Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp ở thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 124)

8. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nƣớc

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

3.2.4. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm

trong lĩnh vực nông nghiệp

a. Tăng cường công tác VSTY và KSGM

- Rà soát, xây dựng, sắp xếp các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ theo lộ trình phù hợp theo đúng quy hoạch, kế hoạch. Trong trƣờng hợp cần thiết đề nghị cấp trên điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.

- Kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc danh mục sắp xếp, không có GCN đăng ký kinh doanh, chƣa đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất, chƣa đảm bảo chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra và đột xuất kiểm tra hoạt động giết mổ động vật, kinh doanh sản phẩm động vật, đặc biệt là chấp hành VSTY, vệ sinh ATTP và vệ sinh môi trƣờng tại các điểm giết mổ. Kiên quyết đình chỉ hoạt động nếu có vi phạm.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm những quy định về điều kiện kinh doanh giết mổ và trách nhiệm với cộng đồng, tự giác chấp hành đúng quy định của Nhà nƣớc.

b. Tăng cường công tác quản lý VTNN và ATTP

- Xây dựng kế hoạch và tăng cƣờng tần suất kiểm tra kiểm tra định kỳ 2- 3 lần/năm, công khai cơ sở không bảo đảm ATTP trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để ngƣời dân biết; cập nhật thƣờng xuyên hoạt động SX, KD ở cơ sở để có hƣớng xử lý kịp thời, phù hợp, và xử lý nghiêm theo quy định phát luật trong trƣờng hợp có vi phạm.

- Phối hợp với các ngành cấp trên tổ chức kiểm tra, gắn kết kiểm tra giám sát cảnh báo với kiểm tra, thanh tra xử phạt và kiên quyết xử phạt đối với các cơ sở vi phạm, đặc biệt là việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tồn dƣ thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả, kháng sinh trong thịt gia súc, gia cầm.

- Tổ chức quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi sản phẩm “Quản lý từ ao nuôi đến bàn ăn”, nhằm bảo đảm chất lƣợng vệ sinh ATTP sản phẩm nông sản; Tăng cƣờng vai trò và duy trì thƣờng xuyên hoạt động của Đội liên ngành trên các lĩnh vực chăn nuôi thú y, bảo vệ thực vật.

- Chỉ đạo UBND cấp xã chủ trì, phối hợp để tổ chức quản lý, kiểm tra và cam kết các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo quy định tại Thông tƣ 51/2014/TT-BNNPTNT [4].

- Tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ kinh doanh VTTN, SX, KD các sản phẩm từ động vật những quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh nhằm trách nhiệm với cộng đồng, tự giác chấp hành đúng quy định của Nhà nƣớc.

Bên cạnh đó, thị xã đẩy mạnh công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tập huấn kiến thức về quy trình KSGM và VSTY, chất lƣợng, ATTP cho cơ sở SX, KD và ngƣời tiêu dùng; tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các ngành, các địa phƣơng và giám sát cộng đồng để nhanh chóng phát giác, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm.

3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và bố trí cho công tác QLNN về nông nghiệp

Con ngƣời là nguồn lực quan trọng trong các nguồn lực kinh tế, đóng góp rất lớn vào phát triển KT-XH, đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức. Để công tác QLNN về nông nghiệp đáp ứng với sự thay đổi, các vấn đế phát sinh trong tình hình mới của ngành nông nghiệp thị xã, thị xã Điện Bàn cần quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và có sự bố trí cán bộ phù hợp cho công tác QLNN về nông nghiệp.

