lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng
Hiện nay, báo cáo ĐTM được phê duyệt rất nhiều nhưng cũng có rất nhiều báo cáo ĐTM làm rất sơ sài nhưng vẫn được thông qua. Sở dĩ có tình trạng này là chúng ta chưa có văn bản nào quy định về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức tham gia lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM. Vì vậy, để hạn chế tình trạng trên chúng ta nên làm rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM đảm bảo trong trường hợp các dự án được phê duyệt làm tổn hại đến môi trường xuất phát từ chất lượng của báo cáo ĐTM thì sẽ có chủ thể phải chịu trách nhiệm về hậu quả này. Cụ thể là trong trường hợp báo cáo ĐTM được lập với chất lượng không cao, không đánh giá đầy đủ các tác động môi trường cũng như thiếu những
giải pháp cần thiết để đảm bảo hạn chế tác động tiêu cực của dự án đến môi trường mà vẫn được phê duyệt thì sẽ xác định trách nhiệm của người phê duyệt, người thẩm định và chủ dự án. Bên cạnh đó, cần quy định trách nhiệm cho Sở TN&MT giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM trong khi triển khai Dự án [28].
3.3.4. Cho phép doanh nghiệp đƣợc quyền lựa chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng
Ở các nước trên thế giới như Trung Quốc, Đức, Mỹ… thường cho phép chủ đầu tư tự đứng ra thuê một tổ chức dịch vụ thẩm định làm công tác thẩm định báo cáo ĐTM và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chỉ thực hiện nhiệm vụ thẩm tra kết quả thẩm định. Ở Việt Nam mặc dù, không quy định rõ ràng, cụ thể nhưng có thể thấy Tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp khi đủ năng lực theo yêu cầu của Quyết định số 19/2007/QĐ- Bộ TN&MT về việc ban hành Quy định về điều kiện và hoạt động của dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM [19]. Tuy nhiên, với quy định “cơ quan có thẩm quyền thẩm định quyết định việc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM” theo quy định tại Điều 21 khoản 7 Luật BVMT, Điều 19 khoản 3 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011, Quyết định số 19/2007/QĐ-Bộ TN&MT đã tạo ra “cơ chế xin - cho”, mặc dù Quyết định này đã quy định về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM.
Như vậy, hoạt động của “Tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM” hoàn toàn phụ thuộc vào việc “quyết định tuyển chọn” của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM. Quy định này không chỉ cản trở quyền tự quyết của chủ dự án có nghĩa vụ đánh giá ĐTM mà còn cản trở quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó, văn bản này cũng
nêu trình tự thẩm định báo cáo ĐTM bằng hình thức Tổ chức dịch vụ thẩm định phức tạp. Mọi giao dịch về giấy tờ, thủ tục... giữa chủ dự án và Tổ chức dịch vụ thẩm định đều phải thông qua cơ quan có thẩm quyền thẩm định [19].
Để vừa đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, vừa tránh sự nhũng nhiễu của cơ quan nhà nước, chúng ta nên nghiên cứu sửa đổi các quy định này theo hướng xã hội hoá hoạt động thẩm định giống như một số nước tiên tiến trên thế giới, cụ thể như sau:
Một là, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đưa ra các quy định về điều kiện, năng lực của tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, cần căn cứ vào tình hình thực tế để đưa ra mức phí thẩm định phù hợp.
Hai là, cho phép chủ dự án tự lựa chọn Tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM và ký hợp đồng dịch vụ thẩm định với tổ chức này. Tổ chức dịch vụ này sẽ tiến hành thẩm định báo cáo ĐTM. Trong trường chất lượng báo cáo bảo đảm thì đưa ra kết luận, trong trường hợp chưa bảo đảm thì yêu cầu chủ dự án bổ sung, sửa chữa và tiếp tục thẩm định lại sau khi chủ dự án đã sửa chữa, bổ sung. Sau khi thẩm định xong, báo cáo ĐTM và kết luận của Tổ chức dịch vụ thẩm định được nộp cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
Ba là, sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ về báo cáo ĐTM, cơ quan quản lý nhà nước về ĐTM sẽ thẩm tra kết luận của Tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM. Trong trường hợp kết luận của Tổ chức thẩm định đúng với thực tế thì sẽ tiến hành trình phê duyệt báo cáo ĐTM. Trong trường hợp kết luận của Tổ chức dịch vụ thẩm định không đúng, không phù hợp với thực tế thì sẽ trả lại hồ sơ và yêu cầu chủ dự án lập lại báo cáo ĐTM.
