Hoạt động của Cơng ty cho th tài chín hở Việt Nam

Một phần của tài liệu LVTS-2014 - Pháp Luật Về Hoạt Động Tín Dụng Của Công Ty Cho Thuê Tài Chính Ở Việt Nam (Trang 26 - 37)

Theo Báo cáo của Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam, tính đến năm 2010, cả nước có 13 Công ty CTTC đang hoạt động.

1. Công ty CTTC Quốc tế Việt Nam là công ty liên doanh giữa ngân hàng Cơng thương Việt Nam với Cơng ty Tài chính quốc tế (IFC), Ngân hàng tín dụng Nhật Bản ( NCB), Ngân hàng Ngoại thương Pháp (BFCE), Công ty CTTC Công nghiệp Hàn Quốc với vốn điều lệ khi thành lập là 5 triệu USD, thành lập vào ngày 28/10/1996 theo Giấy phép số 01/GP-CTCTTC của NHNN Việt Nam.

2. Công ty CTTC Kexim (KVLC) là Cơng ty 100% vốn nước ngồi (Hàn Quốc) được thành lập vào ngày 20/11/1996 theo Giấy phép 02/GP- CTCTTC của NHNN Việt Nam với vốn điều lệ khi mới thành lập là 10 triệu

3. Công ty CTTC ANZ-VTRAC là Cơng ty 100% vốn nước ngồi, liên doanh giữa Ngân hàng ANZ (Úc) và tập đoàn VTRAC (Hoa Kỳ) được thành lập vào ngày 19/11/1999 theo Giấy phép số 14/GP-CTCTTC của NHNN Việt Nam với vốn điều lệ khi mới thành lập là 5 triệu USD.

4. Công ty CTTC – Ngân hàng Công thương Việt Nam ( Công ty

CTTC TNHH một thành viên Ngân hàng Cơng thương Việt Nam-ViettinBank Leasing), có vốn điều lệ khi mới thành lập là 55 tỉ đồng, tăng lên 300 tỉ đồng và hiện nay là 500 tỉ đồng, thành lập ngày 20/03/1998 theo Giấy phép số 04/GP-CTCTTC của NHNN Việt Nam.

5. Công ty CTTC - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, có vốn điều lệ khi mới thành lập là 55 tỉ đồng, sau khi sáp nhập với Công ty CTTC Việt

Nam thì vốn điều lệ tăng lên 100 tỉ đồng, thành lập vào ngày 25/05/1998 theo Giấy phép số 05/GP-NHNN Việt Nam.

Công ty CTTC Việt Nam là công ty liên doanh giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với 02 tổ chức tài chính, tín dụng của Nhật Bản với vốn điều lệ khi mới thành lập là 10 triệu USD, thành lập ngày 26/7/1997 theo Giấy phép số 03/GP-CTCTTC đến tháng 03/2001 thì sáp nhập vào Cơng ty CTTC- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Ngày 15/01/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Quyết định số 81/QĐ-NHNN cho phép Cơng ty TNHH một thành viên CTTC NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam chuyển đổi loại hình cơng ty từ Cơng ty CTTC trực thuộc tổ chức tín dụng (VCB LEACO) thành Cơng ty TNHH một thành viên CTTC NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCLB), vốn điều lệ hiện tại là 200 tỉ đồng.

6. Công ty CTTC I – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập vào ngày 27/08/1998 theo Giấy phép số 06/GP- CTCTTC của NHNN Việt Nam, có vốn điều lệ khi mới thành lập là 65 tỉ đồng sau tăng lên 200 tỉ đồng.

7. Công ty CTTC II – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam, có vốn điều lệ khi mới thành lập là 55 tỉ đồng sau tăng lên 350 tỉ đồng, thành lập vào ngày 27/08/1998 theo Giấy phép số 07/GP-CTCTTC của NHNN Việt Nam.

8. Công ty CTTC I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có vốn điều lệ khi mới thành lập là 55 tỉ đồng tăng lên 200 tỉ đồng, thành lập theo Quyết định số 305/1998/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN ký ngày 04/09/1998 và hoạt động theo Giấp phép số 08/GP-CTCTTC của NHNN Việt Nam.

