CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHU CẦU VỐN LƢU ĐỘNG VÀ CÁC NHÂN TỐ DỰ
DỰ KIẾN CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
Từ mẫu số liệu thu thập từ 63 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng từ năm 2014 đến năm 2016 tạo thành 189 quan sát. Sử dụng phần mềm SPSS, tác giả tiến hành thống kê mẫu nghiên cứu để làm rõ những đặc điểm của các biến trong mơ hình.
Bảng 3.1. Mô tả thống kê nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp từng nhóm ngành giai đoạn 2014-2016
Ngành Mean Std.
Deviation Std. Error Minimum Maximum
Ơ tơ và phụ tùng ,3046392 ,19209495 ,03921122 -,27935 ,64330
Thực phẩm và đồ uống ,2556335 ,25509283 ,02563779 -,79396 ,61386
Hàng cá nhân và gia dụng ,2849238 ,21333454 ,02625967 -,15161 ,79700
Trung bình ngành ,2720848 ,23346562 ,01698213 -,79396 ,79700
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS)
Số liệu tại Bảng 3.1 cho thấy giá trị trung bình của nhu cầu vốn lƣu động của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2014- 2016 là 27,2% tổng tài sản của doanh nghiệp. Con số này khá lớn và nó thể hiện rằng doanh nghiệp cần nhiều sự tài trợ để cân bằng nhu cầu vốn thích hợp cho mục tiêu thanh khoản.
Nhìn chung nhu cầu vốn lƣu động của doanh nghiệp ở cả 3 nhóm ngành đều dƣơng và khơng có sự chênh lệch quá lớn. Nhu cầu vốn lƣu động cao nhất là nhóm ngành Ơ tơ và phụ tùng với 30,46% tổng tài sản; tiếp đến
là nhóm ngành hàng cá nhân và gia dụng với 28,49% tổng tài sản. Nhóm ngành thực phẩm và đồ uống có nhu cầu vốn lƣu động trung bình thấp nhất với 25,56% tổng tài sản.
Sự biến động của nhu cầu vốn lƣu động và các nhân tố qua từng năm nghiên cứu đƣợc thể hiện ở Bảng 3.2 và 3.3 dƣới đây:
Bảng 3.2. Mơ tả thống kê các biến cho tồn bộ mẫu nghiên cứu
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
WCR_TA 189 -,79396 ,79700 ,2720848 ,23346562 GROWTH 189 -,61605 1,85351 ,1108732 ,33428550 PROF 189 -,28549 2,12804 ,0923721 ,17522032 CCC 189 -79,00 766,00 113,2011 104,06080 LEV 189 ,02705 ,96692 ,4493583 ,21054336 SIZE 189 11,18553 18,10650 13,4758541 1,37726765 Q 189 ,29454 6,44250 1,3510260 ,76691995
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS)
Bảng 3.3. Giá trị trung bình của các biến qua từng năm quan sát cho toàn bộ mẫu nghiên cứu
Năm WCR_TA GROWTH PROF CCC LEV SIZE Q
2014 ,2469059 ,1636876 ,0852583 102,4762 ,4515040 13,3906003 1,2802538
2015 ,2900416 ,1236794 ,1140202 115,7619 ,4494278 13,4901614 1,3589540
2016 ,2793070 ,0452525 ,0778378 121,3651 ,4471430 13,5468005 1,4138703
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS)
Dựa vào số liệu tại Bảng 3.2 cho thấy nhu cầu vốn lƣu động trên tổng tài sản của các doanh nghiệp giai đoạn 2014-2016 dao động trong khoảng từ -0,79396 lần đến 0,79700 lần. Giá trị cao nhất thuộc về doanh nghiệp có mã
chứng khốn CLC thuộc nhóm ngành hàng cá nhân và gia dụng, giá trị thấp nhất thuộc về doanh nghiệp có mã chứng khốn HAT thuộc nhóm ngành thực phẩm và đồ uống. Những doanh nghiệp có nhu cầu vốn lƣu động âm cho thấy rằng trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp đã tận dụng tốt các khoản tín dụng từ nhà cung cấp đủ để đảm bảo nhu cầu vốn cho hàng tồn kho và mở rộng bán hàng tín dụng cho khách hàng.
