8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.6.3. Kiểm tra ƣớc lƣợng mô hình nghiên cứu bằng phƣơng pháp bootstrap
bootstrap
Phần này đánh giá độ tin cậy của các ƣớc lƣợng (hệ số hồi quy) ở phần trên hay xem xét liệu các ƣớc lƣợng có tốt hay không bằng phƣơng pháp phân tích Boostrap. Đây là phƣơng pháp lấy mẫu lại có thay thế trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò là đám đông.
lại là N = 500. Sau đó từ 500 mẫu này tiến hành phân tích lại mô hình cấu trúc tuyến tính và tính đƣợc trung bình các ƣớc lƣợng (hồi quy). Hiệu số giữa trung bình các ƣớc lƣợng từ Bootstrap và các ƣớc lƣợng ban đầu gọi là độ chệch. Trị tuyệt đối các độ chệch này càng nhỏ, càng không có ý nghĩa thống kê càng tốt, chứng tỏ rằng các hệ số ƣớc lƣợng ban đầu đáng tin cậy.
Bảng 3.23. Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 500
Mối quan hệ
Ƣớc lƣợng Bootstrap M SE SE-SE Bias SE-
Bias
Sự thúc đẩy ← Nhóm tham khảo .195 .100 .003 -.013 .004
Ý định lựa chọn ← Thái độ .357 .095 .003 -.004 .004
Ý định lựa chọn ← Sở thích .199 .082 .003 -.002 .004
Ý định lựa chọn ← Động cơ .236 .108 .003 .003 .005
Sự thúc đẩy ← Chất lƣợng tour .406 .097 .003 .005 .004
Sự thúc đẩy ← Giá & quảng cáo .303 .106 .003 -.001 .005 Quyết định lựa chọn ← Sự thúc đẩy .464 .079 .003 -.008 .004 Quyết định lựa chọn ← Ý định lựa
chọn .348 .091 .003 -.001 .004
Ghi chú: M: Ƣớc lƣợng; SE: Sai lệch chuẩn; SE-SE: Sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn; Bias: Độ chệch; SE-Bias: Sai lệch chuẩn của độ chệch;
Kết quả ƣớc lƣợng từ 500 mẫu đƣợc tính trung bình kèm độ chệch đƣợc trình bày ở bảng trên cho thấy độ chệch có xuất hiện nhƣng không nhiều và lớn. Vì vậy chúng ta có thể kết luận các ƣớc lƣợng trong mô hình (Hình 3.6) là có thể tin cậy đƣợc.
3.7. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐA NHÓM
Kết quả nghiên cứu ở phần 3.6 cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trƣờng và các giả thuyết đa số đƣợc chấp nhận (ngoại trừ giả thuyết về mối quan hệ giữa “địa điểm đặt tour” với “sự thúc đẩy lựa chọn tour DLST”). Tiếp theo phần này sẽ trình bày phƣơng pháp phân tích đa nhóm và kết quả so sánh mô hình nghiên cứu theo các nhóm khách du lịch. Nghiên cứu
này sử dụng bốn biến phân nhóm, đó là (1) theo giới tính, (2) độ tuổi, (3) thu nhập và (4) quốc tịch để xem xét rằng liệu giữa các nhóm đối tƣợng khách du lịch (quốc tế) khác nhau thì mối quan hệ giữa ý định và sự thúc đẩy lựa chọn đến quyết định lựa chọn tour DLST tại Hội An có khác nhau hay không.
Phƣơng pháp phân tích cấu trúc đa nhóm chỉ đƣợc sử dụng để so sánh mô hình nghiên cứu theo hai nhóm phân biệt, vì vậy các yếu tố nhân khẩu học ban đầu nhƣ đã giới thiệu ở chƣơng 3 đƣợc mã hóa lại thành hai nhóm cơ bản.
Vì giới tính chỉ có hai nhóm là nam và nữ nên đƣợc giữ nguyên.
Độ tuổi ban đầu có 4 nhóm tuổi: Từ 18 – 25, từ 26 – 35, từ 36 – 55, và trên 56; trong đó theo thống kê độ tuổi lựa chọn đi DLST ở Hội An đa phần là lứa tuổi trung niên (từ 36 trở lên) vì vậy, trên cơ sở này biến độ tuổi đƣợc gộp lại thành hai nhóm là trẻ và trung niên nhằm xem xét sự khác biệt nếu có.
Tƣơng tự thu nhập ban đầu gồm 4 nhóm: Thu nhập cao, thu nhập trung bình, thu nhập thấp và không có thu nhập; trên cơ sở này gộp lại thành hai nhóm là nhóm thu nhập cao và nhóm thu nhập thấp bởi vì thƣờng những ngƣời lựa chọn các tour DLST là những ngƣời có thu nhập trung bình trở lên.
Về quốc tịch ban đầu chia thành 4 khu vực: Bắc Mỹ, Đông Á, Châu Âu và các quốc gia khác, nhƣng theo kết quả thống kê điều tra thì đa số khách du lịch lựa chọn tour DLST để đi khi đến Hội An là các quốc tịch đến từ châu Âu nhƣ: Anh, Ý, Hà lan, Pháp,…; còn lại có một số ít đến từ các quốc gia thuộc khu vực Đông Á, Bắc Mỹ và quốc gia khác; trên cơ sở này tiến hành phân chi quốc tịch thành hai nhóm chủ yếu là nhóm quốc tịch Châu Âu và nhóm quốc tịch khác để xem xét sự khác biệt giữa hai nhóm đối tƣợng này.