9. Công ty CTTC II – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là công ty trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có vốn điều lệ

là 150 tỉ đồng , thành lập vào ngày 17/12/2004 theo Giấp phép số 11/GP- CTCTTC của NHNN Việt Nam.

Ngày 29/7/2011, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định chấp thuận việc sáp nhập Công ty CTTC II – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vào Công ty CTTC – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đổi tên Công ty CTTC I thành Công ty CTTC trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tên Tiếng anh viết tắt là BLC với số vốn điều lệ là 447,8 tỉ đồng do BIDV sở hữu 100%.

10. Công ty CTTC – Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín, thành lập vào ngày 12/04/2006 theo Giấy phép số 04/GP-NHNN của NHNN Việt Nam. Ngày 10/07/2006, Công ty CTTC- Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (SacomBank-SBL) đã chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng và đến 17/12/2009 đã tăng lên 300 tỷ đồng.

11. Công ty CTTC – Ngân hàng Á Châu, có vốn điều lệ 100 tỉ đồng, thành lập vào ngày 22/05/2007 theo Giấy phép số 06/GP-NHNN của NHNN Việt Nam. Ngày 09/06/2010, NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1388/QĐ-NHNN chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên CTTC Ngân hàng Á Châu từ 100 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng.

12. Cơng ty TNHH cho th tài chính Quốc tế Chailease của Cơng ty tài chính Chailease (Đài Loan), có vốn điều lệ 10 triệu USD, thành lập vào ngày 09/10/2006, Giấy phép số 09/GP-NHNN của NHNN Việt Nam.

13. Công ty CTTC Công nghiệp tàu thủy (VINASHIN Finance Leasing Company Limited) được thành lập theo Giấy phép số 79/GP-NHNN ngày 19/03/2008 của NHNN Việt Nam, vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng Việt Nam và hiện tại là 200 tỷ đồng.

Cơ bản những quy định của pháp luật về việc thành lập, tổ chức hoạt động của các công ty CTTC đáp ứng được nhu cầu thành lập, hoạt động

của các công ty tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng bộc lộ một số bất cập gây khó khăn cho các tổ chức muốn thành lập công ty CTTC tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

* Về điều kiện “có nhu cầu hoạt động cho th tài chính trên địa bàn

hoạt động”: Pháp luật quy định đây là điều kiện bắt buộc nhưng thực tế các cơ

quan có thẩm quyền khơng kiểm tra hoặc khó kiểm tra. Bởi vì, về mặt lý thuyết, Việt Nam là một nước phát triển, máy móc thiết bị cịn có phần lậc hậu và đang đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nhu cầu CTTC là tất yếu. Việc lựa chọn địa bàn kinh doanh, thay đổi địa bàn hoạt động là quyền của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về DN. Nhà đầu tư khi thành lập các cơng ty CTTC hầu như chỉ có bản thuyết trình mà khơng chứng minh được nhu cầu thực tiễn cụ thể ra sao. Do đó, để phù hợp với Luật Các TCTD năm 2010, điều kiện về “ nhu cầu hoạt động” không nên quy định trong pháp luật như là một điều kiện bắt buộc phải chứng minh khi thành lập các cơng ty CTTC.

* Về điều kiện phải có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ

tại thời điểm xin thành lập công ty CTTC: Đến năm 2010, các công ty CTTC

tại Việt Nam đều thỏa mãn quy định về vốn pháp định nhưng nguồn vốn chủ yếu là do các ngân hàng mẹ, chủ sở hữu. Việc huy động đủ nguồn vốn như vậy là rất khó khăn cho các cơng ty CTTC. Có thể nói, việc điều chỉnh quy định tăng mức vốn pháp định là cần thiết để nâng cao tiềm lực, khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhưng việc đáp ứng đủ mức vốn đó khơng phải là điều dễ dàng đối với nhà đầu tư khi thành lập công ty CTTC. Trong số các công ty CTTC đang hoạt động tại Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên CTTC Ngân hàng Á Châu là DN tăng đủ vốn đủ mức như quy định hiện nay là chậm nhất, tăng từ 100 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng từ ngày 09/06/2010 theo Quyết định số 1388/QĐ-NHNN của NHNN.

