Quan niệm của Hêghen về đối tƣợng của triết học

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng biện chứng của hêghen trong tác phẩm khoa học loogi (Trang 27 - 33)

6. Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1.1. Quan niệm của Hêghen về đối tƣợng của triết học

Hêghen đứng trên lập trường duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy lý

khi xem xét vấn đề đối tượng của triết học. Vì vậy, ông cho rằng “tinh thần”

có trƣớc vật chất, là nguồn gốc của thế giới, tinh thần thế giới chính là

Thượng đế. Thƣợng đế là chân lý của mọi chân lý.

Trong quá trình nghiên cứu, Hêghen lấy tư duy làm điểm xuất phát của

toàn bộ tư tưởng của mình, vì vậy, theo ông: “Nếu đúng rằng (và quả đúng

nhƣ thế) con người khác với con vật là ở tƣ duy, thì tất cả những gì mang tính ngƣời sở dĩ và chỉ có thể mang tính ngƣời là do đƣợc tƣ duy tác động” [6, tr. 39]. Nếu nhƣ quan điểm của chủ nghĩa kinh nghiệm cho rằng kinh nghiệm

cảm tính có trước tư duy thì Hêghen lại cho rằng tư duy có trước kinh nghiệm.

Ông nói:

“Có một câu nói cổ xƣa thƣờng đƣợc gán (một cách sai lầm) cho Aristoteles … đó là: “Nihil est in intellectu, quod non fuerit in sensu” [latinh: Không có gì ở trong tư duy mà trước đó không ở trong kinh

nghiệm của giác quan]. Nếu triết học tƣ biện từ chối thừa nhận

nguyên tắc này thì đó chỉ có thể là một sự ngộ nhận. Nhƣng, ngƣợc lại, triết học [tƣ biện] lại cũng đồng thời khẳng định: “Nihil est in

sensu, quod non fuerit in ỉntellectu” [latinh: Không có gì ở trong giác

quát rằng chính nous [Hy Lạp: Tinh thần], và trong nghĩa sâu sắc hơn, chính Tinh thần mới là nguyên nhân của thế giới” [6, tr. 44].

Hêghen cho rằng triết học là học thuyết về tinh thần tuyệt đối mà lịch sử nhân loại là giai đoạn phát triển cao nhất của nó. Theo Hêghen, sự phát triển của tƣ tƣởng nhân loại là một tiến trình thống nhất mang tính kế thừa, triết học là sự thể hiện toàn bộ tiến trình đó. Do đó, mỗi học thuyết triết học phải thể hiện một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử tƣ tƣởng nhân loại. Tiếp thu tinh thần của Cantơ, Phíchtơ và Senlinh, Hêghen khôi phục lại quan niệm của các nhà siêu hình học thế kỷ XVII coi triết học là khoa học của các

khoa học và quan điểm của các nhà siêu hình học lúc này coi triết học là khoa

học vạn năng, triết học đóng vai trò là nền tảng của thế giới quan tƣ tƣởng con ngƣời. Với tƣ cách nhƣ vậy, theo Hêghen mỗi học thuyết triết học “là tinh hoa tinh thần của thời đại mình, là thời đại đƣợc thể hiện dƣới dạng tƣ tƣởng” [40, tr. 430].

Thế giới rất phong phú và muôn hình, muôn vẻ. Vì vậy, một câu hỏi đƣợc đặt ra lúc này là: Cái gì sẽ phải đóng vai trò là đối tƣợng của triết học để nó có thể biến thành công việc của cả cuộc đời? Theo Hêghen triết học phải lý giải các vấn đề về thế giới mà chúng ta đang sống và trả lời câu hỏi bao quát ban đầu: Thế giới là gì? Giới tự nhiên, xã hội, con ngƣời là gì? Đây là những vấn đề liên quan đến các phƣơng diện cơ bản của tồn tại. Vì vậy, theo TS. Lê Công Sự “để giải quyết đƣợc các câu hỏi ở trên, nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của triết học là phải truy tìm bản nguyên đầu tiên của vũ trụ. Nếu biết đƣợc điều đó thì chúng ta sẽ có chìa khóa để khám phá mọi bí mật của vũ trụ mà trong đó chúng ta đang sống” [29, tr. 125].

