MÔ HÌNH ĐO LƢỜNG HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tobins q trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 37)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1. MÔ HÌNH ĐO LƢỜNG HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

2.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về mô hình đo lƣờng chính sách tiền tệ

Mô hình kinh tế lƣợng vĩ mô là một tập hợp các phƣơng trình hành vi, hoặc cũng có thể là các mối quan hệ mang tính thể chế và mang tính định nghĩa đại diện cho các hành vi chính của những tác nhân kinh tế và hoạt động của nền kinh tế. Các phƣơng trình, hay là những mối quan hệ này, có thể đƣợc xác nhận bằng thực nghiệm để biết đƣợc chính xác cấu trúc của một nền kinh tế vĩ mô, sau đó đƣợc sử dụng để mô phỏng tác động của những sự thay đổi chính sách.

Đó cũng chính là cách thức xây dựng và sử dụng các mô hình kinh tế lƣợng vĩ mô để phân tích và đo lƣờng hiệu quả chính sách kinh tế nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng.

Việc nghiên cứu, xây dựng và sử dụng các mô hình kinh tế lƣợng để phân tích và dự báo kinh tế đã có lịch sử phát triển đầy biến động trong hơn nửa thế kỷ đã qua.

Ngƣời đi tiên phong trong lĩnh vực mô hình kinh tế lƣợng vĩ mô là Jan Tinbergen, ngƣời đã xây dựng một mô hình kinh tế lƣợng cho Hà Lan với mục đích hỗ trợ Cục Kế hoạch Trung ƣơng Hà Lan (DCPB) trong việc thiết lập các chính sách kinh tế cho phù hợp từ. Tinbergen cũng đồng thời tiến một bƣớc quan trọng với nghiên cứu về việc phân tích chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế Hoa Kỳ vào năm 1939.

Các mô hình kinh tế lƣợng chỉ đƣợc nghiên cứu và phát triển một cách thực sự nghiêm túc khi cha đẻ của kinh tế lƣợng, Jacob Marschak, tổ chức một nhóm nghiên cứu đặc biệt tại Ủy ban Cowles, một ủy ban nghiên cứu mối

liên hệ giữa các lý thuyết kinh tế với toán học và thống kê học, do doanh nhân Alfred Cowles sáng lập.

Những bộ óc kinh tế và toán học trứ danh thời bấy giờ nhƣ Tjalling Koopmans, Kenneth Arrow, Trygve Haavelmo, T.W. Anderson, Lawrence Klein, G. Debreu, Leonid Hurwitz, Harry Markowitz và Franco Modigliani đều đƣợc Marschak mời vào nhóm nghiên cứu. Kể từ đó, lĩnh vực nghiên cứu về mô hình kinh tế lƣợng đã có những thay đổi lớn lao.

Các nhà kinh tế học trong nhóm này đã xác định ba giai đoạn cần thiết để thực hiện các thủ tục của mô hình kinh tế lƣợng, giai đoạn thứ nhất là lựa chọn lý thuyết kinh tế hay đặc điểm kỹ thuật của mô hình, giai đoạn thứ hai là suy luận thống kê và giai đoạn thứ ba là thực hiện mô hình.

Lawrence Klein đã cố gắng xây dựng một mô hình kinh tế lƣợng cho nền kinh tế Hoa Kỳ vào giữa thập kỷ 40 của thế kỷ trƣớc. Sau đó, nhiều mô hình kinh tế lƣợng khác đã đƣợc xây dựng cho các quốc gia đang phát triển nhƣ mô hình Klein-Goldberger, mô hình Wharton, mô hình DRI, mô hình Candide, mô hình Brooking…

Vai trò và tầm quan trọng của lý thuyết kinh tế trong việc thực hiện các mô hình kinh tế lƣợng đã khiến cho sự phát triển của các mô hình kinh tế lƣợng có mối quan hệ rất chặt chẽ với sự phát triển của lý thuyết kinh tế vĩ mô.

Sự xuất hiện và thắng thế của tƣ tƣởng kinh tế học theo trƣờng phái Keynes không chỉ mở ra một giai đoạn phát triển mới cho lĩnh vực lý thuyết kinh tế mà còn có đóng góp quan trọng cho lĩnh vực nghiên cứu thực nghiệm các mô hình kinh tế lƣợng. Rất nhiều mô hình kinh tế lƣợng thực nghiệm đƣợc xây dựng dựa trên lý thuyết của Keynes, với quy mô ngày càng lớn hơn.