*Điều kiện về tiêu chí thành viên sáng lập là tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính; người quản trị, điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chun mơn phù hợp với loại hình TCTD. Đây là điều kiện

cịn khác biệt trong các quy định của các văn bản pháp luật, gây khó khăn trong việc thành lập các công ty CTTC.

- Luật Các TCTD năm 2010 và các văn bản pháp luật về thành lập Công ty CTTC quy định “ người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự” là đối tượng khơng được thành lập, quản lý cơng ty CTTC. Bên cạnh đó, Luật Các TCTD năm 2010 còn quy định “người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng

trở lên” không được quản lý cơng ty CTTC. Quy định đó vừa khơng thể hiện

nghiêm túc tinh thần cải cách tư pháp hiện nay vừa chưa đảm bảo tốt quyền của công dân trong tự do kinh doanh được quy định trong Luật DN 2005. So với Luật DN 1999, Luật DN 2005 đã thu hẹp đối tượng bị cấm thành lập và quản lý DN, “người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, “người đã bị kết

án về tội phạm nghiêm trọng trở lên” không thuộc đối tượng bị hạn chế quyền

thành lập DN. Vấn đề này, Luật Các TCTD năm 2010 cần được xem xét, sửa đổi.

- Số lượng cổ đông, thành viên tham gia thành lập công ty CTTC và mức vốn sở hữu:

+ Theo Quyết định số 40/2007/QĐ-NHNN, công ty CTTC cổ phần phải có ít nhất 50 cổ đơng nhưng Luật Các TCTD 2010 quy định phải có tối thiểu

100 cổ đơng; cổ đông là các cá nhân được sở hữu cổ phần với mức tối đa là 10% vối điều lệ; cổ đông là tổ chức được sở hữu đến mức tối đa là 20% vốn điều lệ. Nhưng, Luật các TCTD năm 2010 quy định mức sở hữu tối đa: 5% vốn điều lệ đối với một cổ đông là cá nhân, 15% vốn điều lệ đối với một cổ đông là tổ chức.

Quy định trên tạo ra chồng chéo, khó khăn trong việc thành lập mới các công ty CTTC cổ phần. Nhà đầu tư khơng dễ dàng tìm kiếm đủ 100 cổ đơng, trong đó ít nhất 03 cổ đơng là pháp nhân để thành lập cơng ty CTTC cổ phần. Tính đến thời điểm năm 2010, cả nước vẫn chỉ dừng lại ở con số 13 cơng ty CTTC mà khơng có cơng ty CTTC nào tồn tại dưới hình thức cơng ty cổ phần. Quy định về công ty CTTC cổ phần chỉ áp dụng cho cá nhân, tổ chức Việt Nam, khơng áp dụng cho nhà đầu tư nước ngồi vì nhà đầu tư nước ngồi khi thành lập các công ty CTTC chỉ được thực hiện ở loại hình TNHH, gây khó khăn cho các cơng ty CTTC trong việc huy động vốn, tham gia thị trường chứng khoán, thu hút vốn đầu tư,…Nền kinh tế thị trường địi hỏi các cơng ty cổ phần với ưu thế về nguồn vốn nhưng với quy định nêu trên thì nước ta sẽ có rất ít cơn gty CTTC cổ phần được thành lập, nhất là khi không cho phép nhà đầu tư nước ngồi thành lập các cơng ty CTTC mà nhà đầu tư trong nước còn hạn chế về nguồn vốn, kinh nghiệm,…Luật Các TCTD năm 2010 đã mở rộng việc thành lập các TCTD cổ phần vốn của nhà đầu tư nước ngồi. Do vậy, quy định về cổ đơng trong cơng ty CTTC cổ phần cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

