Một số mô hình nghiên cứu về ý định sử dụng dịch vụ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của người dân thành phố đà nẵng (Trang 26 - 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Một số mô hình nghiên cứu về ý định sử dụng dịch vụ

a. Các yếu tố tâm lý ản ởng t ý định sử dụng Sky Train trong t ơn l .

Nghiên cứu này do nhóm bao gồm các tác giả là: Borith LONG, Kasem CHOOCHARUKUL, Takashi NAKATSUJI tiến hành năm 2010. Mục đích của nghiên cứu là điều tra các yếu tố tâm lý nhằm giải thích các khả năng để đưa phương tiện giao thông đường sắt vận hành trong tương lai. Nó sẽ rất hữu ích để chúng ta hiểu được hành vi đi lại của người dân ở thành phố Phnom Penh. Mô hình tác giả đưa ra đó là:

Hình 1. 5: Mô hình TPB của Borith LONG cùng cộng sự (2010)

Từ kết quả phân tích trong mô hình cho thấy ý định hành vi sử dụng giao thông đường sắt trong tương lai bị ảnh hưởng đáng kể bởi thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Nghiên cứu đã chứng minh yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi là yếu tố có sự ảnh hưởng cao nhất đối với ý định hành vi của người dân

b. Các yếu tố tâm lý củ ý địn để sử dụng xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu này do nhóm tác giả gồm: Satoshi Fujii and Hong Tan Van tiến hành năm 2009. Nghiên cứu nhằm kiểm tra sự ảnh hưởng của yếu tố tâm lý người sử dụng xe gắn máy đối với ý định để sử dụng xe buýt của họ tại TP. HCM. Mô hình dựa trên bốn yếu tố bao gồm: cảm nhận về chất lượng dịch vụ xe buýt, ấn tượng tiêu cực, nhận thức vấn đề và nghĩa vụ đạo đức.

Hình 1. 6: Mô hình nghiên cứu của Satoshi Fujii and Hong Tan Van (2009)

Với việc thực hiện mô hình cho ra kết quả hệ số nhận thức chất lượng p<0,001, đã giải thích một phần của giả thuyết rằng ý định sử dụng xe buýt sẽ tăng với chất lượng cảm nhận của dịch vụ xe buýt. Bên cạnh đó, kết quả phân tích còn cho thấy các yếu tố nhận thức vấn đề và trách nhiệm đạo đức cũng có ảnh hưởng quan trong đối với ý định sử dụng xe buýt. Ngoài ra, với chỉ số t=2.84 đã cho ta thấy độ tuổi đã tác động tích cực trong ý định hành vi sử dụng xe buýt. Trong khi đó, giới tính lại có tác động tiêu cực và đáng kể về ý định hành vi (t = -2,59). Điều này có nghĩa rằng phụ nữ có nhiều khả năng để có ý định sử dụng xe buýt hơn nam giới.

c. Nghiên cứu các yếu tố ản ởn đến ý định sử dụng hệ thống tàu đ ện ngầm Metro tại TP.HCM.

Nghiên cứu do tác giả: Đặng Thị Ngọc Dung thực hiện năm 2012. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa mô hình TPB và mô hình TAM cùng các yếu tố khác bao gồm 05 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Metro như: Nhận thức sự hữu ích của Metro, sự hấp dẫn của PTCN, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan và nhận thức về môi trường với 21 biến quan sát để từ đó đưa ra những giải pháp giúp khuyến khích người dân sử dụng khi Metro chính thức đi vào hoạt động.

Chất lƣợng dịch vụ xe buýt Ấn tƣợng tiêu cực Nhận thức vấn đề Nghĩa vụ đạo đức Ý định hành vi của việc sử dụng xe buýt

Hình 1. 7: Mô hình nghiên cứu củ Đặng Thị Ng c Dung (2012)

Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định: ý định sử dụng Metro chịu sự ảnh hương bởi 4 nhân tố, xếp theo thứ tự từ mạnh đến yếu dần, đó là: Nhận thức sự hữu ích của Metro; nhận thức về môi trường; chuẩn chủ quan và sự hấp dẫn của PTCN.

Tóm lại, lĩnh vực nghiên cứu đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt đã được các nhà nghiên cứu thực hiện từ khá sớm, các mô hình nghiên cứu phổ biến vẫn là mô hình TPB, TAM, một số nghiên cứu có đưa thêm những nhân tố khác vào mô hình. Dưới đây là tóm tắt một số công trình nghiên cứu về ý định sử dụng dich vụ xe buýt.

Bảng1.1: Tổng hợp các nghiên cứu về các yếu tố ản ởn đến ý định sử dụng.

Nội dung nghiên cứu

hình cơ

sở

Yếu tố ảnh hƣởng

Kết quả nghiên cứu

Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới ý định sử dụng Sky Train trong tương lai (Borith LONG, Kasem CHOOCHARUKUL, Takashi NAKATSUJI ;2010) TPB Thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi

Từ kết quả nghiên cứu của tác giả ở thành phố Phnom Penh, Campuchia cho thấy thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi có ảnh hưởng đáng kể đến ý định hành vi hướng tới việc sử dụng hệ thống “Sky Train” trong tương lai.

Các yếu tố tâm lý của ý định để sử dụng xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh (Satoshi Fujii and Hong Tan Van, 2009) TPB và các yếu tố khác Chất lượng dịch vụ xe buýt, ấn tượng tiêu cực, nhận thức vấn đề, nghĩa vụ đạo đức

Nghiên cứu này tìm hiểu ý định hành vi sử dụng xe buýt trong khi xem xét các yếu tố chất lượng dịch vụ xe buýt, ấn tượng tiêu cực, nhận thức vấn đề, nghĩa vụ đạo đức của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), Việt Nam. Kết quả hồi quy về ý định trên bốn yếu tố cho thấy rằng quyết định về ý định sử dụng xe buýt tại TPHCM chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố nghĩa vụ đạo đức và nhận thức về chất lượng.

Nội dung nghiên cứu hình cơ sở Yếu tố ảnh hƣởng

Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP.HCM (Đặng Thị Ngọc Dung,2012) TPB, TAM và các yếu tố khác Nhận thức sự hữu ích của Metro, sự hấp dẫn của PTCN, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, nhận thức về môi trường

Trong các yếu tố được phân tích trong nghiên cứu đối với người dân tại TP.HCM thì yếu tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đối với ý định hành vi đó là nhận thức sự hữu ích của Metro

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xe buýt của người dân thành phố đà nẵng (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)