7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.1. Nội dung chƣơng trình mâu thuẫn với sự đòi hỏi đổi mới cơ bản
bản toàn diện
Chƣơng trình cấp trung học phổ thông qui định: mục tiêu, kế hoạch giáo dục của các cấp học, với các giải thích cần thiết, các định hƣớng về phƣơng pháp tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục, sự phát triển logic của các nội dung kiến thức ở từng môn học, lớp học. Chƣơng trình cấp Trung học phổ thông còn đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng và thái độ trên các lĩnh vực học tập mà học sinh cần có thể đạt đƣợc sau khi hoàn thành khóa học. Chƣơng trình cấp Trung học phổ thông yêu cầu lĩnh vực học tập mà học sinh cần đạt đƣợc sau khi hoàn thành khóa học. Đó là chuẩn kiến thức, kĩ năng của các cấp học trên các lĩnh vực: Ngôn ngữ và Văn học; Toán - Tin; Khoa học tự nhiên; Khoa học xã hội; Giáo dục công dân; Công nghệ; Thể chất và Giáo dục quốc phòng an ninh. Chuẩn theo lĩnh vực học tập của cấp học thể hiện sự gắn kết, phối hợp giũa các môn học nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục của cấp học.
Về kế hoạch dạy học: là văn bản qui định thành thần các môn học trong nhà trƣờng; trình tự các môn trong từng năm; từng lớp; số giờ giành cho từng môn học trong cả năm, trong từng tuần; cấu trúc thời gian của năm học. Kế hoạch giáo dục phải thể hiện nhiệm vụ trọng tâm của cấp học. Kế hoạch giáo dục phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, số giờ giành cho môn học phải đầy đủ, không quá nhấn mạnh môn này, coi nhẹ môn kia, đảm bảo cho nhân cách học sinh phát triển hài hòa. Kế hoạch giáo dục là tài liệu quan trọng nhằm xác định nội dung, mức độ học vấn trung học phổ thông và tổ chức các hoạt động giáo dục để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học, bậc học.
Tiếp tục thực hiện nguyên tắc phân hóa trong giáo dục trung học phổ thông, đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của ngƣời học cũng nhƣ tạo điều kiện trong chƣơng trình giáo dục của nhà trƣờng đƣợc thực hiện một cách linh hoạt, gắn bó với thực tiễn địa phƣơng phục vụ yêu cầu chuẩn bị đội ngũ lao động tham gia phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng, kế hoạch dạy học mới giành thời lƣợng cho dạy tự chọn: 4 tiết/tuần cho 3 lớp 10, 11, 12 của ban KHTN và ban KHXHNV; 12 tiết/ tuần cho 3 lớp 10, 11, 12 của ban cơ bản. Mục đích giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng đã học hoặc cung cấp chủ đề nâng cao kiến thức, kĩ năng của học sinh hoặc đáp ứng yêu cầu khác của học sinh.
-Số tuần học trong một năm học, theo qui định chung là 35 tuần, mỗi tuần lễ học 6 buổi
-Thời gian dạy học các môn trong mỗi buổi không quá 5 tiết, thời lƣợng mỗi tiết qui định là 45 phút
-Mỗi tuần lễ có hai tiết hoạt động giáo dục tập thể dành cho sinh hoạt lớp, sinh hoạt toàn trƣờng. Mỗi tháng có 4 tiết tƣơng đƣơng dành cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Chƣơng trình môn học của trung học phổ thông gồm chƣơng trình chuẩn của tất cả các môn học thể hiện những yêu cầu mang tính tối thiểu mọi học
sinh cần và có thể đạt; chƣơng trình nâng cao gồm 8 môn phân hóa: Toán, Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa và Tiếng nƣớc ngoài.
Chƣơng trình hoạt động hƣớng nghiệp giúp học sinh nắm thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của đất nƣớc, địa phƣơng, về thị trƣờng lao động, về thế giới nghề nghiệp và hệ thống đào tạo làm căn cứ cho việc chọn nghề nghiệp, chuẩn bị tƣ thế tham gia lao động
Lớp 11 có 3 tiết/tuần cho hoạt động giáo dục nghề phổ thông nhằm giúp học sinh có kiến thức nghề nghiệp và rèn luyện một số kĩ năng phổ thông của các nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp hoặc nông lâm ngƣ nghiệp, hoặc dịch vụ, Tin học
Ở nƣớc ta, trong những lần cải cách, đổi mới giáo dục từ trƣớc tới nay, chƣơng trình giáo dục phổ thông là yếu tố đầu tiên đƣợc đánh giá. Chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành đƣợc tính từ năm 2000 về cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của Nghị quyết 40/2000/QH10 và Luật giáo dục năm 1998, đƣợc điều chỉnh theo Luật giáo dục năm 2005, Luật giáo dục sửa đổi năm 2009: kế thừa và phát huy những ƣu điểm cơ bản của chƣơng trình trƣớc, phù hợp với xu hƣớng quốc tế, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của đất nƣớc trong giai đoạn vừa qua, sách giáo khoa đã bám sát mục tiêu, cụ thể hóa các yêu cầu của chƣơng trình giáo dục.