* Về quy định số lượng và tỉ lệ góp vốn trong việc thành lập các cơng ty CTTC TNHH cịn có sự bất cập. Theo quy định Điều 70 – Luật Các TCTD năm 2010, TCTD là Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên thì thành viên phải là pháp nhân, có số lượng khơng q 05 (năm), “tỉ lệ sở hữu tối đa của một

thành viên và người liên quan không được vượt quá 50% vốn điều lệ của TCTD”[66]. Nhưng Điều 29 – Luật Các TCTD năm 2010 về giới hạn góp

vốn, mua cổ phần của các NHTM, cơng ty con, công ty liên kết của NHTM lại khống chế ở mức tối đa 11% vốn điều lệ của DN nhận góp vốn. Giới hạn mức góp vốn này cũng được quy định tại Điều 16 – Thông tư số 13/2010/TT-

NHNN và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN. Với tỉ lệ sở hữu và giới hạn góp vốn như vậy, loại hình cơng ty CTTC TNHH hai thành viên rất ít được thành lập trong thực tiễn và sẽ không thể thành lập theo quy định của Luật các TCTD năm 2010. Do đó, Nhà nước cần phải điều chỉnh quy định về tỷ lệ trên. * Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty CTTC có thể tồn tại dưới hình thức là cơng ty CTTC TNHH có một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên. Cho đến thời điểm hiện tại, NHNN Việt Nam vẫn chưa ban hành các văn bản pháp luật để hướng dẫn cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động đối với loại hình này.

* Về điều kiện có phương án kinh doanh khả thi: Tất cả các công ty CTTC khi thành lập đều có đề án hoạt động và đề án hoạt động đó được đánh giá là khả thi nhưng việc kiểm tra trên thực tế xem hoạt động này khả thi hay khơng thì rất khó. Hiện nay, hầu hết các cơng ty CTTC đang gặp khó khăn sau một thời gian hoạt động, khoản dư nợ CTTC không ngừng tăng lên. Vậy phương án kinh doanh khi thành lập và trong q trình hoạt động ln có sự khác biệt, khơng phải lúc nào cũng “kinh doanh khả thi”.

Về việc thành lập các cơng ty CTTC liên doanh hoặc 100% vốn nước ngồi: Theo quy định tại Điều 8 – Nghị định số 16/2001/NĐ-CP, Nghị định

95/2008/NĐ-CP, bên nước ngồi thành lập các Cơng ty CTTC 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh phải đảm bảo các điều kiện trên và 02 điều kiện khác:

a) Được tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước nguyên xứ cho phép hoạt động cho thuê tài chính Việt Nam.

b) Có tổng tài sản trên 10 tỷ đồng đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn, trừ trường hợp Hiệp định đầu tư song phương

Nhưng Luật Các TCTD năm 2010 đã quy định thêm nhiều điều kiện tại Điều 20 như: Cơng ty CTTC nước ngồi được phép thực hiện hoạt động theo quy định của pháp luật của nước nơi công ty CTTC nước ngồi đặt trụ sở chính; phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an tồn theo quy định của NHNN; cam kết hỗ trợ tài chính, cơng nghệ, quản trị, điều hành, bảo đảm duy trì giá trị thực vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an tồn của Luật Các TCTD; cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với NHNN về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thơng tin giám sát an tồn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế. Vậy thì nhà đầu tư nước ngồi phải thực hiện quy định nào ?

Tuy nhiên trong thực tế áp dụng các quy định trên, phát sinh một số bất cập như sau:

- Quy định về hồ sơ thành lập công ty CTTC cổ phần: Quyết định số 40/2007/QĐ-NHNN của NHNN yêu cầu phải lập hồ sơ xin chấp thuận nguyên tắc cấp Giấy phép và Hồ sơ cấp Giấy phép. Nhưng theo quy định tại Điều 22 – Luật Các TCTD năm 2010, thời hạn cấp giấy phép cho các TCTD là 180 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và bước chấp thuận nguyên tắc hố sơ cấp giấy phép không được quy định trong Luật Các TCTD năm 2010.

- Yêu cầu những loại giấy tờ trong Hồ sơ xin phép thành lập cơng ty CTTC vẫn chưa có thống nhất trong các văn bản pháp luật, tạo ra những rào

Một phần của tài liệu LVTS-2014 - Pháp Luật Về Hoạt Động Tín Dụng Của Công Ty Cho Thuê Tài Chính Ở Việt Nam (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w