Quy định cơ chế đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường Trong Hoạt Động Đầu Tư Ở Việt Nam (Trang 100 - 101)

trình đánh giá tác động môi trƣờng

Hiện nay, tại Điều 14 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP đã quy định cụ thể hơn về lấy ý kiến của cộng đồng là lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chung chung, không quy định rõ đại diện cộng đồng dân cư là ai nên mặc dù quy định cụ thể hơn nhưng vẫn luẩn quẩn “lấy ý kiến của cộng đồng dân cư”“lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư”

nhưng ai là đại diện của cộng đồng dân cư thì lại không có quy định. Chúng ta có thể thấy “A là B” nhưng “B không biết là gì?”. Điều này dễ dẫn tới việc

áp dụng tùy tiện trong thực tiễn. Ở những nước phát triển như Đức trong Bộ luật ĐTM quy định cần phải tổ chức một phiên điều trần giữa cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và người dân. Tất cả mọi người dân trong vùng ảnh hưởng của dự án đều được tạo điều kiện để tham gia phiên điều trần này. Trong khi đó ở nước ta, mặc dù việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cư được quy định ngay từ trong Luật BVMT năm 2005 nhưng đến nay quy định này vẫn chưa được cụ thể hóa. Vì thế các chủ đầu tư thường xem nhẹ việc này khi thực hiện việc lập báo cáo ĐTM.

Như vậy, chúng ta cần phải có cơ chế đảm bảo sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình lập, thẩm định và giám sát thực hiện các báo cáo ĐTM. Trong đó, quy định đối tượng cần phải lấy ý kiến, thời gian lấy ý kiến và đặc biệt cần phải có diễn đàn tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia. Ngoài ra, cũng quy định chủ dự án phải cung cấp những thông tin xác thực để cộng đồng biết về dự án và tham gia ý kiến vào việc lập, thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường Trong Hoạt Động Đầu Tư Ở Việt Nam (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w