Hêghen cho rằng đối tượng của triết học là sự xem xét thế giới bằng tư

duy. Do đó, triết học có thể đƣợc định nghĩa một cách khái quát nhƣ là một sự

thể đƣợc định nghĩa một cách khái quát nhƣ là một sự xem xét bằng tư duy về những đối tƣợng” [6, tr. 39].Vì vậy, Hêghen cho rằng nhận thức thế giới cũng đồng nghĩa với nhận thức Thƣợng đế và luôn coi thƣợng đế là tối cao. Ông nói:

“Vì con ngƣời là hữu thể tƣ duy, nên lý trí con ngƣời lành mạnh cũng nhƣ triết học đều không thể từ bỏ việc tự nâng mình lên từ cái nhìn thƣờng nghiệm về thế giới đến Thƣợng đế. Việc nâng lên này không có cơ sở nào khác hơn là sự xem xét thế giới bằng duy chứ không phải chỉ bằng giác quan nhƣ thú vật.” [6. tr. 129) Do đó, nhiệm vụ của triết học cần phải làm sáng tỏ bản chất của bản nguyên đầu tiên vô hạn, phải thâm nhập vào bản chất giới tự nhiên và của tinh thần hữu hạn, giải thích đƣợc mối quan hệ giữa bản nguyên đầu tiên với thế giới và bản nguyên đầu tiên với tồn tại với giới tự nhiên. Hêghen nói:

“Trong quan hệ với ý thức thông thƣờng của chúng ta, triết học trƣớc hết phải cho thấy hay thậm chí phải đánh thức nhu cầu về

phương thức nhận thức đặc thù, riêng biệt. Còn trong quan hệ với

những đối tƣợng của tôn giáo, với chân lý nói chung, triết học phải chứng minh rằng ta có năng lực để tự mình đạt tới đƣợc việc nhận thức về chúng; và, sau cùng, trong quan hệ với bất kỳ tính khác biệt

nào nảy sinh giữa những biểu tƣợng tôn giáo và những quy định của triết học, triết học phải biện minh cho những quy định khác biệt này của mình” [6, tr. 40], do đó Hêghen đã phân biệt nhiệm vụ của triết học trong việc nhận thức riêng biệt và trong tôn giáo triết học phải chứng minh rằng con ngƣời có khả năng nhận thức đƣợc thƣợng đế.

Hêghen phân biệt giữa tư duy triết học với các loại tư duy khác. Ông cho

rằng: “Song, vì lẽ triết học là một phƣơng thức đặc thù của tƣ duy, [tức] một phƣơng cách qua đó tƣ duy trở thành nhận thức và trở thành nhận thức thấu

hiểu bằng khái niệm, nên tƣ duy của triết học cũng có một chỗ khác biệt”[6, tr. 39], “tƣ duy triết học có những hình thức riêng biệt của mình, độc lập với những hình thức chúng có chung với nhau. Hình thức phổ biến của tƣ duy triết học chính là Khái niệm” [6, tr. 47]. Nhƣng theo ông, triết học (khoa học tƣ biện) “không gạt bỏ nội dung thƣờng nghiệm của các ngành khoa học khác, trái lại, thừa nhận và sử dụng nó” [6, tr. 47].

Theo Hêghen, giữa tƣ duy triết học với các tƣ duy khoa học cụ thể cũng

có điểm tương đồng với nhau, vì triết học và khoa học cụ thể cũng có cùng

mục đích là chân lý và chân lý tối cao là Thƣợng đế. Ông nói: “Trong cả hai (Triết học và khoa học cụ thể), đối tƣợng là Chân lý theo một ý nghĩa tối cao là Thƣợng đế và chỉ có Thƣợng đế mới là chân lý” [6, tr. 38].

Là một nhà duy tâm khách quan và đứng trên lập trƣờng tôn giáo, Hêghen cho rằng đối tượng của triết học luôn trùng với đối tượng của tôn giáo.