Bố trí nhân lực cho công tác QLNN về nông nghiệp

- Thị xã Điện Bàn cần rà soát, tổng hợp đội ngũ CBCCVC không đạt tiêu chuẩn theo quy định, CBCCVC đạt chuẩn về trình độ nhƣng có độ tuổi cao, năng lực hạn chế chƣa đủ điều kiện nghỉ hƣu để xem xét từng trƣờng hợp cụ thể; Bố trí ngƣời và quy hoạch lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị thuộc ngành nông nghiệp phải là ngƣời có năng lực lãnh đạo quản lý tốt, có trình độ chuyên môn sâu, có tâm huyết và kinh nghiệm thực tiễn trong SXNN. Đặc biệt, ƣu tiên bố trí cán bộ trẻ, cán bộ thuộc Đề án 500 của UBND tỉnh Quảng Nam [47] về các xã, phƣờng nhận nhiệm vụ chuyên trách nông nghiệp nhằm trẻ hóa cán bộ và có khả năng thích ứng cao với sự đổi mới của công tác quản lý ngành nông nghiệp trong tình hình hiện nay.

- Nâng cao chất lƣợng công chức từ khâu tuyển dụng, trên cơ sở điều kiện, tiêu chuẩn đƣợc xây dựng rõ ràng, làm cơ sở cho việc tổ chức tuyển dụng/thi tuyển công chức.

- Trƣớc mắt, thị xã cần chủ động bố trí nhân lực cho hoạt động quản lý lĩnh vực kiểm tra chất lƣợng VTTN và an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản hiện ngƣời dân đang rất quan tâm. Về lâu dài, có kế hoạch và ƣu tiên tăng cƣờng cán bộ kỹ thuật và nâng cao năng lực hoạt động cho hệ thống bảo vệ

thực vật, thú y, quản lý chất lƣợng nông lâm thủy sản,… chú trọng xây dựng mạng lƣới cộng tác viên cơ sở.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Tổ chức thực hiện tốt quy chế quản lý, tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật và hiệu lực, hiệu quả QLNN cho các cơ quan chuyên môn từ thị xã đến xã, phƣờng.

- Thị xã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng CBCCVC, trong đó gắn với công tác quy hoạch cán bộ của ngành nhằm góp phần chủ động tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảm bảo tính kế thừa, phát triển, đáp ứng nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài.

- Hằng năm tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng QLNN và chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ QLNN lĩnh vực nông nghiệp, với các nội dung: Thực thi các quy hoạch, kế hoạch, quy định theo luật, cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc; Kiểm tra, giám sát chuyên ngành và nghiệp vụ xử lý vi phạm theo quy định; Phân tích, xử lý những thông tin từ thị trƣờng và đƣa ra những dự báo chính xác cho ngƣời nông dân, ngƣời SX, KD trong lĩnh vực nông nghiệp.

3.3.MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 3.3.1. Đối với Trung ƣơng 3.3.1. Đối với Trung ƣơng

- Rà soát các quy định, phân cấp triệt để và quy định rõ trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ QLNN về nông nghiệp cho các đơn vị và địa phƣơng quản lý

- Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra chuyên ngành nông nghiệp, tổ chức kiểm tra, giám sát công vụ, chấn chỉnh kịp thời việc thực thi nhiệm vụ của công chức.

- Nâng cao năng lực hệ thống thông tin thị trƣờng; phát triển nghiên cứu và dự báo cung cầu, quy mô và đặc điểm của từng loại thị trƣờng, cung cấp kịp thời cho các địa phƣơng, doanh nghiệp và ngƣời dân điều chỉnh sản xuất

phù hợp; tố chức các hoạt động kết nối cung cầu, kết nối giữa vùng sản xuất với hệ thống phân phối; kết nối giữa thị trƣờng trong nƣớc với quốc tế.

- Sớm ban hành cơ chế, chính sách về xã hội hóa việc cung ứng dịch vụ công trong nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch.

3.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Nam

- Triển khai thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật về ngành nông nghiệp; Ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, phân công, phân cấp, phân quyền rõ ràng, cụ thể nhằm tăng cƣờng hiệu lực QLNN đối với mỗi cấp, đặc biệt là quy chế phối hợp quản lý, hoạt động và chế độ thông tin báo cáo giữa UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị ngành nông nghiệp trực thuộc tỉnh đóng trên địa bàn cấp huyện.