Nếu quy định như trên sẽ giảm tải được lượng lớn công việc của cơ quan nhà nước thẩm định ĐTM. Đồng thời, tạo ra sự tự chủ của doanh nghiệp nhưng vẫn gắn được trách nhiệm của tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM.
Ngoài ra các kiến nghị trên, cơ quan quản lý về môi trường cũng nên rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật về ĐTM, tìm ra những điểm chồng chéo, bất cập, thiếu khả thi để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp ví dụ như nên bỏ việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và quy định cụ thể hơn về đánh giá chất lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải trong báo cáo ĐTM...
Tóm lại, trong điều kiện hiện nay để nâng cao hiệu quả của công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM chúng ta cần sử dụng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định. Để thực hiện tốt điều này, chúng ta cần ban hành mới, sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật hiện hành về ĐTM cho phù hợp với tình hình mới và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Thực hiện tốt điều này chúng ta sẽ có một hệ thống pháp luật ĐTM thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh góp phần to lớn cho công tác BVMT hiện nay.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Với thời gian xuất hiện ở Việt Nam không phải là ngắn (hơn 17 năm), các quy định về ĐTM trong hoạt động đầu tư đã từng bước được bổ sung cụ thể và hoàn thiện hơn. Điều này đã thể hiện những cố gắng và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện ĐTM và coi ĐTM là một trong những công cụ hữu hiệu để BVMT. Từ công tác hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư đến việc phát triển đội ngũ và năng lực thực hiện ĐTM đã có những bước tiến vượt bậc và đạt được những thành tựu không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật về ĐTM trong thời gian vừa qua còn rất đáng lo ngại. Tình trạng vi phạm pháp luật về ĐTM diễn ra khá phổ biến dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Sở dĩ có tình trạng này cũng một phần xuất phát từ nguyên nhân trong
nội tại các quy định của pháp luật hiện hành về ĐTM vẫn còn nhiều lỗ hổng và bất cập, chưa ràng buộc được trách nhiệm pháp lý và yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chủ đầu tư, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cá nhân và tổ chức tư vấn lập, thẩm định ĐTM. Để khắc phục được hạn chế này trong phạm vi Chương 3, tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị. Tuy nhiên, với chừng đó kiến nghị là không đủ để hoàn thiện cả hệ thống pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư mà chỉ phần nào gợi mở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu và rà soát nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Từ thập kỷ cuối của thế kỷ XX đến nay, môi trường sống đã trở thành mối quan tâm hàng đầu và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Do vậy, con người cần có trách nhiệm trong việc tìm cách khắc phục và ngăn chặn hậu quả, nếu không thảm họa sẽ không chỉ là môi trường tự nhiên bị tàn phá, mà hơn thế, còn xóa sạch những gì mà loài người đã dày công xây dựng trong hàng chục nghìn năm qua, kể cả sự sống của con người trên trái đất. Để giải quyết triệt để vấn đề này, cần phải có sự hợp lực của tất cả các dân tộc, các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Hơn nữa, ở nước ta hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra phổ biến, tài nguyên dần bị suy kiệt. Vì thế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng đang nỗ lực để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Để BVMT, chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp, công cụ khác nhau trong đó có việc quy định các tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động đầu tư phải lập báo cáo ĐTM cùng thời điểm với báo cáo khả thi của dự án đầu tư. Tuy nhiên, các chủ dự án hiện vẫn coi việc lập báo cáo ĐTM là một gánh nặng và chỉ coi nó như một thủ tục hành chính cần phải có để được phê duyệt dự án đầu tư. Bởi vậy, tình trạng vi phạm pháp luật về ĐTM diễn ra khá phổ biến với những hình thức và quy mô khác nhau.
