi mở hơn, dân chủ hơn.

Đồng thời, Đảng khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên độc lập suy nghĩ và sáng tạo, phát huy mọi sáng kiến, góp phần cùng với

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết thống nhất trong đảng và vận dụng vào việc xây dựng đảng hiện nay (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)