- Đối với ngành nông nghiệp, có hai vấn đề lớn đang bức xúc hiện nay và là “đƣợc mùa, mất giá” lặp đi lặp lại với những cuộc giải cứu của Chính phủ và vấn đề về ATTP. Nhằm tăng cƣờng công tác QLNN để giải quyết điều này, luận văn kiến nghị, đề xuất đối với tỉnh nhƣ sau:

+ Tỉnh ƣu tiên bố trí ngân sách để thực hiện công tác thông tin, dự báo thị trƣờng nhằm đảm bảo đủ nhiều dữ liệu thông tin căn bản về thị trƣờng và các ngành hàng, và bố trí có cán bộ chuyên trách có năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo dõi diễn biến, các biến động của thị trƣờng để phân tích, dự báo thị trƣờng nông sản trên địa bàn.

+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm rút ngắn thời gian, đơn giản hóa các thủ tục để đầu tƣ dự án, nhất là trong lĩnh vực đất đai, môi trƣờng theo hƣớng hỗ trợ nhà đầu tƣ có năng lực, có công nghệ cao, bảo đảm yêu cầu về môi trƣờng. Từ đó sớm ban hành quyết định chấp thuận, cấp giấy phép đầu tƣ và giao mặt bằng cho các chủ dự án để đảm bảo tiến độ cam kết trong quyết định chủ trƣơng đầu tƣ.

+ Có cơ chế, chính sách hỗ trợ địa phƣơng xây dựng quy hoạch các khu đất nông nghiệp tập trung, có diện tích lớn để thu hút các nhà đầu tƣ có năng lực, đặc biệt có ứng dụng công nghệ cao và thuận lợi trong công tác QLNN.

+ Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách đủ mạnh và hấp dẫn các chủ thể SX, KD để việc triển khai có sự hƣởng ứng cao và đồng thuận tham gia của các đối tƣợng của chính sách.

+ Nghiên cứu, sớm ban hành các quy định về vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền các địa phƣơng trong QLNN với các cơ sở vì vai trò của chính quyền địa phƣơng là cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp thông tin, giám sát, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm vệ sinh ATTP. Đồng thời kiến nghị với các cơ quan chức năng ở Trung ƣơng xem xét, bổ sung các biện pháp xử lý nghiêm, kiên quyết rút giấy phép kinh doanh với các cơ sở vi phạm vệ sinh ATTP.

+ Xây dựng trang thông tin, hệ thống Quản lý Chất lƣợng TCVN ISO 9001-2008, phần mềm quản lý dữ liệu, tiếp nhận xử lý các thông tin và cảnh báo về ATTP nông sản; Áp dụng phƣơng thức quản lý mới theo các chuẩn mực quốc tế trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm quy định về vệ sinh ATTP.

+ Hỗ trợ cơ sở SX, KD sản phẩm nông lâm thủy sản áp dụng hệ thống Quản lý Chất lƣợng ATTP tiên tiến (ISO 22000, HACCP, GMP, VietGAP...).

+ Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lƣợng cho cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã; Bố trí 01 biên chế cán bộ chuyên trách lĩnh vực quản lý chất lƣợng nông sản và trang bị các dụng cụ kiểm tra nhanh cho Phòng Kinh tế để chủ động trong công tác kiểm tra.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Với xu hƣớng thay đổi hiện nay của ngành nông nghiệp cũng nhƣ định hƣớng của thị xã trong thời gian đến, thị xã Điện Bàn cần phải có giải pháp để nâng cao hơn nữa công tác QLNN. Chƣơng 3 đã tập trung đề xuất những giải pháp cho thị xã, trong đó, chủ yếu về công tác quy hoạch, kế hoạch của ngành phải có sự tham gia của ngƣời dân, phải dựa trên dự báo chính xác về thị trƣờng, cũng nhƣ phải tạo thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến thị trƣờng, và gắn với thích ứng biến đổi khí hậu, bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất các giải pháp nâng cao các nội dung về triển khai, thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, chính sách, đề án,…; tăng cƣờng kiểm tra, giám sát và xử phạt các vi phạm trong hoạt động SX, KD; nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCCVC, có sự bố trí phù hợp và tăng cƣờng trang thiết bị phục vụ công tác QLNN về nông nghiệp; nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia hoạt động SX, KD. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốt công tác QLNN về nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn, cũng nhƣ cần có sự hỗ trợ từ phía Trung ƣơng, tỉnh Quảng Nam để giải pháp đƣa ra tăng tính khả thi, thì Chƣơng này đã có những đề xuất, kiến nghị; đối với Trung ƣơng, luận văn đã tập trung có đề xuất về tạo hành lang pháp lý nhằm tăng hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý cho cấp huyện; đối với tỉnh Quảng Nam, kiến nghị chủ yếu tập trung vào cơ chế phối hợp tăng cƣờng thông tin giữa cấp huyện và cấp tỉnh, tạo sức hấp dẫn mạnh để thu hút sự tham gia của ngƣời dân, các tổ chức, cũng nhƣ bố trí về con ngƣời thực hiện nhiệm vụ, tăng cƣờng sự hỗ trợ cho các chủ thể tham gia hoạt động SX, KD lĩnh vực nông nghiệp nhƣ nâng cao nhận thức, hỗ trợ phát triển sản xuất,…

KẾT LUẬN

Điện Bàn là một thị xã đang trong quá trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nên, cùng với những thuận lợi của nền kinh tế thị trƣờng và quá trình hội nhập sâu rộng, công tác QLNN về nông nghiệp ở thị xã đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cũng nhƣ chịu nhiều tác động từ những yếu tố của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội; bên cạnh đó, phạm vi, đối tƣợng quản lý của nhà nƣớc đối với nông nghiệp vừa rộng vừa có quan hệ với các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, làm tăng thêm sự phức tạp trong công tác quản lý ngành.

Vì vậy, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, định hƣớng và nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, đòi hỏi công tác QLNN của chính quyền thị xã Điện Bàn về lĩnh vực nông nghiệp phải đƣợc hoàn thiện, nâng cao hơn nữa, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp nêu trên phải triệt để và có hiệu quả; đồng thời, không ngừng cải tiến công tác QLNN đối với nông nghiệp trên địa bàn thị xã và có sự chuẩn bị từng bƣớc các nguồn lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của phát triển nông nghiệp.

Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng hợp, luận văn đã làm sáng tỏ đƣợc một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện công tác QLNN về nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Luận văn đã tập trung giải quyết một số nội dung sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá một số nội dung về nông nghiệp, QLNN và các nhân tố tác động trong QLNN đối với nông nghiệp của chính quyền cấp huyện. Đánh giá công tác QLNN về nông nghiệp hai địa phƣơng đạt nhiều thành tựu QLNN về nông nghiệp là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bình Định để rút ra bài học kinh nghiệm cho thị xã Điện Bàn về QLNN trong nông nghiệp.

Thứ hai, đánh giá tổng quan tình hình QLNN về nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn. Phân tích thực trạng QLNN về nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn, xác định những kết quả đạt đƣợc, nguyên nhân và những hạn chế trong QLNN đối với nông nghiệp trên địa bàn thị xã.

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác QLNN; dự báo xu hƣớng thay đổi về nông nghiệp và quan điểm, phƣơng hƣớng QLNN của thị xã trong thời gian đến, luận văn đề xuất một hệ thống giải pháp cơ bản và thiết yếu để hoàn thiện công tác QLNN đối với nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn trong thời gian tới.

Mặc dù đã cố gắng bám sát phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu, song nội dung của luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ dẫn của các nhà khoa học, các chuyên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp ở thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)