6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.3. Phân tích cơ sở dữ liệu về khách hàng
Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc về khách hàng, công ty sẽ phân tích CSDL qua một số phƣơng diện nhƣ: ngành nghề kinh doanh, doanh thu của khách hàng, lƣợng nhu cầu của khách hàng, mức độ yêu cầu về chất lƣợng, dịch vụ, khả năng mua hàng của khách hàng và khả năng mua dài lâu, khả năng chi trả của khách hàng, ngƣời có quyền quyết định việc mua hàng của khách hàng.
Hiện tại, việc phân tích dựa vào kinh nghiệm quản lý, dữ liệu trong quá khứ là chủ yếu, do đó có thể bỏ qua các khách hàng tiềm năng. Việc phân tích dữ liệu này do nhân viên kinh doanh và phòng tài chính thực hiện, chƣa có phần mềm quản lý nội bộ thống nhất. Các khoản nợ của khách hàng cũng nhƣ các khoản đã thanh toán đƣợc phòng kế toán tổng hợp, sau đó thông báo cho phòng Forwarding dƣới dạng thông tin nội bộ bằng phần mềm kế toán. Do đó, nhân viên phòng forwarding có thể nắm bắt các khoản công nợ của khách hàng và đặc điểm thanh toán của từng khách, sau đó theo dõi việc thanh toán có đúng hạn hay không, từ đó có những cách xử lý kịp thời. Tuy nhiên, việc liên kết số liệu của công ty còn hạn chế, đó là các nhân viên bán hàng không có phƣơng tiện để tổng hợp thông tin khách hàng thƣờng xuyên. Mất rất nhiều thời gian để xử lý do nhân viên bán hàng cần phải làm báo cáo rồi sau đó trình lên các cấp trên. Mỗi bộ phận sẽ quản lý các thông tin khác nhau nên những thông tin thu đƣợc còn rời rạc, chƣa có sự liên kết giữa các phòng ban
trong nội bộ công ty. Việc có thể nắm bắt thông tin kịp thời đòi hỏi phải có một phần mềm quản lý thống nhất những thông tin khách hàng để các bộ phận xử lý thông tin tiết kiệm thời gian hơn.