Mô hình Klein-Goldberger là một mô hình có kích thƣớc trung bình, bao gồm 15 phƣơng trình cấu trúc và 5 giả định trong phiên bản đầu tiên. Mục

tiêu của mô hình này là để đƣa ra dự đoán về các hoạt động kinh tế, đồng thời mô phỏng tác động của các biện pháp chính sách khác nhau lên nền kinh tế vĩ mô. Klein khẳng định rằng mô hình này đƣợc xây dựng dựa theo mô hình ISLM của lý thuyết Keynes, nhƣng rõ ràng là nó đã đƣợc biến đổi khá nhiều.

Biến đổi quan trọng nhất có lẽ là các nhân tố tĩnh trong mô hình gốc đã đƣợc thay thế bằng một khung lý thuyết động, tích lũy tƣ bản và tiến bộ kỹ thuật đã đƣợc đƣa vào mô hình. Giá cả và tiền lƣơng cũng đƣợc điều chỉnh đôi chút, mặc dù không nhiều lắm. Và những điều chỉnh này đến từ quan sát thực tế chứ không phải là do những cân nhắc về mặt lý thuyết.

Bƣớc đệm quan trọng tiếp theo chính là mô hình Brooking, xuất hiện vào giữa những năm 60 của thế kỷ trƣớc. Kích thƣớc của mô hình này lên tới gần 400 phƣơng trình. Vào thời điểm mà ngƣời ta cho rằng những mô hình càng phức tạp càng tốt thì mô hình này giành đƣợc thế thƣợng phong một cách hiển nhiên so với mô hình Klein-Goldberger và những mô hình tƣơng tự.

Bƣớc tiến này dĩ nhiên sẽ không thể xảy ra đƣợc nếu nhƣ không nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp máy tính hỗ trợ. Với một sự nhất trí cao độ, những mô hình này giành vị trí thống trị trong việc phân tích và dự báo kinh tế, bất chấp sự thoái trào dần dần của lý thuyết kinh tế vĩ mô của trƣờng phái Keynes.

Sở dĩ mô hình ISLM có thể thành công đến nhƣ vậy là nhờ nó có thể mô hình hóa sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến số kinh tế một cách đơn giản và trực quan, đồng thời mô hình này cũng có độ linh hoạt đủ lớn để tăng mức độ đa dạng của các thông số kỹ thuật và mở rộng đƣợc cho các tác động chính sách.

Nhƣng mô hình ISLM cũng có những thiếu sót quan trọng. Đó là về việc xác định khái niệm, tính tĩnh của mô hình, việc bỏ quên sự quan trọng

mà lý thuyết Keynes đã đề ra, đó là giải thích tình trạng thất nghiệp không tự nguyện.

Sau hơn hai thập kỷ thống trị trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô, đến đầu những năm 70, với sự ra đời của kinh tế vĩ mô theo trƣờng phái cổ điển mới, sự thống trị ấy của trƣờng phái Keynes bắt đầu bị thách thức và dần dần bị phá vỡ.

Lý thuyết về đƣờng cong Phillips, vốn là một phần quan trọng trong lý thuyết cơ sở của trƣờng phái Keynes bị công kích mạnh mẽ, trong đó hai nhà kinh tế Milton Friedman và Edmund Phelps là tâm điểm. Về sau, hai ngƣời đều đƣợc vinh danh với giải thƣởng Nobel Kinh tế danh giá.

Friedman đã công kích vào hai nguyên lý chính sách tập trung của Keynes. Nguyên lý thứ nhất là quan điểm của Keynes cho rằng chính phủ nên tạo áp lực để bắt ngân hàng trung ƣơng giữ mức lãi suất càng thấp càng tốt, nhƣng theo Friedman thì một chính sách nhƣ vậy không thể đƣợc duy trì trong thời gian dài.

Quan điểm thứ hai của Keynes bị Friedman phản bác là việc ông cho rằng luôn có một sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, nên chính phủ có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp một cách bền vững bằng cách in thêm tiền. Friedman sẵn sàng thừa nhận rằng cung tiền có tác dụng thực tế trong ngắn hạn, nhƣng ông cũng khẳng định rằng điều đó không thể giải thích đƣợc cho việc đƣa ra chính sách in tiền, vì những hiệu ứng mà Keynes đề cập chỉ xảy ra trong thực tế khi mà những thay đổi trong cung tiền là hoàn toàn ngoài dự kiến, hay không thể lƣờng trƣớc.

Friedman giả định rằng nhận thức của doanh nghiệp và ngƣời lao động có những sai biệt nhất định. Khi kỳ vọng của doanh nghiệp là đúng và kỳ vọng của ngƣời lao động sai thì sẽ có một sự dịch chuyển dọc theo đƣờng cong Phillips.

Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Trong giai đoạn tiếp theo, ngƣời lao động sẽ nhận ra sai lầm của mình và sẽ tích hợp cả mức tăng giá vào trong kỳ vọng của họ. Điều này khiến cho toàn bộ đƣờng cong Phillips sẽ bị dịch chuyển sang phải. Để đảm bảo tỷ lệ thất nghiệp không tăng lên, thì cung tiền phải tăng lên mới tốc độ lớn hơn để lừa ngƣời lao động một lần nữa.

Nếu cứ tiếp tục nhƣ vậy thì lạm phát sẽ chuyển thành siêu lạm phát và trở thành một mối đe dọa thực sự cho hoạt động của hệ thống tiền tệ, buộc các cơ quan tiền tệ phải từ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ. Bởi vậy, theo Friedman, việc quản lý cung tiền không phải là một nhiệm vụ nên phó mặc cho các bộ phận chức năng của ngân hàng trung ƣơng, mà phải đƣợc quản lý chặt chẽ theo các quy định về tiền tệ.

Tuy nhiên, học thuyết của Friedman chủ yếu công kích trƣờng phái Keynes trong vấn đề chính sách, chƣa thể coi là một cuộc tấn công trực diện vào lý thuyết Keynes đƣợc. Chỉ đến khi Lucas và trƣờng phái kinh tế vĩ mô cổ điển mới xuất hiện thì lý thuyết Keynes mới bị công kích một cách vô cùng mạnh mẽ.

Lucas cho rằng, việc bắt đầu nghiên cứu kinh tế vĩ mô theo quan điểm của Keynes là sai lầm, đáng lẽ ra nên thực hiện một mô hình động thì Keynes lại chọn con đƣờng dễ dàng hơn là chứng tỏ sự tồn tại của tình trạng thất nghiệp theo một khung lý thuyết tĩnh.

Bên cạnh đó, Lucas còn chỉ trích về việc Keynes đã loại bỏ cấu trúc “cân bằng kỷ luật”, thứ Lucas cho là một tiền đề cơ bản mà các nhà kinh tế buộc phải tuân thủ khi xây dựng lý thuyết. Bên cạnh đó, Lucas cũng giữ một lập trƣờng cứng rắn về những tranh cãi xung quanh đƣờng cong Phillips của Keynes. Ông đã trình bày những lập luận mang tính nền tảng vững chắc, ủng

“Phê phán của Lucas” nổi tiếng chính là đòn công kích mạnh nhất và có ảnh hƣởng sâu sắc nhất đến lý thuyết của Keynes. Ông phân tích rằng, các hệ số trong các mô hình kinh tế lƣợng đƣợc xây dựng theo lý thuyết của Keynes, chẳng hạn nhƣ mô hình Klein-Goldberger, đƣợc ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp kinh tế chứ không phải bắt nguồn từ lý thuyết, và giá trị số học của chúng độc lập với bất kỳ thay đổi thể chế nào.

Do đó, các mô hình đƣợc xây dựng sẽ bỏ qua một thực tế là các tác nhân kinh tế có thể thay đổi quyết định khi phải đối mặt với một sự thay đổi về chính sách. Kết quả là, một mô hình đƣợc ƣớc lƣợng tại thời điểm mà chính sách kinh tế này tác động sẽ không thể đánh giá đƣợc những gì có thể xảy ra tại thời điểm có chính sách kinh tế khác, chẳng hạn, mô hình đƣợc ƣớc lƣợng khi chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ không đánh giá đúng tình hình diễn ra khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng.

Theo Lucas, những mô hình cấu trúc, có nguồn gốc từ các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế, ƣu tiên của các tác nhân kinh tế và những hạn chế về công nghệ, sẽ cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc đánh giá các chính sách thay thế.

Song song với sự công kích nhằm vào học thuyết lẫn phƣơng pháp luận của Keynes, các mô hình kinh tế lƣợng dựa trên lý thuyết của Keynes cũng vấp phải rất nhiều chỉ trích. Những mô hình phƣơng trình đồng thời này bị kết tội là khƣ khƣ giữ lấy phƣơng pháp tiếp cận của Ủy ban Cowles, dự báo không tƣơng xứng, tƣơng phản lý thuyết với thuyết kỳ vọng hợp lý, cấu trúc bất ổn định, giả định tùy tiện về các giới hạn và việc phân chia biến ngoại sinh, nội sinh của mô hình để vƣợt qua các điều kiện về xác định, tồn tại các vấn đề về tính dừng và thiếu hiểu biết về thuộc tính thời gian của chuỗi thời gian.