Theo Hêghen, đặc trƣng cơ bản của triết học là hƣớng tới nhận thức khách thể tuyệt đối và có thể xem sự quan sát quá trình phát triển lịch sử triết học nhƣ là quá trình đấu tranh của tự ý thức hữu hạn với tính vô hạn, sự quan tâm đến các đối tƣợng vô hạn và tuyệt đối và đó là yếu tố làm cho triết học khác với các khoa học cụ thể vốn chỉ chú trọng tới các đối tƣợng hữu hạn nhất. Sự phủ định uy tín, dựa vào kinh nghiệm mới làm cho triết học gần với các khoa học cụ thể. Vì vậy, theo Hêghen mọi cái có trong ý thức phổ biến đều có trong kinh nghiệm và chịu ảnh hƣởng bởi Thƣợng đế.

Theo tác giả Lê Công Sự, Hêghen đã chỉ ra ba lĩnh vực cơ bản của việc nghiên cứu triết học: “Triết học nghiên cứu bản nguyên đầu tiên của thế giới

là cái bao hàm mọi thứ, thâm nhập vào mọi hiện tƣợng của thế giới hiện tồn và với nghĩa đó, là cái vô hạn, tuyệt đối” [29. tr 125]. Tiếp theo, xuất phát từ bản nguyên đầu tiên, triết học sẽ vạch ra được các bí ẩn của giới tự nhiên.

Cuối cùng, cũng vẫn dựa vào tri thức vững chắc về bản nguyên đầu tiên của thế giới, triết học mở ra cho chúng ta thấy các bí ẩn của cuộc sống con người. Nhƣ vậy, thế giới với tƣ cách là một chỉnh thể, với tƣ cách là một tổng thể, thế giới đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của triết học.

Hêghen cho rằng triết học cần phải làm sáng tỏ bản chất của bản nguyên đầu tiên vô hạn, phải thâm nhập vào bản chất của giới tự nhiên và của tinh thần hữu hạn, triết học phải giải thích đƣợc mối quan hệ giữa chúng: quan hệ của thực thể, của bản nguyên đầu tiên với giới tự nhiên và với tồn tại, quan hệ của giới tự nhiên với bản nguyên đầu tiên và với con ngƣời, quan hệ của con ngƣời với bản nguyên đầu tiên và với giới tự nhiên.

Hêghen quan niệm bản nguyên đầu tiên của thế giới là lý tính, là tinh thần là cái điều khiển thế giới. Hêghen cũng quan niệm cơ sở của các sự vật cảm tính là các ý niệm - các khái niệm, thế giới siêu cảm tính của lý tính là lực lƣợng định hƣớng thế giới kinh nghiệm, tồn tại của ý niệm là tồn tại chân chính. Cũng chính vì vậy, mà học thuyết về bản nguyên đầu tiên của thế giới đã đƣợc Hêghen gọi là “lôgíc học”. Theo Hêghen lý tính không những có sức mạnh vô tận mà nó còn là một tồn tại hiện thực, do đó, lý tính biểu hiện sức mạnh, lý tính là bản chất của Thƣợng đế và theo Hêghen Thƣợng đế có sức mạnh vô hạn và Thƣợng đế là vạn năng nên nó không những phải tồn tại mà còn đang tồn tại.

Khi nghiên cứu vấn đề về bản nguyên đầu tiên của thế giới, quan điểm của Hêghen có nhiều điểm tƣơng đồng với học thuyết của Platôn về ý niệm với tƣ cách là bản chất của sự vật. Giống nhƣ Platôn, Hêghen đã quan niệm cơ sở của các sự vật cảm tính là các ý niệm - các khái niệm, thế giới siêu cảm tính của lý tính là lực lƣợng định hƣớng thế giới kinh nghiệm, tồn tại của ý niệm là tồn tại chân chính. Vì vậy, trong học thuyết về bản nguyên đầu tiên của thế giới đã đƣợc Hêghen gọi là “lôgíc học”. Theo Tác giả Nguyễn Trọng

Chuẩn và Đỗ Minh Hợp,

“Lôgíc học” của Hêghen không phải chỉ nghiên cứu về tƣ duy đúng đắn nhƣ một số ngƣời vẫn thƣờng quan niệm, mà nó có các nhiệm vụ quan trọng hơn nhiều. “lôgíc học” của Hêghen là học thuyết về bản nguyên siêu cảm tính, hợp lý, tinh thần của tồn tại, về “cái hiện hữu chân chính”. Do vậy, “lôgíc học” của Hêghen trùng hợp với siêu hình học, và trƣớc hết là trùng hợp với bộ phận cơ bản của siêu hình học - bản thể luận.” [3, tr. 22]