Tốc độ tăng trƣởng doanh thu trung bình trong 3 năm (2014 - 2016) là 11,08%, trong đó, cao nhất là doanh nghiệp có mã chứng khốn HHS (thuộc nhóm ngành ô tô và phụ tùng) với tỷ lệ là 185,35% và thấp nhất là doanh nghiệp có mã DCS (thuộc nhóm ngành hàng cá nhân và gia dụng) với giá trị là -61,61%. Dựa số liệu thống kê ở Bảng 3.3 ta cũng thấy tốc độ tăng trƣởng doanh thu trong ngành hàng tiêu dùng có xu hƣớng giảm. Năm 2014 tốc độ tăng trƣởng doanh thu toàn ngành là 16,36%, năm 2015 là 12,36%, năm 2016 giảm xuống còn 4,52%.
Khả năng sinh lời (PROF) của các doanh nghiệp cũng biến động khơng đều và có xu hƣớng giảm qua các năm, tỷ lệ trung bình là 9,24% và độ lệch chuẩn chỉ 0,17522032. Doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao nhất trong mẫu nghiên cứu là doanh nghiệp có mã KDC thuộc nhóm thực phẩm và đồ uống, thấp nhất là doanh nghiệp có mã ICF thuộc nhóm ngành thực phẩm và đồ uống. Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp giảm mạnh trong năm 2016 là do trong giai đoạn này nền kinh tế nƣớc ta phải đối mặt với những diễn biến bất lợi của sự cố môi trƣờng biển miền Trung và hạn hán tại miền Nam và Tây Nguyên.
Chu kỳ chuyển hoá tiền mặt của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch khá lớn, cao nhất là 766 ngày và thấp nhất là -79 ngày. Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt trung bình của ngành đang có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Năm 2014 là 102 ngày, năm 2015 tăng lên 116 ngày và năm
2016 là 121 ngày. Chu kỳ chuyển hố tiền mặt âm nghĩa là doanh nghiệp có chu kỳ thanh tốn bình qn dài hơn tổng chu kỳ chuyển hoá hàng tồn kho và chu kỳ thu tiền bình quân, doanh nghiệp đã chiếm dụng vốn lớn từ các khoản phải trả để trang trải chi phí hoạt động hằng ngày của mình. Doanh nghiệp có chu kỳ chuyển hố tiền mặt dài nhất là doanh nghiệp có mã chứng khốn ICF thuộc nhóm ngành thực phẩm và đồ uống.
Giá trị trung bình của địn bẩy tài chính (LEV) của các doanh nghiệp là 0,4493583 và khơng có sự biến động lớn qua các năm. Trong đó, doanh nghiệp sử dụng địn bẩy tài chính cao nhất là Cơng ty Cổ phần Chế biến Thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau (CMX) thuộc nhóm ngành thực phẩm và đồ uống, hệ số nợ của doanh nghiệp này là 0,96692; LEV thấp nhất là của CTCP Đầu Tƣ Dịch Vụ Hồng Huy (HHS) thuộc nhóm ngành ơ tơ và phụ tùng với tỷ lệ 0,02705. Giá trị trung bình của LEV của các doanh nghiệp trong mẫu khoảng gần 45%, điều này cho thấy tổng nợ của các doanh nghiệp chiếm gần một nữa trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Độ lớn của địn bẩy tài chính là khá lớn và nguyên nhân là do đặc tính của ngành sản xuất hàng tiêu dùng là sản xuất những mặt hàng cần thiết cho sử dụng và tiêu dùng hàng ngày nên ít chịu ảnh hƣởng của tình hình kinh tế. Do đó, doanh nghiệp vẫn sử dụng địn bẩy tài chính nhằm tối đa lợi nhuận của mình.
Ngồi ra, quy mơ của các doanh nghiệp trong những năm gần đây vẫn có sự mở rộng nhƣng mức tăng khơng đáng kể.