Ngoài những phân tích ở trên, “Phê phán của Lucas” còn có ảnh hƣởng quan trọng trong việc làm giảm ứng dụng của các mô hình kinh tế lƣợng vào việc phân tích chính sách. Phê phán của Lucas chỉ ra rằng, trong những công thức chính sách khác nhau, bởi vì tất cả các tác nhân kinh tế đƣa ra quyết định dựa trên những thông tin đầy đủ nên bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế cũng sẽ làm thay đổi cấu trúc của mô hình kinh tế một cách có hệ thống.

Vì vậy, rất có thể các hệ số đƣợc ƣớc tính trong mô hình kinh tế sẽ bị thay đổi khi chính sách kinh tế thay đổi. Tức là đầu vào của mô hình này cũng là một thứ cần phải dự báo khác, cho nên về cơ bản thì nó không dự báo đƣợc gì cả. Do đó, Lucas phản đối việc sử dụng các mô hình phƣơng trình đồng thời, vốn rất đƣợc ƣa chuộng trƣớc đó, vào công tác phân tích chính sách.

Cùng với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế Hoa Kỳ do cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 gây ra, tƣ tƣởng kinh tế vĩ mô của Keynes thực sự lâm vào hỗn loạn. Việc những mô hình kinh tế lƣợng với quy mô đồ sộ đƣợc xây dựng trƣớc đó không dự đoán đƣợc cuộc khủng hoảng đầu thập kỷ 70 khiến cho rất nhiều mô hình bị ruồng bỏ, và các nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh quốc tế bắt đầu đƣợc đƣa vào bàn luận.

Hệ quả là một bộ phận quan trọng trong giới chuyên gia kinh tế đã chuyển sang sử dụng các mô hình tự hồi quy véctơ (Vector Autoregressive - VAR) để phân tích chu kỳ kinh doanh. Trong giai đoạn đầu, tất cả các biến đƣợc mô hình hóa cùng nhau với vai trò là biến nội sinh.

Những mô hình VAR này có thể chƣa đáp ứng đƣợc các tiêu chí của Lucas về sự can thiệp của chính sách, nhƣng vẫn rất hữu ích trong việc chỉ ra tác động của chính sách theo những kinh nghiệm của quá khứ. Đặc biệt, sự thay đổi trong quy định chính sách có thể đƣợc gộp vào các quy định chính

Christopher Sims (1980) giới thiệu mô hình tự hồi quy véctơ lần đầu tiên nhƣ là một mô hình thay thế cho các mô hình phƣơng trình đồng thời quy mô lớn. Từ đó đến nay, phƣơng pháp này đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế vĩ mô ứng dụng.

Phƣơng pháp này đƣợc phát triển từ sự bất mãn của các chuyên gia kinh tế với những mô hình phƣơng trình đồng thời quy mô lớn đƣợc xây dựng dƣới quan điểm của Ủy ban Cowles, trong đó việc nhận diện phƣơng trình đƣợc thực hiện bằng cách loại trừ các biến, hầu hết là các biến nội sinh có độ trễ, mà không có bất kỳ giải thích về lý thuyết hay thống kê nào.

Các mô hình kinh tế lƣợng truyền thống phân loại biến thành hai loại là biến nội sinh hoặc biến ngoại sinh. Các biến ngoại sinh đƣợc xác định ngoài hệ thống và do đó sẽ đƣợc xử lý độc lập với những biến khác. Việc áp đặt các hạn chế loại trừ lên độ trễ của một số biến là một cách hữu hiệu để đối phó với vấn đề này.

Sims (1980) cho rằng việc phát triển một mô hình kinh tế phức tạp đƣợc nhận diện qua các hạn chế loại trừ không hợp lý là vô thƣởng vô phạt, đồng thời cũng không cần thiết cho việc xây dựng các mô hình có thể đƣợc sử dụng cho phân tích và dự báo chính sách.

Theo ông, tất cả các biến xuất hiện trong mô hình đều nên đƣợc xem xét là biến nội sinh. Lý thuyết kinh tế chỉ áp đặt các hạn chế mức yếu lên các hệ số dạng rút gọn và lên các biến nên đƣa vào mô hình dạng rút gọn. Sims gợi ý rằng nghiên cứu thực nghiệm nên sử dụng mô hình quy mô nhỏ đƣợc nhận dạng thông qua một số lƣợng nhỏ các ràng buộc.

Sims đã chứng minh đƣợc rằng một mô hình thực nghiệm theo phƣơng pháp tự hồi quy véctơ đơn giản (simple VAR) là tốt hơn so với mô hình thực nghiệm dựa vào ISLM và đề nghị bỏ mô hình ISLM ra khỏi sách giáo khoa kinh tế.

Về cơ bản, phƣơng pháp luận của Sims đƣợc chia làm ba bƣớc. Trƣớc tiên, các nhà phân tích sẽ sử dụng mô hình tự hồi quy véctơ để dự báo các

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tobins q trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)