Khái niệm quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣời dân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho ngư dân ven biển trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 28 - 34)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐ

1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣời dân

a. Khái niệm quản lý nhà nước

Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nƣớc, tập 1, trang 407: “Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nƣớc đối

với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”.

- Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: QLNN là hoạt động của toàn bộ máy nhà nƣớc từ cơ quan quyền lực nhà nƣớc (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp); các cơ quan hành chính nhà nƣớc (Chính phủ, các Bộ, Uỷ ban hành chính nhà nƣớc); cơ quan kiểm soát (Viện Kiểm soát nhân dân tối cao và các Viện Kiểm soát nhân dân các cấp)… (Sổ tay thuật ngữ pháp lý chuyên dụng, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1996). Nhƣ vậy, có thể hiểu quản lý nhà nƣớc theo nghĩa bao quát là chức năng tổng thể bộ máy nhà nƣớc với tƣ cách là một tổ chức quyền lực và mang tính chất pháp quyền, là tổ chức công quyền quản lý toàn bộ xã hội bằng các hoạt động lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.

- Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp: QLNN không bao gồm hoạt động lập pháp và tƣ pháp của nhà nƣớc, mà đó là hoạt động điều hành công việc hằng ngày của quyền hành pháp và của hệ thống tổ chức hành chính. Quản lý nhà nƣớc là hoạt động của riêng hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc: Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở phòng ban chuyên môn… (Sổ tay thuật ngữ pháp lý chuyên dụng, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1996).

Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu các khái niệm về QLNN chúng ta có thể đƣa ra một khái niệm chung nhất về quản lý nhà nƣớc: QLNN là sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực của Nhà nƣớc, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tƣợng quản lý nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nƣớc trên cơ sở pháp luật, đây là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội. QLNN đƣợc xem là một hoạt động chức năng của nhà nƣớc trong quản lý các lĩnh vực trong nền kinh tế xã hội, văn hóa, môi trƣờng an

ninh trật tự xã hội kể cả liên quan đến hoạt động động đối ngoại. QLNN bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tƣợng bị quản lý và vấn đề tƣ pháp đối với đối tƣợng quản lý cần thiết của Nhà nƣớc. Hoạt động QLNN chủ yếu và trƣớc hết đƣợc thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nƣớc, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu đƣợc nhà nƣớc uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.

b. Khái niệm quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân

Hiện nay có rất nhiều khái niệm quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣời dân dƣới những góc độ khác nhau, cụ thể nhƣ:

- Trong giáo trình Kinh tế - Lao động của Đại học Kinh tế quốc dân, xuất bản năm 2000: “QLNN về giải quyết việc làm cho ngƣời dân là quá trình Nhà nƣớc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình để định hƣớng, hƣớng dẫn cho ngƣời dân trong việc đào tạo ngành nghề cũng nhƣ tuyên truyền nhận thức của ngƣời dân đối với vấn đề giải quyết việc làm. Bất kể Nhà nƣớc nào cũng quan tâm đến nội dung trên và đều hƣớng tới mục đích là ngƣời dân ai cũng có việc làm, nâng cao đời sống, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển”.

- Trong giáo trình Hành chính học Quốc gia Hồ Chí Minh và sử dụng nguồn nhân lực, xuất bản năm 2015 đã đƣa ra khái niệm : “QLNN về giải quyết việc làm cho ngƣời dân là một quá trình đòi hỏi Nhà nƣớc phải có nhiệm vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế, định hƣớng nghề nghiệp cho ngƣời dân trên cơ sở năng lực, sở trƣờng của từng ngƣời nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển đất nƣớc”.

- Trong giáo trình về đào tạo và giải quyết việc làm cho ngƣời dân của Đại học công đoàn, xuất bản năm 2014 cũng đã nêu: “QLNN về giải quyết việc làm cho ngƣời dân thực chất là Nhà nƣớc với vai trò, trách nhiệm, thực hiện chức

năng của mình thực hiện các biện pháp về kinh tế - xã hội tạo việc làm cho ngƣời lao động”.

Từ những lập luận trên nhìn chung đều thống nhất cho rằng: QLNN về giải quyết việc làm cho ngƣời dân là một quá trình tác động của Nhà nƣớc đến các đối tƣợng trong độ tuổi lao động và sắp đến tuổi lao động nhằm định hƣớng, hƣớng dẫn, hỗ trợ cho các đối tƣợng tìm đƣợc việc làm phù hợp, khắc phục tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm, ổn định đời sống nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, thúc đẩy phát triển nền kinh tế thế giới thông qua các phƣơng pháp quản lý và các chính sách Nhà nƣớc ban hành, thực hiện. nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm có nhiều nội dung khác nhau, trong đó vấn đề hình thành thị trƣờng lao động việc làm đều đƣợc bất kỳ nhà nƣớc nào quan tâm gắn và luôn với đào tạo nghề, giới thiệu việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời lao động cần tìm việc làm và ngƣời sử dụng lao động có nhu cầu. Do đó, khi xem xét cơ chế giải quyết việc làm cần chú ý đến ba chủ thể chính là: ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và Nhà nƣớc.