Nếu nhƣ Platon tách rời giữa thế giới ý niệm với thế giới hiện thực thì trong quan điểm của Hêghen, thế giới ý niệm thực sự đem lại cho con ngƣời chiếc chìa khóa để nhận thức thế giới mà trong đó chúng ta đang sống và để nhận thức giới tự nhiên, lịch sử và nền văn hoá nhân loại. Tuy nhiên, để hiểu đƣợc đối tƣợng của triết học một cách cụ thể và chính xác hơn thì cần phải xem xét cách tiếp cận đặc thù triết học với các vấn đề đó của Hêghen. Trƣớc khi đề cập tới vấn đề này, chúng ta cùng xem xét nguyên lý cơ bản của triết học Hêghen và đó là nguyên lý chi phối toàn bộ quá trình triển khai hệ thống triết học của ông. Đó là nguyên lý về sức mạnh tuyệt đối của lý tính.

Đối với Hêghen, lý tính trƣớc hết phải là một cái khách quan và tuyệt đối, hay nói cách khác lý tính chính là ý niệm cũng mang tính khách quan và

tuyệt đối. Tuy nhiên, lý tính tuyệt đối không thể có mục đích hoạt động của nó

ở bên ngoài nó và sẽ không còn là cái tuyệt đối trong trƣờng hợp nhƣ vậy, vì vậy, mục đích hoạt động của lý tính chỉ có thể là lý tính, mà chính là nhận thức về lý tính. Lý tính tự nhận thức mình, theo Hêghen, đó chính là nội dung nội tại của mọi quá trình diễn ra trên thế giới. Lý tính tự nhận thức mình để có thể đạt tới tự do. Theo Hêghen, đó là con đƣờng cơ bản để đạt tới tự do. Do đó, con ngƣời là tự do theo bản chất của mình, một cách tiềm năng, tự mình, song khi nó chƣa nhận thức đƣợc tự do của mình, thì nó chƣa thể có tự do.

nhƣ vậy có thể nói triết học duy tâm khách quan của Platon chính là cơ sở lý luận quan trọng cho Hêghen khi ông nghiên cứu vấn đề khởi nguyên của thế giới. “Hêghen quan niệm cơ sở của các sự vật cảm tính là các ý niệm siêu cảm tính của lý tính, là lực lƣợng định hƣớng của thế giới cảm tính. Tồn tại của ý niệm là tồn tại chân chính. Vì vậy, mà học thuyết về bản nguyên đầu tiên của thế giới đã đƣợc Hêghen gọi là “lôgíc học” đóng vai trò nhƣ là siêu hình học” [29, tr. 127]

Tóm lại, triết học theo quan điểm của Hêghen là sự xem xét thế giới bằng tư duy, đối tượng của nó là bản nguyên tinh thần đầu tiên của thế giới được gọi bằng những tên khác nhau, như ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới,

lý tính, Thượng đế… Quan niệm trên đây về đối tƣợng của triết học của

Hêghen cho thấy bản chất đối tƣợng đó rất phức tạp và có nhiều phƣơng diện khác nhau, Do đó, việc nghiên cứu nó đòi hỏi phải tìm ra một “linh hồn” thống nhất của mọi lĩnh vực hiện thực. Vậy “linh hồn” đó chính là cơ sở đầu tiên của thế giới, đó là lý tính. Theo Hêghen lý tính không phải là cái gì hữu hạn mà là vô hạn, là Thƣợng đế. Lý tính có sức mạnh vô tận - Nó cũng chính là nguyên lý cơ bản của hệ thống triết học Hêghen, theo tác giả Lê Công Sự thì “Hêghen coi triết học của mình là điểm kết thúc quá trình lý tính tự nhận thức mình, là điểm dừng của tƣ duy nhân loại, đỉnh cao của lịch sử triết học và là sự cáo chung của triết học nói chung” [29, tr 132]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng biện chứng của hêghen trong tác phẩm khoa học loogi (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)