Hiện nay, trong bối cảnh các hoạt động đầu tư, sản xuất nở rộ trên toàn quốc, đội ngũ chuyên gia tư vấn, các tổ chức dịch vụ tư vấn ĐTM trong và ngoài nước đều dễ dàng tiếp cận, vì thế đội ngũ làm công tác này tăng lên nhanh chóng. Đây là một tín hiệu đáng mừng, là tiền đề, là cơ sở để chúng ta tiến hành xã hội hóa công tác thẩm định báo cáo ĐTM trong những năm tới. Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với việc tăng số lượng chuyên gia là vấn đề chất lượng các báo cáo ĐTM ngày càng kém chất lượng, nhiều báo cáo ĐTM chỉ
làm “cho có” để được thông qua, nhiều báo cáo sao chép của các dự án khác hoặc báo cáo quá sơ sài…
Sở dĩ có tình trạng trên là do hệ thống pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, chồng chéo, nhiều quy định mâu thuẫn nhau, thiếu tính khả thi đã gây cản trở không nhỏ đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và công tác BVMT của đất nước. Bởi vậy, phải có những công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện và đánh giá mọi khía cạnh của các văn bản hiện hành về ĐTM trong hoạt động đầu tư. Luận văn này cũng không nằm ngoài mục đích đó. Với những cố gắng của Đảng và Nhà nước, sự góp sức của các nhà khoa học, sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc trong cuộc chiến mới “cuộc chiến bảo vệ môi trường”, hy vọng rằng trong tương lai không xa chúng ta sẽ được sống trong môi trường trong lành và sạch đẹp. Để làm được điều này chúng ta phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, công cụ trong đó quan trọng nhất là thắt chặt công tác BVMT nga y từ khi phê duyệt dự án đầu tư tức là phải chú trọng đến công tác ĐTM với mục đích “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Trong phần nội dung của Luận văn, tác giả đã đưa ra được những lý luận cơ bản về ĐTM trong hoạt động đầu tư, tác giả cũng phân tích, đánh giá được thực trạng pháp luật về ĐTM ở Việt Nam, tình hình công tác quản lý nhà nước về ĐTM, thực tiễn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTM. Đồng thời, tác giả cũng phân tích đánh giá những thành tựu và hạn chế của các văn bản này, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam.
Luận văn này được hoàn thành với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, dưới sự hướng dẫn tận tình và có hiệu quả của thầy Vũ Quang. Tôi hy vọng rằng Luận văn này không chỉ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư mà còn là tài liệu hữu ích cho các học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc chuyên ngành.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Thanh Bình (2010), “Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: Tránh làm hình thức”, Báo Hải Phòng ngày 23/6/2010.
2. Bộ TN&MT (2009), Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2009: Môi trường khu công nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
3. Bộ TN&MT (2011), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010, tr. 159- 170, Hà Nội.
4. Bộ TN&MT (2011), Kết luận Thanh tra số 1354 ngày 26/4/2011 về chấp hành pháp luật đất đai, môi trường và tài nguyên nước đối với các dự án có sân gôn tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
5. Bộ TN&MT (2011), Kết luận Thanh tra số 850 ngày 01/3/2011 về Thanh tra đất đai, môi trường và tài nguyên nước đối với các dự án có sân gôn tại tỉnh Lâm Đồng, Hà Nội.
6. Lê Thạc Cán và tập thể tác giả (1994), Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
7. Nam Cường (2011), “Thủy điện vừa và nhỏ: Băm nát rừng miền Trung”,
Báo Tiền Phong ngày 29/8/2011.
8. Mai Thanh Dung (2010), “Công tác đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và cam kết bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ III – 2010, tr. 478-486, Hà Nội.
9. Nguyễn Việt Dũng (2010), “Một số nhận xét về tổ chức, bộ máy quản lý môi trường hiện nay”, Kỷ yếu Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ III - 2010, tr. 478 – 497, Hà Nội.
10. Sở TN&MT Thành phố Hà Nội (2010), “Báo cáo thực trạng tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về môi trường của thành phố Hà Nội”, Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ III, Hà Nội.
11. Vũ Hân (2011), “Dự án thủy điện Đồng Nai: Phát triển kinh tế phải bảo vệ môi trường”, Báo Công an nhân dân ngày 01/10/2011.
12. Trần Quang Hồng, Trương Hồng Quang (2011), “Hoàn thiện pháp luật Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Luật học số tháng 6/2011, Hà Nội.
13. Lê Minh Kỳ (2010), “Bảo vệ môi trường trong xu thế hội nhập – Doanh nghiệp “xanh” chiếm ưu thế”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường Kỳ 2 – Tháng 4/2010, tr. 30-32.
14. Sở TN&MTLâm Đồng (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng năm 2010, Lâm Đồng.
15. Trần Thế Loãn, Nguyễn Đức Hưng (2010), “Hoàn thiện Hệ thống tiêu chuẩn – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường”, Báo cáo tại phiên họp toàn thể Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ III, Hà Nội;
16. Sở TN&MT Nam Định (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định năm 2010, Nam Định.
17. Khắc Nguyên (2010), “Vi phạm pháp luật môi trường diễn biến phức tạp và không ngừng gia tăng”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 2 - tháng 3/2010, tr. 28-29.
18. Tạ Nguyên (2011), “Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Đe dọa nguồn nước sông Đồng Nai”, Báo Đồng Nai ngày 26/10/2011.
19. Nguyễn Văn Phương, Dương Quang Long, Phạm Văn Lợi (2011), Dự