Tuy nhiên, sách giáo khoa hiện hành đã bộc lộ những hạn chế bất cập nhƣ: Nhiều thành tựu lớn và mới của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn, của công nghệ, của những vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu chƣa đƣợc phản ánh một cách thích hợp vào các môn học.
Quan điểm tích hợp và đẩy mạnh thực hành, ứng dụng chƣa đƣợc quán triệt đúng mức trong chƣơng trình và sách giáo khoa cải cách giáo dục nên nhiều nội dung còn thiên về lí thuyết, ít có kiến thức ứng dụng và hoạt động thực hành, ít gắn bó với thực tiễn. Khối lƣợng và mức độ nội dung ở một số phần của một số môn học còn nặng và cao.
Chƣơng trình và sách giáo khoa chƣa thực sự góp phần giúp giáo viên và học sinh chuyển từ cách dạy thụ động, áp đặt, chủ yếu đối phó với thi cử, sang cách dạy học tích cực, chủ động, sáng tạo để phát triển năng lực sáng tạo, năng lực tự học của học sinh, gắn bó học tập ở nhà trƣờng với hoạt động thực tế ngoài xã hội.
Chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực ngƣời học, nhất là yêu cầu về vận dụng kiến thức, phát triển tƣ duy độc lập, phản biện, khả năng tự học, các kĩ năng thực hành, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ngoại ngữ và tin học.
Trƣớc tình hình trên, ngành giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng luôn đƣợc sự quan tâm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ thông qua chủ trƣơng, chính sách, nhằm đổi mới giáo dục và đào tạo. Năm 2009, Bộ Chính trị đã có thông báo số 242-TB/TƢ về tiếp tục thực hiện Nghị Quyết số 02-NQ/HNTW của Hội Nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII, trong đó yêu cầu ngành giáo dục “Rà soát lại và đổi mới một bƣớc sách giáo khoa, loại bỏ những nội dung không thiết thực, bổ sung những nội dung cần thiết theo hƣớng đảm bảo kiến thức cơ bản, cập nhật với tiến bộ khoa học công nghệ…” Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI (2011) khẳng định cần “Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” [15, tr 131]; gần đây Nghị Quyết số 29- NQ/ TƢ của Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI đã tiếp tục cụ thể hóa những tƣ tƣởng chiến lƣợc đƣợc khẳng định tại Đại hội XI, trong đó có nhiệm vụ “hoàn thành việc xây dƣng chƣơng trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2015”[13] theo những quan điểm và định hƣớng mới. Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị Quyết 29 (ban hành kèm theo Nghị Quyết số 44/NQ-CP ngày 9-6-2014 của Chính phủ) cũng đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì đề án Đổi
mới chƣơng trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông để có thể ban hành vào năm 2015. Cũng trong tháng 6-2014, Nghị Quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của kì họp thứ 7 của Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ hoàn thiện Đề án đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa để trình Quốc hội kì họp thứ 8.
Sau đây là kết quả điều tra về nội dung, chƣơng trình, SGK. Hầu nhƣ giáo viên và học sinh đều cho rằng chƣơng trình hiện hành là quá nặng. Học sinh 100/150 ý kiến (chiếm 66.7%), giáo viên 60/95 (chiếm 63.2%). Chính việc nội dung chƣơng trình quá nặng dẫn đến quá tải ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng học tập của học sinh.
Bảng 2.8 (Tổng số ngƣời đƣợc hỏi ý kiến 95 giáo viên và 150 học sinh)
Số học sinh đƣợc hỏi 150 em
Phƣơng án Số ý kiến đồng ý %
A. Quá nặng 100 66.7
B. Vừa sức 40 26.7
C.Tƣơng đối nhẹ 10 6.7
Số giáo viên đƣợc hỏi: 95
Phƣơng án Số ý kiến đồng ý %
A. Quá nặng 60 63.2
B. Vừa sức 30 31.6
C.Tƣơng đối nhẹ 10 10.5
Chúng ta nhận thấy có sự mâu thuẫn nội dung chƣơng trình giáo dục Trung học phổ thông nhƣ đã nêu trên. Để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục thì cả giáo viên và học sinh Trung học phổ thông ở thành phố Đà Nẵng đều cho rằng chƣơng trình quá nặng và dẫn đến học sinh quá tải trong việc học. Các em phải học rất nhiều môn trên lớp bao gồm tiếp thu bài và trả bài. Phần lớn các em cho rằng kiến thức cần đạt đƣợc là quá lớn, các em trở thành cái máy bị nhồi nhét, bắt ghi nhớ mọi điều trong sách giáo khoa.
Qua phỏng vấn học sinh lớp 12 trƣờng THPT Ngũ Hành Sơn, có học sinh cho rằng: “Bọn em phải học tất cả các môn với khối lƣợng kiến thức rất nhiều và làm bài kiểm tra để đủ điểm trung bình môn học, rồi phải học nhiều môn để thi tốt nghiệp. Vì thế, bọn em phải học rất nhiều, càng học càng thấy quá nhiều kiến thức...”. Qua khảo sát cũng có thể thấy, học sinh cảm thấy mệt mỏi, chán học …có nguyên nhân là nội dung chƣơng trình quá nặng. Chính điều này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng học tập của học sinh