+ Về phía người lao động: Khi tiến hành hoạt động lao động để duy trì, đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình thì ngƣời lao động phải có sức khoẻ, trình độ… Muốn vậy ngƣời lao động phái có sự đầu tƣ cho bản thân về thời gian và tiềm lực để nâng cao sức khoẻ, đầu tƣ cho giáo dục…

+ Về phía người sử dụng lao động: Bao gồm các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, xí nghiệp,… là những nơi tạo ra việc làm, sử dụng lao động cho quá trình hoạt động sản xuất, duy trì ổn định chỗ làm việc thông qua quá trình thu hút ngƣời lao động vào việc làm. Muốn vậy, ngƣời sử dụng lao động phải có vốn, nắm đƣợc khoa học kỹ thuật có kiến thức kinh nghiệm, tổ chức quản lý phải tìm đƣợc đầu vào cũng nhƣ đầu ra cho sản phẩm mình.

+ Về phía Nhà nước: Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trƣờng thuận lợi để việc làm hình thành, ổn định và phát triển thông qua

hàng loạt các chính sách, pháp luật nhƣ: chính sách khuyến khích đầu tƣ, bảo hộ lao động, giáo dục đào tạo, y tế; chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

+ Chính sách giải quyết việc làm: Là chính sách hƣớng tới việc khẳng định ngƣời dân quyền có việc làm, quyền đƣợc làm ở những lĩnh vực khách nhau và khả năng lao động của mỗi ngƣời đƣợc phát huy nhất.

Thực chất chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời dân là hệ thống các biện pháp có tác động mở rộng để lực lƣợng lao động toàn xã hội tiếp cận đƣợc việc làm. Có thể hiểu chính sách giải quyết việc làm là chính sách xã hội, sự cụ thể hoá pháp luật của Nhà nƣớc trên lĩnh vực lao động – việc làm, là hệ thống các quan điểm, chủ trƣơng phƣơng hƣớng, biện pháp giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nhằm góp phần an toàn và phát triển xã hội.

Chính sách giải quyết việc làm liên quan trực tiếp đến mọi mặt của đời sống, là yếu tố đảm bảo để con ngƣời phát triển, phát huy đƣợc khả năng của mình. Vì vậy, đây đƣợc coi là chính sách cơ bản của mọi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình phát triển thị trƣờng Đảng và Nhà nƣớc ta rất coi trọng vai trò của chính sách giải quyết việc làm trong việc hoạch định, triển khai các chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣời dân

a. Về mặt kinh tế

QLNN về giải quyết việc làm cho ngƣời dân là giải pháp có tính chiến lƣợc để phát triển kinh tế - xã hội đối với một quốc gia. Giải quyết tốt vấn đề việc làm là một trong những nhân tố đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, có mức tăng trƣởng cao, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời lao động.

Giải quyết việc làm và thực hiện chiến lƣợc việc làm nhằm nâng cao khả năng phản ứng và điều chỉnh tình hình kinh tế. Đồng thời nâng cao khả năng đổi

mới và sáng tạo trong nội tại nền kinh tế. Nâng cao tính linh hoạt về thời gian lao động, tiền công, chi phí, nhân lực, đảm bảo an toàn lao động, hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác.

QLNN về giải quyết việc làm cho ngƣời dân chính là giải quyết đầu vào cho quá trình sản xuất sức lao động, chỉ đƣợc sử dụng hiệu quả khi giải quyết việc làm đầy đủ cho ngƣời lao động.

b. Về mặt xã hội

Giải quyết việc làm sẽ tạo điều kiện cho ngƣời lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó chính là quyền đƣợc làm việc. Thông qua việc làm, con ngƣời thể hiện quyền đƣợc sống, quyền đƣợc làm việc và quyền đƣợc mƣu cầu hạnh phúc.

Chính sách giải quyết việc làm là một công cụ của Đảng và Nhà nƣớc ta nhằm giải quyết và điều chỉnh các vấn đề xã hội nhƣ: phát huy khả năng sáng tạo của con ngƣời, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho họ, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội mà trƣớc hết là bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội.

Giải quyết việc làm cho ngƣời dân không chỉ có nhiệm vụ của Nhà nƣớc mà còn là trách nhiệm của xã hội, của các cơ quan doanh nghiệp và ngay cả bản thân ngƣời lao động. Hiện nay, các chính sách của Nhà nƣớc luôn quan tâm chú trọng đến tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các chƣơng trình, chính sách hỗ trợ tới tận hộ gia đình, các cá nhân sẵn sàng làm việc. Chính sách nhà nƣớc tác động toàn diện đến vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời dân. Bên cạnh đó, các chƣơng trình quốc gia, các chiến lƣợc phát triển, các hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp tác động trực tiếp đến giải quyết việc làm cho ngƣời dân nhƣ đào tạo nguồn lao động, tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động phù hợp với năng lực và yêu cầu.

Khi Nhà nƣớc đã tạo việc làm cho ngƣời lao động và NLĐ thực sự có thu nhập là điều kiện để thúc đẩy văn hóa phát triển, nâng cao trình độ dân trí cũng nhƣ bảo vệ văn hóa dân tộc. Thực tế cho thấy khi ngƣời dân có thu nhập thì họ sẽ góp phần làm lành mạnh nền văn hóa cũng nhƣ thuần phong mỹ tục, xây dựng văn hóa mới lối sống văn minh hiện đại.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho ngư dân ven biển trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)